Sinh viên Hàn từ chối học online, đòi hoàn trả học phí vì dịch
Nhiều sinh viên cho rằng lớp học trực tuyến không thể thay thế việc nghe giảng trực tiếp và họ nên được trả một phần học phí vì không được hưởng chất lượng dạy tốt nhất.
Nhiều sinh viên đại học ở Hàn Quốc bày tỏ mối lo ngại về tính hiệu quả của các lớp học trực tuyến do trường tổ chức trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường. Trong đó, không ít người bày tỏ quan điểm trường nên hoàn trả một phần học phí, theo Korea Times.
Những lớp học online được đánh giá là không thể thay thế việc lên lớp trực tiếp, tận mắt nhìn và nghe thầy cô giảng. Ngoài ra, với các môn học cần đi thực tế, biểu diễn hay thực hành trong phòng thí nghiệm, việc học trực tuyến không thể giải quyết được.
Phần lớn số sinh viên cho rằng học online không đảm bảo chất lượng và nhà trường nên hoàn trả một phần học phí. Ảnh: Reuters.
Học kỳ mùa xuân của sinh viên xứ củ sâm bắt đầu vào ngày 9/3, muộn hơn một tuần so với thường niên, theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Bộ, các trường đại học sẽ chỉ cung cấp những bài giảng online cho đến ngày 23/3 để sinh viên học từ xa, không phải đến trường.
Hiệp hội Cộng đồng Sinh viên nước này, hiệp hội gồm 49 hội đồng sinh viên tại các trường trên toàn quốc, đã thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến với hơn 12.000 thành viên trong 5 ngày từ 27/2.
Theo khảo sát, 83,8% số người được hỏi cho biết các trường đại học nên hoàn trả một phần học phí khi sinh viên bắt đầu học muộn và chỉ được học qua những lớp trực tuyến. Nhiều sinh viên cũng bày tỏ quan ngại đến chất lượng của các lớp học trực tuyến và lớp học bù trong khi những lựa chọn thay thế khác bị hạn chế.
Mặt khác, đối với những sinh viên khuyết tật, việc nắm bắt các bài giảng trên mạng càng khó khăn hơn. 70,2% số người cho biết nhà trường nên làm thêm phụ đề hay dùng ngôn ngữ ký hiệu.
Theo Bộ Giáo dục nước này, ngay cả khi các trường đại học lùi lịch mở lớp hay giảm số lượng lớp học, luật hiện hành quy định trong mỗi học kỳ, tối thiểu số giờ lên lớp phải ở mức 15 giờ.
Video đang HOT
Quang cảnh trường Đại học Yonsei (Hàn Quốc) không một bóng sinh viên. Ảnh: Yonhap.
Những trường trì hoãn lịch quay trở lại của sinh viên do lo sợ virus corona sẽ phải tổ chức thêm các lớp học bù vào buổi sáng, buổi tối vào trong hoặc cuối tuần để sinh viên bắt kịp chương trình học.
Khi Đại học Sungkyunkwan (Seoul) đưa ra thông báo hoãn học kỳ mới thêm một tuần, các lớp học buộc phải dừng lại trong hai tuần nữa. “Sinh viên sẽ lên lớp từ ngày 6/4. Trong thời gian không đến trường, các bài giảng trực tuyến sẽ được cung cấp trong đủ một tháng”, Shin Dong-ryeol, hiệu trưởng trường nói trong một bức thư gửi cho toàn thể sinh viên.
Ông Shin nhấn mạnh đây là giải pháp duy nhất trong bối cảnh cần bảo vệ sức khỏe cho sinh viên, giảng viên và nhân viên nhà trường khỏi các nguy cơ lây nhiễm virus.
Tất cả các lớp học tại Đại học Kookmin (Seoul) cũng sẽ diễn ra dưới hình thức online trong vòng một tháng sau khi kỳ học mới bắt đầu.
Tại nhiều trường đại học ở thủ đô Seoul như Đại học Konkuk, Đại học Yonsei, Đại học Ewha Woman và Đại học Ngoại ngữ Hankuk, việc học từ xa sẽ duy trì trong ít nhất hai tuần.
Theo Zing
Cha mẹ Hong Kong không trả tiền cho trường vì con nghỉ tránh corona
Nhiều trường đứng trước nguy cơ đóng cửa hoàn toàn khi học sinh được nghỉ học dài ngày, phụ huynh không đồng ý đóng tiền học, thầy cô không được trả lương.
Gần 70% trường mẫu giáo ở Hong Kong cho biết phụ huynh từ chối đóng học phí khi các trường học đóng cửa sau sự bùng phát của dịch Covid-19.
Theo kết quả khảo sát từ Hội liên hiệp giáo viên chuyên nghiệp Hong Kong (PTU), hơn 40% trường phải đối mặt với các vấn đề tài chính nghiêm trọng, thậm chí là đóng cửa.
Từ sau Tết Nguyên đán, mọi hoạt động tổ chức lớp học ở các cấp đều bị đình chỉ. Theo thông báo mới nhất của Phòng Giáo dục Hong Kong, tất cả học sinh, sinh viên đều nghỉ học đến hết ngày 16/3 là sớm nhất.
Các thành viên Ban chấp hành của PTU công bố kết quả khảo sát. Ảnh: Chan Ho-him.
Bà Ivy Leung Sau-ting, hiệu trưởng một trường mẫu giáo và thành viên Ban chấp hành của PTU, cho biết đang "vật lộn" để có thể trả lương cho giáo viên. Đặc biệt, trường tư thục và những trường không được nhận trợ cấp của chính phủ gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động hàng ngày.
"Nếu phụ huynh không chấp nhận trả tiền học thì chúng tôi cũng chẳng còn cách nào khác", bà nói.
Tuần trước, Liên đoàn lao động ngành Giáo dục Hong Kong cũng nêu ra nhiều khó khăn tại các trường mầm non vì hơn một nửa phụ huynh từ chối trả học phí đầy đủ.
Bà Nancy Lam Chui-ling, hiệu trưởng một trường mẫu giáo và Phó Chủ tịch Liên đoàn, dự đoán có tới 200 trường mẫu giáo tư nhân phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa hoàn toàn.
Học sinh Hong Kong đã nghỉ học kể từ đầu tháng 2 đến nay. Ảnh: SCMP.
Trong khi đó, Phòng Giáo dục lại phản hồi rằng họ không nhận được bất cứ yêu cầu giúp đỡ nào. Ngoài ra, Phòng sẽ cung cấp một khoản trợ cấp đặc biệt cho các trường mẫu giáo để giúp đỡ về chi phí vệ sinh lớp học.
Mới nhất, chính quyền Hong Kong công bố gói trợ cấp tài chính 3,2 tỷ USD dành cho các trường mẫu giáo nhưng chưa thấy triển khai.
Không chỉ riêng các trường học, gần 1.000 trung tâm giáo dục và học thêm cũng đang gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh. Liên minh các Trung tâm Giáo dục Hong Kong đã biểu tình bên ngoài Văn phòng Chính phủ nhằm yêu cầu trợ giúp về tài chính.
Buổi biểu tình vừa qua của Liên minh các Trung tâm giáo dục Hong Kong. Ảnh: Felix Wong.
Ông Trevor So Tik-hei, người phát ngôn của tổ chức này, cảm thấy không công bằng khi các trung tâm giáo dục không nhận được bất kỳ hỗ trợ tài chính nào.
"Thật kỳ lạ khi chính phủ trợ cấp tài chính cho nhiều lĩnh vực như bán lẻ, dịch vụ, du lịch... nhưng trừ giáo dục ra", ông nói.
Noriko Serada (57 tuổi), giám đốc một trường múa ba lê ở Vịnh Causeway, cho biết trường múa bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian vừa qua và sắp không thể trụ lại được nữa.
"Trường đã đóng cửa kể từ tháng 2 đến giờ, và có thể là hết tháng 3 nữa. Như vậy, chúng tôi đã mất gần 12.900 USD. Nếu vẫn tiếp tục không có doanh thu, chúng tôi không thể trả tiền thuê nhà cũng như lương giáo viên để duy trì trường múa", bà chia sẻ.
Theo Zing
Những kẻ bịt mặt tấn công đại học Ấn Độ khiến 23 người bị thương Ngày 5/1, hơn 20 người đã bị thương sau khi nhóm người bịt mặt xông vào khuôn viên trường Đại học ở New Delhi và tấn công sinh viên bằng gậy. Trong bối cảnh căng thẳng về luật quốc tịch của chính phủ và vấn đề tăng học phí, một đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội vào ngày 5/1 cho...