Sinh viên Indonesia làm loạn để phản đối giá xăng dầu
Các cuộc biểu tình phản đối chính sách tăng giá nhiên liệu của chính phủ đã dẫn tới hàng loạt vụ đụng độ giữa cảnh sát đặc nhiệm và sinh viên trên khắp đất nước Indonesia.
Sinh viên tham gia các cuộc biểu tình ném bom xăng về phía cảnh sát ở thủ đô Jakarta. Chính sách tăng giá nhiên liệu lên 1/3 đã bị người dân trên khắp đất nước Indonesia phản đối.
Cảnh sát chống bạo động trang bị khiên chống đạn, dùi cui và quần áo chuyên dụng ngăn chặn các cuộc biểu tình của sinh viên trước một sân bay ở Medan.
Lựu đạn hơi cay đã được cảnh sát sử dụng để giải tán đám đông, chủ yếu là các sinh viên, tham gia biểu tình phản đối mức giá mới mà chính phủ Indonesia vừa ban hành.
Lửa cháy tại Makassar, trên đảo Sulawesi trong cuộc biểu tình của các sinh viên. Nếu giá nhiêu liệu tăng lên 33% trong tháng tới, cuộc sống của rất nhiều người dân Indonesia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cảnh sát chống bạo động sử dụng xe chuyên dụng tới giải tán đám đông ở Makasar. Súng bắn lựu đạn hơi cay là vũ khí hữu hiệu nhất để giải tán đám đông đã được cảnh sát sử dụng.
Bom xăng được một người biểu tình sử dụng ở thủ đô Jakarta. Kể từ các cuộc biểu tình ở Trung Đông và Bắc Phi, thứ vũ khí lợi hại này nhanh chóng được người biểu tình trên khắp thế giới sử dụng nhằm đáp trả cảnh sát chống bạo động.
Video đang HOT
Đám lửa từ những chiếc lốp cao su được đốt ở khắp nơi.
Lựu đạn gây choáng cũng đã được cảnh sát chống bạo động sử dụng để trấn áp người biểu tình chống chính phủ.
Một người biểu tình với những dụng cụ bảo hộ tự chế chạy khỏi tầm ảnh hưởng của một quả lựu đạn hơi cay được cảnh sát bắn về phía đám đông. Những chiếc mặt nạ tự chế không thể giúp các sinh viên tránh được tác động của những quả lựu đạn.
Sinh viên cũng có cách tạo khói của riêng họ, đó là những chiếc lốp xe bị đốt cháy trên đường phố.
Một lượng lớn cảnh sát đặc nhiệm đã được triển khai trước dinh Tổng thống để ngăn những người biểu tình quá khích tiến vào.
Lực lượng cảnh sát chống bạo động tranh thủ nghỉ giải lao sau những giờ phút căng thẳng với người biểu tình.
Số khác vẫn đang tiếp tục làm nhiệm vụ.
Hồng Duy
Theo Infonet.vn
Nếu Israel đánh Iran, Mỹ thế nào?
Mỹ vẫn đang gặp khó khăn trong việc thuyết phục đồng minh thân cận Israel đừng tấn công Iran. Nếu Israel kiên quyết "tự làm chủ vận mệnh" bằng một cuộc không kích, tương lai Mỹ sẽ ra sao?
Theo cựu chuyên gia chống khủng bố của Nhà Trắng Richard Clarke, chỉ cần một tuần sau khi Israel khai hỏa, người Mỹ sẽ cùng lúc hứng chịu những viễn cảnh tồi tệ: giá xăng dầu tăng, tấn công khủng bố vào các thành phố Mỹ, chiến tranh mạng toàn cầu, thương vong của hải quân Mỹ đóng tại vịnh Persian, và cuối cùng là quân đội Mỹ buộc phải tham chiến.
1. Giá xăng dầu tăng gấp đôi
Theo ước tính của Mỹ, khoảng 20% lượng dầu giao dịch của thế giới được vịnh chuyển ngang qua vịnh Persian. Một khi Israel không kích Iran, giá dầu ngay lập tức sẽ nhảy dựng lên. Nếu Iran trả đũa bằng cách tấn công các tàu dầu trong vịnh Persian, giá xăng dầu tại Mỹ sẽ tăng gấp đôi.
Iran có rất nhiều tàu vũ trang cỡ nhỏ, có thể tập kích tàu khu trục Mỹ. Ảnh: ISNA
"Bạn sẽ nhanh chóng chứng kiến đặc nhiệm Iran đi trên những chiếc tàu nhỏ tấn công tàu chở dầu và các giàn khoan. Mìn sẽ rải đầy trong vùng Vịnh. Hệ quả tất yếu là khủng hoảng năng lượng dữ dội" - ông Clarke nói.
Chắc chắn Tổng thống Obama phải mở van nguồn dầu dự trữ chiến lược của Mỹ. Ông Clarke phân tích tiếp: "Khủng hoảng giá dầu có thể không kéo dài lâu nếu Mỹ và đồng minh kiểm soát được vùng Vịnh. Nhưng cũng phải phải mất một tuần cho đến một tháng".
2. Nguy cơ khủng bố nhắm vào người Mỹ
Theo sau đợt không kích Iran của Israel sẽ là làn sóng khủng bố mới do Tehran đạo diễn và chủ yếu nhắm vào người Mỹ. Iran và nhóm Hezbollah thân cận ở Lebanon nhiều lần đe dọa sẽ "hành động bên ngoài lãnh thổ". "Cả Iran và Hezbollah đều có lực lượng ở châu Á, châu Âu và Mỹ Latin để có thể tấn công các mục tiêu của Israel và Mỹ" - ông Clarke nhận định.
3. Chiến tranh mạng toàn cầu đầu tiên
Không chỉ chiến tranh ngoài đời thực, việc Israel tấn công Iran sẽ châm ngòi cho cuộc chiến tranh mạng thế giới đầu tiên. Trước khi không kích, Iseael sẽ cố gắng vô hiệu hóa hệ thống phòng không của Iran và các nước láng giềng bằng chiến tranh mạng. Và, Mỹ sẽ không đứng ngoài cuộc.
Ông Clark cho biết: "Mỹ rất mạnh trong việc làm gián đoạn hệ thống điện và thông tin liên lạc. Trước nay, Mỹ chưa "ra tay" vì không muốn bị lộ bí mật các chiêu thức trên. Tuy nhiên, trong cuộc chiến với Iran, Mỹ sẽ chấp nhận nguy cơ trên".
Dĩ nhiên, Iran sẽ không ngồi im. "Iran sẽ phản công vào hạ tầng cơ sở của Mỹ như đường dây điện, tàu điện, ngành hàng không..." - ông Clarke nói.
Iran bắn thử thành công tên lửa hành trình đất đối hạm Ghade tại eo biển Hormuz
4. Hải quân Mỹ bị thiệt hại ở vùng Vịnh
Hải quân Mỹ sẽ không thể tránh khỏi thiệt hại trong cuộc xung đột Israel - Iran. "Người Iran có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tàu vũ trang loại nhỏ có thể tung hoành khắp vùng Vịnh. Họ có thể đánh du kích các tàu khu trục Mỹ. Đó là chưa kể người Iran còn có nhiều tên lửa hành trình cùng tên lửa chống hạm" - ông Clarke cảnh báo.
Trong quá khứ, Mỹ từng nếm mùi thiệt hại trong cuộc chiến Iran - Iraq hồi thập niên 1980. Hai tàu Mỹ đã bị đánh đắm cùng gần 40 thủy thủ.
5. Mỹ buộc phải tham chiến
Theo ông Clarke, Israel không thể không kích trường kỳ nên mục đích chính của Tel Aviv có thể là chọc cho Iran phản công và kéo Mỹ vào cuộc để "dọn dẹp" cuộc chiến.
Ông nói: "Các cố vấn của Thủ tướng Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Barak đều quả quyết Israel chịu đựng được đòn trả đũa của Iran. Song, nếu Hezbollah phóng hàng ngàn rocket vào Israel, hàng trăm người Israel sẽ thiệt mạng. Với đất nước nhỏ như Israel, đó sẽ là hậu quả thảm khốc".
Thương vong quá lớn sẽ buộc Mỹ phải ra tay giúp đồng minh. "Rồi bạn sẽ thấy, Thủ tướng Netanyahu sẽ điện thoại cấp kỳ cho Tổng thống Obama. Ông Netanyahu sẽ nói: "Chỉ có Mỹ mới tìm và diệt được các bệ phóng tên lửa. Chỉ có Mỹ mới cứu được người dân Israel" - ông Clarke dự đoán và nói thêm - "Câu trả lời của ông Obama sẽ là đồng ý. Và rồi, Mỹ tham chiến"!
Theo Người lao động
3 cô gái ngực trần làm loạn điểm bầu cử Tổng thống Nga Một nhóm 3 nhà hoạt động Ukraina đã ngực trần xông vào phòng bầu cử tại Moscow làm gián đoạn quá trình bỏ phiếu trước khi bị cảnh sát bắt giữ. Địa điểm xảy ra vụ việc là điểm bầu cử nơi Thủ tướng Putin bỏ lá phiếu của mình. Những cô gái này đã làm gián đoạn quá trình bầu cử trong...