Sinh viên hối hả rời nơi ở để lấy chỗ phục vụ công tác chống dịch
16 trường đại học, học viện và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội và khu vực lân cận đã được đề nghị sẵn sàng nhường chỗ để chuyển thành khu cách ly tập trung.
Theo Lao Động, trong ngày 23/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị nhiều trường đại học như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện Quản lý giáo dục…chuẩn bị phương án sẵn sàng điều chuyển sinh viên, cán bộ đến khu vực an toàn và nhường các khu vực kí túc xá, nhà thi đấu, sân vận động, hội trường có thể sử dụng để thành lập khu vực cách ly, điều trị hoặc tổ chức các hoạt động y tế khác để phòng, chống dịch bệnh.
Các bạn sinh viên mang đồ đạc từ bên trong kí túc xá chuyển đi. (Ảnh: Người Lao Động)
Đây được xem là sự chuẩn bị trước, khi những ngày vừa qua, Hà Nội liên tục ghi nhận số ca mắc mới tăng lên. Đã có khu kí túc xá bắt đầu cho sinh viên chuyển đi để kiểm tra, xem xét lại cơ sở vật chất bên trong.
Chẳng hạn như tại kí túc xá Mỹ Đình 2 (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), hàng trăm sinh viên thuộc nhiều trường đại học trong chiều 23/7 đã nhanh chóng thu dọn đồ đạc sau khi có thông báo từ Ban quản lí. Mặc dù có thời điểm mưa lớn song các bạn sinh viên vẫn tất bật dọn dẹp, chuyển đồ của mình đi.
Hàng trăm sinh viên đội mưa thu dọn, sẵn sàng nhường kí túc xá thành khu cách ly. (Ảnh: Người Lao Động)
Mặc dù vất vả nhưng nhiều bạn vẫn rất vui vẻ vì góp phần vào công tác chống dịch. (Ảnh: Người Lao Động)
Sinh viên đội mưa rời kí túc xá. (Clip: Pháp luật và Bạn đọc)
Theo Người Lao Động, sau khi UBND Thành phố Hà Nội có chỉ đạo về việc trưng dụng khu nhà sinh viên Mỹ Đình 2 làm khu cách ly tập trung, Ban quản lí đã thông báo đến toàn thể sinh viên lưu trú, các khu vực dịch vụ tầng 1 về nội dung liên quan.
“Chúng tôi đã thông báo đến sinh viên để các bạn chuẩn bị tâm lý và tìm nơi ở khác từ hôm qua. Đến hôm nay khi có quyết định chính thức của chính quyền, các bạn đã bắt đầu chuyển” – đại diện quản lý sinh viên tại kí túc xá cho biết.
Có những sinh viên đang ở quê không lên chuyển đồ được sẽ ủy quyền cho bạn bè có mặt tại kí túc xá. Sau đó, đồ đạc của những sinh viên này sẽ được niêm phong và chuyển vào phòng sinh hoạt chung. Sau khi hết thời gian trưng dụng cách ly, các sinh viên có thể đến nhận lại đồ.
Sinh viên tập trung tại khu vực thang máy sau khi dọn phòng xong. (Ảnh: Chụp màn hình)
Nhiều bạn đang đứng chờ xe đưa đón. (Ảnh: Chụp màn hình)
Đang thu dọn đồ đạc, sinh viên Đ.V.H chia sẻ: “Do được nghỉ học nên em đang ở quê, sau khi được thông báo cần chuyển đồ đi, em đã tức tốc xuống Hà Nội trong sáng nay để dọn đồ đạc gấp. Tuy có vất vả, phát sinh thêm nhiều chi phí khi phải ra ở trọ, nhưng chúng em rất sẵn lòng cùng cả nước chống dịch.”
Các bạn sinh viên sau khi rời kí túc xá sẽ được bố trí xe miễn phí đưa đón. Còn ai có phương tiện riêng có thể tự túc di chuyển.
Trước những hình ảnh này, rất nhiều ý kiến đã bày tỏ sự cảm ơn, khen ngợi tinh thần đồng lòng chống dịch của các bạn sinh viên. Ngoài ra, còn có người cẩn thận nhắc nhở các bạn sinh viên sau khi về quê hoặc đến chỗ ở mới nên thực hiện khai báo y tế đầy đủ và theo dõi kĩ sức khỏe bản thân để hạn chế tối đa khả năng lây lan dịch bệnh.
Hành động của các bạn sinh viên nhận được nhiều sự ủng hộ. (Ảnh: Chụp màn hình)
- Cảm ơn các em đã giúp đỡ khi cần. Cùng nhau cố gắng vì cộng đồng, chiến thắng dịch bệnh nhé.
- Khổ thân các cháu phải chuyển đi trong mưa. Rất cảm ơn những gì các cháu đã làm.
- Cố lên các em nhé! Hãy góp phần vì mọi người chống dịch. Hi vọng cuộc sống sẽ sớm trở lại bình thường.
- Tất cả cùng vì cộng đồng. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Cũng nhớ phải giữ gìn sức khỏe nhé.
Mặc dù đây chỉ là bước chuẩn bị để ứng phó với dịch bệnh, nhưng chắc chắn không ai mong muốn có thêm nhiều người phải đi cách ly đến mức phải sử dụng hết các khu vực của những trường có trong danh sách phải không nào? Hãy thực hiện nghiêm túc các quy định phòng chống dịch để tình hình sớm trở nên khả quan hơn nhé.
TP.HCM: Nhân viên y tế làm nhiệm vụ trong khu cách ly "cầu cứu" vì suất ăn không đảm bảo chất lượng
Các nhân viên y tế cho rằng đồ ăn được cung cấp khi làm nhiệm vụ trong khu cách ly tập trung không đảm bảo chất lượng, không đủ sức làm việc.
Tuy nhiên lãnh đạo địa phương lại nghĩ khác?
Nhân viên y tế ăn cơm thiu bị tiêu chảy?
Mới đây, một số nhân viên y tế đang thực hiện nhiệm vụ tại khu cách ly tập trung, ký túc xá Đại học Văn Hóa TP.HCM (TP Thủ Đức) phản ánh với chúng tôi về việc liên tục phải ăn thức ăn không đảm bảo chất lượng.
Đơn cử vào buổi sáng, họ thường được ăn mì xào với vỏn vẹn vài miếng đậu hũ nhỏ. Buổi trưa cơm thường bị sống và thiu. Một số nhân viên y tế chọn cách lấy đồ ăn dùng đỡ với mì gói cho qua bữa.
Một nhân viên y tế phản ánh cơm sống, phải ăn mì gói thay thế.
Vào ngày 2/7, kíp trực khu cách ly cho biết có một số trường hợp đã bị tiêu chảy sau khi dùng xong bữa ăn trưa.
Với cơm chiều tối cũng "chung số phận" khi thức ăn rất khô và "rau, ớt nhiều hơn thịt", không đảm bảo dinh dưỡng cho cả đội ngũ y bác sĩ lẫn dân quân chốt trực.
Bức xúc, các nhân viên y tế đã thẳng thắn góp ý với đại diện UBND phường Phước Long A (đơn vị giữ trách nhiệm lo việc ăn uống cho nhân viên y tế, người cách ly tại khu cách ly tập trung ĐH Văn Hóa).
Tuy nhiên theo những người phản ánh, đến nay tình trạng nêu trên vẫn không thay đổi.
Một bữa ăn đầu tháng 7/2021 tại khu cách ly ký túc xá ĐH Văn Hóa TP.HCM.
Một bữa cơm khác với cá khô chiên.
Được biết từ ngày 8/6/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 58 quy định chế độ hỗ trợ tiền ăn và chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho nhân viên y tế tham gia chống dịch tổng cộng là 120.000 đồng/ngày.
Đến ngày 25/6, Hội đồng nhân dân TP.HCM cũng ban hành Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND quy định rõ người tham gia công tác phòng, chống dịch (thuộc đối tượng quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP) và các lực lượng trực tiếp khác tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19 được hỗ trợ tiền ăn 120.000 đồng/người/ngày trong thời gian tham gia phòng, chống dịch.
Các nhân viên y tế ở khu cách ly tập trung trên cho rằng suất ăn mà mình đang được hưởng không tương xứng với số tiền được hỗ trợ và ăn như vậy sẽ không đủ sức làm việc.
Các nhân viên y tế cho rằng những suất ăn hiện tại khiến họ không đủ sức làm nhiệm vụ.
Lãnh đạo địa phương nói gì?
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Trọng Hiếu, Chủ tịch UBND Phước Long A (TP Thủ Đức) cho biết sự việc không đến mức như phản ánh. Các nhân viên y tế không có sự chia sẻ với phường, vì đặt suất ăn cho mấy trăm người trong khu cách ly chứ không phải nấu trong gia đình.
Cụ thể theo ông Hiếu, từ đầu mùa dịch thức ăn trong khu cách ly luôn có giấy chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm. Sau 21 ngày của đợt dịch thứ 4, cơ quan chức năng đã thay đổi đơn vị cung cấp suất ăn một lần.
Khu cách ly tập trung tại ký túc xá ĐH Văn hóa TP.HCM
"Lúc trước khi biết suất ăn do phía siêu thị nấu không đạt, có những bữa ăn bị thiu, phường đã chấn chỉnh và thay ngay đơn vị cung cấp suất ăn của Co.opXtra Linh Trung (TP Thủ Đức) bằng đơn vị cung cấp suất ăn của Vietnam Airlines.
Thức ăn được vận chuyển đến theo từng buổi. Đương nhiên có những lúc đồ ăn bị khô nhưng dần dần cũng thay đổi, nhưng luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Còn các bạn (nhân viên y tế - pv) cứ đòi hỏi phải ăn ngon thì làm sao đảm bảo" - ông Hiếu nói.
Về quy định hỗ trợ 120 ngàn đồng/ngày, ông Hiếu cho biết thời điểm bắt đầu áp dụng theo Nghị quyết 09 của Hội đồng nhân dân TP.HCM là từ 25/6. Tuy nhiên mới chỉ có văn bản quyết định mà chưa có hướng dẫn cụ thể.
Do đó hiện tại, các nhân viên y tế vẫn ăn theo hỗ trợ cũ là 80.000 đồng/ngày.
Đơn vị cung cấp suất ăn hiện tại ở khu cách ly ĐH Văn hoá là Vietnam Airlines.
Theo đơn giá quy định, các bữa ăn được chia ra là bữa sáng giá 20.000 đồng, bữa trưa và bữa chiều giá 30.000 đồng/bữa.
UBND phường yêu cầu đơn vị cung cấp suất ăn không được giao quá sớm hay quá trễ. Cụ thể, bữa sáng phải giao lúc 6h30, trưa là 10h30 và chiều khoảng 16h.
Chúng tôi đặt vấn đề có cam đoan nào từ cơ quan chức năng trong việc đảm bảo chế độ ăn nhằm giúp nhân viên y tế có đủ sức khỏe, yên tâm làm nhiệm vụ hay không?
Chủ tịch UBND phường Phước Long A cho biết, phường không phải là đơn vị doanh nghiệp mà chỉ là bên đứng ra đặt suất ăn, do đó việc cam kết là rất khó và mang tính "miễn cưỡng".
"Nếu theo yêu cầu của phía y tế, chúng tôi lại phải tiếp tục thay đổi một đơn vị cung cấp suất ăn khác. Nói chung, không có một đơn vị nào đáp ứng trọn vẹn hết.
Các nhân viên y tế cứ góp ý quá nặng nề, đơn vị chúng tôi rất áp lực. Sắp tới khi có hướng dẫn về hỗ trợ mới, phường sẽ điều chỉnh ngay để cải thiện cho anh em" - ông Hiếu khẳng định.
Chính sách hỗ trợ tiền ăn theo Nghị quyết Số: 09/2021/NQ-HĐND:
a) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày trong thời gian phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung.
b) Người tham gia công tác phòng, chống dịch thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ và các lực lượng trực tiếp khác tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19 được hỗ trợ tiền ăn 120.000 đồng/người/ngày trong thời gian tham gia phòng, chống dịch.
Bé trai 3 tuổi tại Quận 4 phải đi cách ly giữa đêm vì bố mắc Covid-19 Tròn 2 tháng đợt dịch lần 4 bùng phát, TP.HCM ghi nhận 3.056 bệnh nhân nhiễm Covid-19. Dịch bệnh ập đến khiến không ít người bàng hoàng, ngay cả những đứa trẻ chỉ mới 3 đến 4 tuổi cũng trở thành ca F0, F1 và buộc phải đi cách ly tập trung hoặc điều trị Covid-19. Ba em bé theo mẹ vào khu...