Sinh viên làm thêm và những mặt trái
Để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống đắt đỏ ở Thủ đô, nhiều sinh viên ngoại tỉnh lao vào làm thêm. Tuy nhiên, đằng sau đó là không ít những hệ lụy, ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống khiến nhiều sinh viên lỡ dở con đường học hành.
Các bạn sinh viên nên sắp xếp thời gian hợp lý khi làm thêm, tránh ảnh hưởng đến việc học tập, tương lai của mình
Mải kiếm tiền, bỏ học triền miên
Thạc sỹ Vũ Thu Nga, giảng viên trường Đại học Giao thông vận tải cho biết, sinh viên đi làm thêm thể hiện ý thức tự lập, tuy nhiên họ cần xác định việc học vẫn là quan trọng nhất. Chưa kể, một số công ty có loại hình kinh doanh không lành mạnh, nếu không tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan đến công việc, các em rất dễ sa ngã, ảnh hưởng đến tương lai. Nhiều sinh viên vì mải mê kiếm tiền mà bỏ bê việc học, hậu quả là không đủ điều kiện thi và nợ rất nhiều môn học.
Nguyễn Đức Anh – sinh viên trường ĐH Ngân hàng từng làm nhân viên phục vụ cho một quán bia hơi ở phường Phương Mai cho hay, vì gia đình khó khăn nên Đức Anh quyết định làm thêm để tự lo cho bản thân. Thời gian làm việc từ 18h-23h các ngày trong tuần. Do công việc khá vất vả, thời gian muộn nên chủ quán trả lương khá cao, cũng bởi lý do này Đức Anh ngày càng bê trễ việc học hành. “Mặc dù chỉ phải đến lớp vào các buổi chiều nhưng cứ tan học là em lại vội đạp xe đến chỗ làm, hôm nào cũng 12h đêm mới về đến nhà. Sáng thì ngủ dậy muộn, chẳng còn nghĩ gì đến việc ôn bài, ngồi học trên lớp mà như vịt nghe sấm, chỉ thấy mệt mỏi, học hành không tập trung” – Đức Anh phân trần. Sau một năm làm công việc này, Đức Anh cho biết thường xuyên bị đau đầu. Một lần đang ngồi học trên lớp Đức Anh thấy xây xẩm mặt mày nên đã được các bạn đưa xuống phòng y tế của trường. Khi đó, Đức Anh mới biết mình bị mắc chứng bệnh suy nhược thần kinh do ăn ngủ không điều độ. Cho đến thời điểm này, Đức Anh vẫn phải trong thời gian học để ôn thi trả nợ môn và ra trường chậm mất một năm.
Mặc dù tìm được công việc có phần hợp với ngành học của mình nhưng Hoàng Hải – sinh viên khoa CNTT trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã phải lỡ dở việc học chỉ vì quá đam mê kiếm tiền. Tìm được công việc khá lý tưởng tại một công ty chuyên sửa chữa máy tính, Hải rất tự hào. Nếu đem so mức lương của Hải với các công việc bán thời gian của các sinh viên khác thì thu nhập của Hải lớn hơn khá nhiều. Chỉ hơn 2 tháng làm thêm, Hải đã đổi điện thoại, sắm laptop khiến bạn bè phải ghen tị. Song, điều đáng buồn là từ một sinh viên đứng đầu lớp, kết quả học tập của Hải sa sút thấy rõ từ khi đi làm. Đến năm cuối, bạn bè ôn thi tốt nghiệp Hải vẫn dửng dưng suy nghĩ một cách đơn giản năm nay không ra trường được thì năm sau. Chính vì vậy đến thời điểm này Hải đã học gần sáu năm, nợ các môn chồng chất.
Đừng để quá muộn
Sau 2 tuần làm nhân viên quảng cáo cho một nhãn hiệu thuốc lá, Nguyễn Phương Nguyên, sinh viên ĐH Hà Nội đã phải xin nghỉ việc. Lý do mà Nguyên bỏ việc giữa chừng là bởi trong quá trình đi mời chào, rao bán thuốc lá ở quán bia, dù là ban ngày, Nguyên vẫn bị khách hàng sàm sỡ. Nguyên chia sẻ: “Đây là công việc không chỉ đòi hỏi phải có ngoại hình mà còn phải biết ăn nói, thuyết phục được khách hàng. Dù đã xác định đây là một công việc khá “nhạy cảm” nhưng em vẫn bất ngờ và tức giận khi khách hàng có những lời nói và hành động bất lịch sự”. Nguyên còn cho biết, trong quá trình làm việc mình phải mặc váy ngắn, màu mè bắt mắt để gây chú ý cho khách hàng. Đó cũng là lý do khiến không ít lần Nguyên đã bị những người đàn ông gạ gẫm thẳng thừng, trơ trẽn.
Video đang HOT
Sau những tháng ngày mải mê kiếm tiền, con đường học hành của không ít sinh viên bị dở dang. Chán nản, bế tắc nhiều sinh viên nam lao vào các tệ nạn, nợ nần chồng chất. Vì không muốn cho gia đình biết, một số sinh viên còn trộm cắp xe máy, laptop của bạn bè để lấy tiền trả nợ. Mới đây, bạn bè cùng lớp đều bất ngờ khi hay tin H.H.N – sinh viên ĐH Giao thông vận tải bị khởi tố và bắt tạm giam về tội trộm cắp tài sản. N thừa nhận do mê cá độ bóng đá, thiếu nợ nhiều người nên đã lấy trộm tài sản của bạn cùng phòng.
Cô Nguyễn Mai Phương – giảng viên trường ĐH Ngoại ngữ nhắc nhở các sinh viên muốn làm thêm để trang trải cuộc sống và tích lũy kinh nghiệm, nên tìm kiếm những công việc phù hợp thời gian, chuyên môn của bản thân. Bên cạnh đó, cần sắp xếp thời gian hợp lý giữa việc học và đi làm để tránh lịch sinh hoạt bị đảo lộn. Những sinh viên có nguyện vọng làm thêm nên liên hệ với trung tâm giới thiệu việc làm của nhà trường hoặc Trung tâm Hỗ trợ và phát triển sinh viên của Thành đoàn TP Hà Nội để được tư vấn và tìm kiếm những công việc hợp với sức mình, đừng vì ham kiếm tiền mà bỏ dở con đường học hành, đến khi hối hận thì đã quá muộn.
Ngọc Bảo
Theo ANTD
Các trường đại học ngại thống kê số sinh viên thất nghiệp
Gần đây, TS Vũ Tuấn Anh - chuyên gia về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Giám đốc Viện Quản lý Việt Nam - VIM đưa ra ý kiến ủng hộ việc Bộ GD-ĐT sử dụng tiêu chí tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong đánh giá chất lượng đào tạo đại học.
Số liệu thống kê sinh viên thất nghiệp sẽ giúp định hướng nghề nghiệp tốt hơn
(Trong ảnh: Tìm kiếm thông tin tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm ở Hà Nội)
Tuy nhiên, dường như các trường đại học, cao đẳng vẫn che giấu vì vậy số trường thống kê sinh viên thất nghiệp hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay. Để lý giải điều này, chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS. TS Tâm lý Nguyễn Công Khanh - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐH Sư phạm Hà Nội.
- Thưa PGS, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có thống kê số lượng sinh viên có việc, thất nghiệp sau khi tốt nghiệp?
- PGS. TS Nguyễn Công Khanh: Chúng tôi thực hiện khảo sát này từ năm 2008, thống kê nghiên cứu tình hình việc làm: bạn làm ở đâu, lương trung bình bao nhiêu, bạn có việc làm ngay hay sau bao lâu thì tìm được việc làm...
Khảo sát được tiến hành hai đợt: trước khi sinh viên tốt nghiệp một tháng và sau đó 1 hoặc 2 năm. Mỗi năm, chúng tôi có 1.500 đến 2.000 sinh viên tốt nghiệp nhưng chỉ có khoảng 35 - 50% phản hồi.
Theo khảo sát năm 2012, chúng tôi tiến hành phát 1.692 mẫu nghiên cứu và tính đến thời điểm tháng 6 có 28,5% sinh viên có việc làm khi chưa có bằng; 56,8% chưa có việc làm và 14,9% không trả lời.
Trung bình số lượng sinh viên có việc làm (khảo sát tháng 6 hàng năm) vào khoảng 27 - 30% (trong đó 90% có bằng khá, giỏi) và 50 - 60% sinh viên chưa có việc làm.
- Vậy tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp sau một, hai năm thì sao, thưa ông?
- Năm 2009 (sau 2 năm ra trường) chúng tôi tiến hành khảo sát cho thấy, hơn 87% đã có việc làm, thu nhập ổn định (98,7% là làm công ăn lương hoặc làm cho trường học), 1,3% làm doanh nghiệp hoặc công việc ít liên quan đến ngành nghề được học.
Tuy nhiên, nhóm đi làm cho biết, thường có thu nhập thấp. Ví dụ, năm 2007, 2008 theo khảo sát thì 40% thu nhập khoảng 2 triệu đồng, 34% thu nhập hơn 2,5 - 3 triệu; 20% trên 3 triệu, dưới 5 triệu và trên 5 triệu đồng mỗi tháng chỉ xấp xỉ 5%.
- Việc đưa thông tin sinh viên có việc làm sau khi ra trường là một trong những thước đo hiệu quả để đánh giá chất lượng đào tạo giáo dục đại học, nhưng có vẻ các trường có tâm lý ngại thống kê số liệu sinh viên thất nghiệp?
- Để thống kê số liệu này các trường phải chi phí rất lớn. Mỗi năm chúng tôi chi trên dưới 100 triệu đồng để tiến hành khảo sát, sau đó công bố cho giảng viên, sinh viên biết.
- Theo báo cáo gần đây của Bộ GD-ĐT thì nguồn nhân lực sư phạm vẫn đang thiếu. Tuy nhiên, thực tế rất nhiều sinh viên ĐH Sư phạm tốt nghiệp vẫn khó tìm việc?
- Theo khảo sát năm 2012, sinh viên ĐH Sư phạm sau một năm tốt nghiệp thì tỷ lệ rất yêu thích nghề, yêu thích nghề khoảng 80%; gần 20% không thích nghề và 3,6 - 5% thực sự không thích nghề và muốn chuyển. Xu hướng này ngày càng tăng.
Chúng ta thiếu giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, nơi khó khăn, còn thành phố thì thừa. Hơn nữa, thường ngành đào tạo mầm non, ra trường 100% có việc làm sau 6 tháng; còn những ngành khác như Triết học, Giáo dục chính trị, Sư phạm kỹ thuật... gặp khó khăn hơn.
Điều cơ bản chính là thu nhập của giáo viên hiện nay thấp, chế độ đãi ngộ chưa cao. Họ đang đi dạy nhưng thu nhập không đủ sống nên họ muốn chuyển nghề.
- Trân trọng cảm ơn PGS!
Hà Anh
Theo ANTD
Thủ khoa đau đầu lập kế hoạch chi tiêu Là một trong những tân thủ khoa của một trong những trường đại học có tiếng nhất cả nước, Bùi Thị Thảo Hương, sinh viên ĐH Ngoại Thương cho biết, cô đang lên kế hoạch chi tiêu chi tiết cho năm đầu tiên sinh hoạt, học tập trong môi trường đắt đỏ giữa Thủ đô thời điểm này. Sinh viên làm thêm ngoài...