Sinh viên lừa cha mẹ ‘đi du học’, lấy mấy trăm triệu nghi đi bán hàng đa cấp
Sinh viên nói với gia đình là có học bổng du học và xin thêm số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng để làm hồ sơ, sau đó ‘biến mất’, nghi đi bán hàng đa cấp.
Đó là tình cảnh của nhiều phụ huynh có con học tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đang gặp phải. Điều khiến phụ huynh lo lắng hơn là hiện họ vẫn không liên lạc được với con, không biết con mình đang ở đâu.
Nhận “ học bổng khủng” nhưng phải… bảo mật thông tin
Ngày 21-10, bà N.T.L. (Bình Thuận) phản ảnh với Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM việc nhiều ngày qua bà không liên lạc được với con, trước đó là sinh viên K19 khoa điện điện tử.
Đồng thời, bà L. cho biết khoảng cuối tháng 9-2019, con trai bà về nhà và báo tin vừa trúng tuyển chương trình “học bổng khủng” du học Canada trị giá 80.000 USD/4 năm, trong khi học phí thực tế của chương trình gần 100.000 USD/năm, nên sinh viên phải đóng khoản chênh lệch hơn 18.000 USD. Do vậy, con bà xin thêm hơn 400 triệu đồng để làm hồ sơ đi học nước ngoài.
“Tìm hiểu thông tin về chương trình học bổng này, tôi thấy đúng là có nhưng việc con có trúng tuyển chương trình học bổng này hay không tôi không kiểm tra được. Con tôi có mang thư của trường đề cử nhận học bổng, nhưng không cho tôi mượn giấy tờ để kiểm tra vì nói thông tin bảo mật.
Tôi chạy khắp nơi mượn tiền gom chỉ được 110 triệu đồng chuyển vào tài khoản của con để làm thủ tục visa. Sau đó, nó bảo chỉ kéo dài thời gian làm visa thêm được ba ngày nên yêu cầu tôi phải có đủ 420 triệu đồng…” – bà L. kể.
Sau khi chuyển tiền, bà L. mới gọi điện thoại vào hỏi nhà trường thì biết tại trường không có thông tin về chương trình học này. Bà liên lạc với ngân hàng để yêu cầu đóng tài khoản, nhưng khi kiểm tra thấy toàn bộ số tiền đã bị rút sạch.
Bà L. nhiều lần gọi điện, nhắn tin cho con trai nhưng không được. Vài ngày sau, con bà gọi cho bà qua Zalo báo: “Con xin lỗi mẹ và xin mượn số tiền này để đi tạo dựng tương lai” nhưng không biết con mình hiện ở đâu, làm gì và có an toàn hay không.
Bà L. nói sẽ báo công an vì lo lắng thì con bà nhắn lại: “Làm như vậy sẽ không bao giờ gặp lại con nữa. Mẹ muốn cả nhà mình chết hay sao?”.
Nghi sinh viên dính bẫy tiền ảo, bán hàng đa cấp
Giảng viên khoa đào tạo chất lượng cao cho biết có một số trường hợp tương tự như sinh viên trên và dự đoán có thể sinh viên bị dụ dỗ, bỏ học theo kinh doanh đa cấp hay vay tiền chơi cờ bạc… Trong khi đó, nhiều giảng viên khác của trường cũng cho hay hiện đang có các nhóm người lôi kéo sinh viên tham gia chơi tiền ảo.
ThS Nguyễn Thị Thủy – cán bộ Trung tâm dịch vụ sinh viên cho trường – chia sẻ: “Rất nhiều sinh viên tham gia và nhiều gia đình điêu đứng vì con bỏ bê học hành, tiền cũng mất luôn. Có hai trường hợp sinh viên tôi giúp đỡ được vì biết phụ huynh của hai bạn này. Sau khi thoát ra được thì các bạn nói là như bị bỏ bùa, không điều khiển được mình”.
Theo TS Nguyễn Văn Long Giang – phó trưởng khoa đào tạo chất lượng cao, trước đó tại khoa này đã xảy ra trường hợp tương tự: một sinh viên nữ quê ở Đồng Tháp đã nói dối gia đình chuyển hơn 300 triệu đồng để đi du học.
Video đang HOT
Sinh viên này đã làm giả giấy tờ của Trung tâm hợp tác đào tạo quốc tế nhà trường thông báo đóng tiền các chương trình du học – liên kết với một ĐH ở Anh với địa chỉ liên hệ, tên người quản lý chương trình và số điện thoại giả mạo. Phụ huynh sinh viên đã gọi điện thoại kiểm tra và được báo là sinh viên được nhận học bổng chỉ phải đóng học phí 50%!
Theo lãnh đạo nhà trường, nhiều khả năng có một nhóm người chuyên làm giả giấy tờ theo cách này để lừa đảo và dụ dỗ sinh viên. Ở trường hợp này, gia đình đã liên hệ nhiều lần với người liên hệ để được tư vấn, cuối cùng quyết định chuyển hơn 300 triệu đồng vào tài khoản của sinh viên để đóng tiền học.
Sau đó, gia đình nghi ngờ nên lên trường hỏi trực tiếp, phát hiện không đúng, báo ngân hàng đóng tài khoản sinh viên, gọi cho người liên hệ nhưng không liên lạc được, gọi cho sinh viên thì tắt máy. Tài khoản của sinh viên thì không còn tiền. Gia đình đã báo công an, cung cấp hết giấy tờ và báo sinh viên mất tích.
“Cách đây mấy tháng, gia đình cũng gọi lên hỏi sinh viên có đi học, đi thi không nhưng sinh viên này đã nghỉ học. Gia đình có nhắn tin qua lại được với sinh viên nhưng không biết đang ở đâu. Thông qua một số nguồn tin, gia đình đoán là sinh viên đang bán hàng đa cấp” – ông Đặng Hữu Khanh, phó phòng tuyển sinh và công tác sinh viên nhà trường, cho biết thêm.
Chưa ngăn chặn được
PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng nhà trường – cho biết: “Năm trước ở trường cũng đã xảy ra một vài trường hợp tương tự. Chúng tôi đã ra thông cáo báo chí là không có chương trình liên kết như vậy.
Qua các sự việc trên, có thể thấy việc lừa gia đình đóng tiền du học đã xảy ra thường xuyên. Có thể có nhóm người lừa sinh viên vào đường dây bán hàng đa cấp và chuẩn bị kịch bản giống nhau như vậy. Nhà trường cũng đã làm một số biện pháp, nhưng có vẻ không ngăn chặn được việc này”.
Theo saostar
Cựu sinh viên học Ngoại Thương từ chối offer của Facebook, đạt nhiều học bổng thạc sĩ lớn ở Châu Âu
Sở hữu nụ cười thân thiện cùng với bảng thành tích nổi trội, chàng cựu sinh viên Ngoại Thương Hà Nội - Trần Đình Đức đã đặt được những thành công nhất định khi giờ đây có cuộc sống ổn định và công việc đáng mơ ước tại Thụy Điển.
Đã là 'con nhà người ta' ngay từ khi còn là sinh viên
Trần Đình Đức (26 tuổi) từng là một trong những cựu sinh viên xuất sắc của Đại học Ngoại Thương. Sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng, chàng trai trẻ đã nuôi giấc mơ đến Châu Âu với mong muốn được nhận học bổng du học từ các trường đại học danh tiếng.
Trần Đình Đức từng là cựu sinh viên Đại học Ngoại Thương
Ngày cầm trên tay tấm bằng cử nhân ngành Kinh Tế Đối Ngoại đại học Ngoại Thương, Đức loay hoay đứng giữa nhiều lựa chọn khi chưa xác định được đam mê của bản thân. Cậu bạn từng nghĩ sẽ apply vào các chương trình Management Trainee của các tập đoàn lớn, đi theo một hành trình vạch sẵn với một công việc ổn định như bao bạn bè cùng trang lứa.
Thế nhưng, mọi việc bỗng chuyển 180 độ khi Đình Đức gặp được những người anh, người chị và được lắng nghe họ kể về quá trình học và trải nghiệm bên trời Tây. Đức bắt đầu nung nấu giấc mơ du học và thường xuyên tham gia những diễn đàn, đọc những blog liên quan để tìm hiểu, mường tượng cuộc sống thú vị tại những vùng đất mới.
Bước ngoặt đến với chàng cựu sinh viên ĐH Ngoại Thương khi cậu bạn quyết định xin nghỉ việc để có thời gian tự tìm học bổng, tự lo hồ sơ, tự ôn luyện và thi IELTS, GMAT: 'Quá trình săn học bổng của mình diễn ra cũng khá chật vật khi mình quyết định phải nghỉ công việc đang làm ở Việt Nam để tự ở nhà ôn luyện các kì thi IELTS, GMAT, phải tự tìm tòi các trường, các nguồn học bổng và tự chuẩn bị hồ sơ vì lúc đó mình không có nhiều tiền để đăng ký dịch vị tư vấn du học'.
Đức có kinh nghiệm làm việc và internship ở các tập đoàn lớn như EY Việt Nam, Uber Việt Nam, trụ sở toàn cầu của Booking.com ở Hà Lan
Trần Đình Đức còn có lợi thế lớn khi đạt được vô số thành tích ngay khi còn là sinh viên tại Đại học Ngoại Thương. Cậu bạn từng là Phó Chủ Tịch kiêm Trưởng Ban Đối Ngoại của CLB Tiếng Anh trường ĐH Ngoại Thương, thành viên hỗ trợ dự án của United Nation Volunteers ở Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.
Đáng nói hơn, Đức cũng là một trong những đại diện trẻ được chọn để tham dự buổi toạ đàm về Kinh Tế và Biến Đổi Khí Hậu với Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới Jim Yong Kim khi ông sang thăm Việt Nam vào năm 2014.
Tốt nghiệp xuất sắc hai bằng thạc sĩ khi mới 25 tuổi
Nhờ nền tảng học thuật vững chắc, sự nỗ lực trong các hoạt động văn hóa và công tác xã hội tiêu biểu, cùng khát vọng của chàng trai trẻ Việt Nam khi muốn vươn ra 'biển lớn', Đức đã gặt được những trái ngọt đầu tiên sau quá trình vỏn vẹn chỉ 2,5 tháng.
Cậu bạn đã xuất sắc giành nhiều học bổng lớn bậc thạc sĩ từ các trường đại học danh tiếng như học bổng toàn phần Erasmus Mundus (GLOCAL) trị giá hơn 50000 Euro học ở các trường đối tác như University of Glasgow (UK), University of Barcelona (Tây Ban Nha), và University of Gttingen (Đức), Erasmus University Rotterdam (Hà Lan), học bổng từ trường kinh doanh HEC Paris (Pháp), học bổng trường Đại học Amsterdam cùng Holland Scholarship (Hà Lan), học bổng Đại học Bocconi (Italy) và học bổng Đại học Melbourne (Australia)...
'Kết quả khiến mình cũng bất ngờ và vỡ oà vì có nhiều học bổng tốt nên để mà đi đến quyết định chọn trường nào cũng khá khó khăn vì mỗi sự lựa chọn đều có ưu nhược điểm riêng' - Đức bày tỏ
HEC Paris (Pháp) là ngôi trường đứng thứ 11 thế giới ở bảng xếp hạng đại học ngành Business và Management của QS năm 2019
Đức chia sẻ, cậu bạn chọn theo học ở Amsterdam Hà Lan vì đối với Đức, đó là một đất nước thanh bình, hầu hết mọi người đều nói được tiếng Anh, nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên quốc tế, chương trình học tốt mà thời gian học ngắn hạn, gói gọn chỉ trong vòng 1 năm. Trước khi tốt nghiệp ở Amsterdam - Hà Lan, Đức nhận được thư mời thực tập ở trụ sở toàn cầu của Booking.com ở Hà Lan.
Đến khi nhận được offer chính thức sau khi thực tập, Đức tiếp tục nhận được thư mời học cùng học bổng HEC Paris và quyết định học tiếp một bằng thạc sĩ nữa tại ngôi trường này. Đây là ngôi trường đứng thứ 11 thế giới ở bảng xếp hạng đại học ngành Business và Management của QS năm 2019.
Đức tốt nghiệp với tấm bằng thạc sỹ xuất sắc tại cả 2 ngôi trường danh giá HEC Paris và Holland Scholarship
Từ chối Facebook, quyết định đi làm ở Bắc Âu
Sau hơn 2 năm miệt mài trên giảng đường ở Châu Âu, Đức học được nhiều thứ, đi qua nhiều nước, trải nghiệm được nhiều thứ mới mẻ. 3 tháng trước khi tốt nghiệp thạc sĩ tại HEC Paris, Đức đã từng từ chối job offer của công việc đáng mơ ước ở Facebook trụ sở Châu Á Thái Bình Dương tại Singapore.
9x quyết định sẽ dừng chân tại Thụy Điển và đầu quân cho trụ sở toàn cầu của tập đoàn H&M ở thủ đô Stockholm và làm công việc bản thân thực sự yêu thích. Đây là tập đoàn lớn thứ hai thế giới về thời trang với mạng lưới kinh doanh lớn mạnh hoạt động tại hơn 70 quốc gia trên thế giới.
Đức hiện đang là quản lý chiến lược kinh doanh cho trụ sở toàn cầu của H&M ở Stockholm Thuỵ Điển
Trong quá trình làm việc ở các tập đoàn đa quốc gia, Đức được trực tiếp tiếp xúc sự khác biệt về văn hoá giữa Hà Lan, Thụy Điển và Việt Nam. Theo như Đức chia sẻ cảm nghĩ về môi trường làm việc:
'Cá nhân mình nghĩ ở Châu Âu hay Việt Nam đều có những cái hay riêng. Cái mình thích ở môi trường ở Bắc Âu cách họ cân bằng cuộc sống. Ở đây họ luôn làm việc 1 cách thật sự có năng suất, tập trung cao độ và vô cùng hiệu quả. Làm việc xong đúng 4-5h chiều là về chứ không bao giờ ở lại quá lâu sau đó. Họ muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, bạn bè, những thú vui khác của cá nhân'.
Cậu bạn thường nghe nhạc pop ballard, chơi piano vào cuối tuần và bầu bạn cùng chú chó Retriever
Mỗi vùng đất cậu bạn đi qua đều để lại những trải nghiệm thú vị
Châm ngôn yêu thích của Đức là 'What doesn't kill you makes you stronger' (Điều gì không khuất phục được bạn, nó khiến bạn mạnh mẽ hơn). Đó cũng chính là điều cậu bạn muốn gửi lời nhắn nhủ tới những ai còn đang loay hoay đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời.
'Hãy uôn chịu khó học hỏi tìm tòi, luôn tự đặt câu hỏi tại sao, và không ngừng trau dồi những kiến thức mới. Những kinh nghiệm hay những bài học sau mỗi sai lầm, vấp ngã sẽ là đòn bẩy để bạn vươn xa hơn'.
Theo baodatviet
Nam sinh trường Đại học kinh tế TPHCM điển trai, cool ngầu tới mức khiến hội chị em chỉ muốn đổ xô vào trường nhập học Trong bộ ảnh mới nhất về series cực phẩm trường Đại học được đăng tải cách đây ít giờ, nam sinh 9x trường kinh tế bất ngờ nhận về cơn bão like và xin info từ cư dân mạng bởi vẻ điển trai khó cưỡng. Mới đây, bài đăng của một fanpage lớn về trai đẹp trên mạng xã hội đã nhanh chóng...