Sinh viên lần đầu xa nhà: ‘Chợ chiều chưa rẻ bằng chợ tối’
Thời sinh viên luôn có nhiều kỷ niệm, nhưng có lẽ những ngày đầu xa nhà, xa quê lên thành phố học tập là khoảng thời gian đáng nhớ nhất với mỗi người.
Tân sinh viên làm thủ tục nhận chỗ ở tại ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM năm học 2019-2020 – Lê Thanh
Lạ lẫm và choáng ngợp trước Sài Gòn
Có những câu chuyện, hình ảnh, kỷ niệm đẹp về một thời sinh viên không bao giờ phai mờ trong tâm trí của nhiều người. Anh Võ Đình Thành, cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ: “Từ vùng quê nghèo của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi vào TP.HCM học tập những ngày đầu thời tân sinh viên niên khóa 1997-2001. Lúc ấy, tôi cảm thấy mọi thứ đều lạ lẫm và hơi choáng ngợp trước một Sài Gòn rộng lớn”.
Anh Thành kể: “Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không dám ăn cơm tiệm nên mỗi ngày tôi phải đi chợ để tự nấu cơm ăn. Người ta thường hay nói ‘rẻ như chợ chiều’, nhưng với tôi chợ chiều cũng chưa rẻ mà phải là chợ tối. Vì vậy, để mua được đồ ăn rẻ thì ngày ấy tôi thường hay đi chợ Bà Chiểu, Q.Bình Thạnh lúc 6, 7 giờ tối. Mà hễ thấy đồ ăn rẻ là tôi hay mua nhiều để dành ăn mấy ngày liền. Đi chợ mua đồ nhiều là phải lục đục nấu thức ăn đến hơn 10 giờ tối mới xong, mà thời ấy sinh viên khó khăn như mình làm gì có tiền mua bếp ga nấu, toàn nấu bằng bếp lò xô (bếp dầu) không à”.
Tân sinh viên nên tham gia các hoạt động kỹ năng để nhanh bắt nhịp vào cuộc sống môi trường học đại học – Lê Thanh
Đi từ sáng đến chiều mới tìm được phòng trọ
Anh Dương Bá Thuật (quê huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) cựu sinh viên của Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, nhớ lại: “Cuối tháng 8.1997, tôi từ quê lên TP.HCM kiếm nhà trọ để chuẩn bị làm tân sinh viên. Lần đầu tiên lên Sài Gòn, đường sá không rành nên trên tay lúc nào cũng cầm cái bản đồ thành phố. Tôi và một người bạn đèo nhau trên chiếc xe đạp sườn ngang cứ chạy một đoạn thì dừng lại lấy bản đồ ra xem phương hướng rồi mới đi tiếp. Tôi nhớ hôm ấy đi từ sáng đến gần 15 giờ chiều mới tìm được phòng trọ. Đó là một khu nhà trọ dạng như một ký túc xá tư nhân ẩn mình dưới một vườn dừa xanh trên đường Trần Kế Xương, P.7, Q.Phú Nhuận”.
Theo anh Thuật, khu nhà trọ ấy không tiện nghi gì cả “nhưng sở dĩ mình chọn là có đông sinh viên ở và giá cả nơi này so với những nơi khác rẽ hơn rất nhiều. Mình nhớ hồi đó mỗi phòng trọ có 2 cái gường tầng, ở 4 người. Mỗi người đóng 60.000 đồng/tháng (chủ đã bao điện nước). Do khu nhà trọ nằm gần bờ kênh Nhiêu Lộc, ngày ấy con kênh này chưa được nạo vét nên dòng nước còn đen xì và bốc mùi hôi dữ lắm chứ không được sạch sẽ như bây giờ… Ở đó được 2 năm thì khu vực này bị giải tỏa nên tất cả sinh viên ở đây mỗi người mỗi hướng”.
Anh Thuật, cho biết: “Tròn 20 năm, nhưng mỗi lần có dịp đến TP.HCM tôi luôn tranh thủ thời gian để ghé lại chỗ trọ những ngày đầu thời tân sinh viên bởi nó có quá nhiều kỷ niệm, mặc dù khung cảnh ở đây bây giờ đã khác xưa”.
Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khu vực miền Trung được tặng vé xe về quê đón tết năm 2019 – Lê Thanh
Đạp xe hơn 100 km về quê vì nhớ
Nhớ nhà là luôn là nỗi thường trực của tân sinh viên. Anh Lê Nhật Hùng, cựu sinh viên của Trường ĐH Lao động xã hội tại TP.HCM, chia sẻ: “Thời ở quê thì ít khi nào mình muốn ở nhà, nên mỗi khi cơ hội là đi chơi với bạn bè quên luôn giờ cơm của gia đình. Nhưng giai đoạn những ngày đầu rời quê về TP.HCM học tập cái cảm giác nhớ nhà kinh khủng. Cứ chiều chiều đi học về là mình hay ngồi hình dung, rồi tưởng tượng và nhớ đến ba má, nhớ khung cảnh quen thuộc ở quê nhà như: cây khế, đàn gà, con chó, con mèo… Rồi nhiều khi bật khóc ngon lành…”.
Lần đầu xa quê đến TP.HCM học tập, sinh viên luôn đối diện với nỗi nhớ nhà – Lê Thanh
Rồi anh Hùng kể: “Có lần, buổi chiều mình đi học về phòng trọ buồn quá. Mà trong túi chỉ còn có vài ngàn không đủ tiền để đón xe đò về quê. Thế là mình xách chiếc xe đạp chạy thẳng từ quận 12, TP.HCM về nhà ở huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu luôn. Khi về đến nhà gọi má ra mở cửa là hơn 12 giờ đêm. Trải qua lộ trình đạp xe hơn 100 km không có tiền để ăn cơm mà chỉ đủ tiền mua trà đá uống giải khát. Đó là một kỷ niệm thời sinh viên mà mình không thể nào quên”.
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có lần đầu xa nhà, nhất là các bạn tân sinh viên khi năm đầu tiên lên thành phố nhập học. Và khi đối diện với môi trường sống mới, với bao điều mới mẻ sẽ khiến các bạn không tránh khỏi những bỡ ngỡ, khó khăn…
Rồi những đêm thức trắng vì nhớ nhà, những lần lạc đường vì chưa phải là “thổ địa”, những gói mì tôm nấu vội thay cơm để kịp giờ làm thêm… tất cả trở thành kỷ niệm một thời sinh viên không thể nào quên phải không các bạn?
Những trải nghiệm lần đầu xa nhà của một thời sinh viên đáng nhớ đó, các bạn có thể chia sẻ và gửi về chuyên mục Sinh viên lần đầu xa nhà theo địa chỉ thanhniengiaoduc@thanhnien.vn.
Các bài viết được đăng tải trên chuyên mục Sinh viên lần đầu xa nhà của Thanh Niên Online sẽ được chi trả nhuận bút theo quy định của báo.
Theo Thanh niên
Sinh viên lái Exciter uống rượu trước tai nạn làm 4 người chết
Theo lời khai của những người liên quan, nam sinh viên điều khiển xe Exciter đâm vào dải phân cách làm 4 người tử vong đã uống rượu khi dự sinh nhật.
Khoảnh khắc xe máy chở 5 thanh niên lao vào dải phân cách
Năm sinh viên Cao đẳng Thương mại và Du lịch cùng ngồi trên một xe máy chạy tốc độ cao đã lao vào dải phân cách khiến 4 người chết, người còn lại chấn thương sọ não.
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm 4 người chết, 1 người bị thương xảy ra tại Thái Nguyên rạng sáng 25/8, tối cùng ngày, trao đổi với Zing.vn, đại tá Phạm Thanh Hải, Trưởng công an TP Thái Nguyên, thông tin ban đầu về nguyên nhân vụ tai nạn.
Theo đại tá Hải, công an bước đầu xác định tai nạn xảy ra do người điều khiển xe máy chở quá số người quy định, chạy quá tốc độ, đến khi vào cua không làm chủ được tay lái đã tông vào dải phân cách.
Chiếc xe Exciter tại hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Otofun Thái Nguyên.
Về nghi vấn lái xe có nồng độ cồn vào lúc xảy ra tai nạn, đại tá Hải cho biết người điều khiển phương tiện đã tử vong nên không kiểm tra được nồng độ cồn.
Tuy nhiên, qua lấy lời khai của những người liên quan, công an xác định tối 24/8, nhóm thanh niên (gồm cả 5 nạn nhân) đã dự sinh nhật và có sử dụng rượu, bia.
Trước đó, 0h05 ngày 25/8, trên đường Thống Nhất, thuộc tổ 1A, phường Tân Lập, TP Thái Nguyên, Sầm Văn Thuần (18 tuổi, ngụ xã Trương Lương, huyện Hòa An, Cao Bằng) chạy xe Exciter từ hướng Hà Nội đi Thái Nguyên đã tông vào dải phân cách.
Ngồi sau tay lái của Thuần có 4 người là Lò Thị Thập (17 tuổi, quê Mèo Vạc, Hà Giang), Triệu Thị Nga (15 tuổi, ở huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên), Lý Văn Phượng (17 tuổi, ở huyện Thạch An, Cao Bằng) và Triệu Chàm Vàng (18 tuổi, quê Bắc Kạn).
Cú va chạm mạnh làm Thuần và 3 người ngồi sau tử vong. Nạn nhân duy nhất sống sót là Lò Thị Thập bị chấn thương sọ não, đang được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
Ông Tân Hoàng Long, Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Thái Nguyên, cho biết cả 5 nạn nhân là sinh viên Cao đẳng Thương mại và Du lịch đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Chấm đỏ, nơi xảy ra vụ tai nạn. Ảnh: Google Map.
Theo Zing.vn
Tìm thấy thi thể 4 du khách bị đuối nước trên vùng biển Hàm Tiến - Mũi Né Đến khoảng 11 giờ 45 phút đêm qua (ngày 22-8), toàn bộ thi thể của 4 du khách bị mất tích trên vùng biển Hàm Tiến - Mũi Né (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đã được tìm thấy. Sáng ngày 23-8, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận cho biết, đến khoảng 11 giờ...