Sinh viên Hàn Quốc kêu gọi giảm học phí
Mạng lưới Hội đồng sinh viên gồm đại diện sinh viên của 26 đại học Hàn Quốc kêu gọi chính phủ cắt giảm học phí trong thời gian nghỉ phòng Covid-19.
Jun Da-hyun, đồng Chủ tịch Mạng lưới cho biết sinh viên đang vật lộn giải quyết vấn đề học tập, sinh hoạt phí do Covid-19 gây ra trong khi trường học không có phương án xử lý tình huống này. Hơn 130.000 sinh viên đã ký đơn kiến nghị đệ trình lên tới Văn phòng Tổng thống yêu cầu cắt giảm học phí.
“Chúng tôi kêu gọi Chính phủ và Quốc hội hoàn trả học phí, cải thiện chất lượng bài học trực tuyến và hỗ trợ vấn đề nhà ở cho sinh viên nhưng chưa nhận được câu trả lời”, Jun nói và cho hay một số sinh viên phải bỏ công việc bán thời gian do lịch học trực tuyến. Covid-19 đang trở thành mối đe dọa với sinh kế của sinh viên, ngoài vấn đề học phí.
Thành viên của Mạng lưới Hội đồng sinh viên kêu gọi hỗ trợ tài chính cho sinh viên trước khu phức hợp chính phủ ở Seoul, Hàn Quốc ngày 6/4. Ảnh: Yonhap.
Bộ Giáo dục đã trao quyền xử lý cho đại học. Đại diện một trường đại học ở thủ đô Seoul cho biết học phí của các trường đã giữ nguyên trong 10 năm. Nếu hoàn trả học phí, trường học sẽ chịu ảnh hưởng lớn.
Video đang HOT
Theo một cuộc khảo sát vào cuối tháng 3 trên 6.260 sinh viên Hàn Quốc, 30,7% người được hỏi cho biết gặp khó khăn về tài chính, bao gồm vấn đề nhà ở. Sinh viên giải thích vẫn phải trả tiền thuê ký túc xá hoặc phòng trọ mặc dù không sử dụng đến, không tìm được việc làm trong thời gian nghỉ học vì Covid-19.
Đến ngày 8/4, Covid-19 đã lan ra hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 1,4 triệu người nhiễm bệnh, hơn 81.000 người chết. Hàn Quốc ghi nhận 10.384 ca nhiễm nCoV, trong đó 200 người tử vong.
Tú Anh
Biểu tình Hong Kong: Nhiều học sinh, giáo viên chuyển sang trường Đài Loan
Các trường đại học Đài Loan đang mở cửa đón nhiều sinh viên, nhà nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Một số nhà nghiên cứu, giảng viên và giáo sư tại các trường đại học Hong Kong ứng tuyển vào các vị trí tại các tổ chức ở Đài Loan, sau khi mệt mỏi với các cuộc biểu tình và xung đột đang diễn ra với cảnh sát ảnh hưởng đến nơi làm việc của họ.
Trong khi đó, chính quyền Đài Loan cho biết công dân học tập hoặc sinh sống tại Hong Kong vẫn an toàn cho đến nay, nhưng nhiều sinh viên và thanh niên quay trở lại hòn đảo vì các bài giảng và lớp học bị đình chỉ tại nhiều cơ sở giáo dục đại học ở Hong Kong.
Các mảnh vỡ phía trên trường đại học Hong Kong. (Ảnh: Facebook/Citizen News)
Cơ quan giáo dục Đài Loan ghi nhận vào tối thứ Hai (18/11) rằng khoảng 600 trong số hơn 1.000 sinh viên theo học tại các trường đại học ở Hong Kong trong năm học hiện tại đã trở về.
Tại Đài Loan, một số trường đại học cho biết có sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn ứng tuyển các vị trí trong tháng này từ các giảng viên, nhà nghiên cứu và giáo sư làm việc tại Hong Kong.
Hoạt động của hầu hết các trường đại học hàng đầu Hong Kong gián đoạn do các cuộc biểu tình. Ngoài địa điểm chính là trường Đại học Bách khoa Hong Kong, các tổ chức khác đã tạm dừng các lớp học và đóng cửa văn phòng và phòng thí nghiệm bao gồm Đại học Trung Quốc Hong Kong, Đại học Thành phố Hong Kong và Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong.
Hiệu trưởng Đại học quốc gia Sun Yat-sen ở Cao Hùng (Kaohsiung), Đài Loan cho biết hỗn loạn ở Hong Kong khiến các trường đại học buộc phải cắt ngắn học kỳ, dù nhân viên và học sinh chưa thể hoàn thành chương trình học và nghiên cứu. Ông Cheng Ying-yao cảnh báo các khu học xá Hong Kong nơi là địa điểm biểu tình có thể mất đến vài năm để phục hồi hỏng hóc cơ sở vật chất.
Dù vậy, Phó Hiệu trưởng Đại học quốc gia Đài Loan, Chou Chia-pei cho rằng còn quá sớm để thấy được một làn sóng di cư của giới trí thức từ Hong Kong, vì mức lương thưởng và các quỹ nghiên cứu hấp dẫn của thành phố này cũng như việc sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chủ yếu trong giảng dạy.
Một thợ lặn cứu hộ vào cống nước thải để tìm những người biểu tình. (Ảnh: Reuters)
Theo ghi nhận của Reuters ngày 20/11, còn khoảng 100 người biểu tình bên trong Đại học Bách Khoa Hong Kong, sau khi hơn 1.000 người bị bắt giữ cuối ngày 18/11. Một số chủ động trình diện trong khi số khác bị bắt khi đang cố gắng thoát ra.
Trường đại học trên bán đảo Cửu Long là trường đại học cuối cùng trong số năm nơi người biểu tình tập trung trong 10 ngày qua, chặn Đường hầm xuyên cảng trung tâm và các tuyến đường huyết mạch khác.
Nguồn: Reuters, Asia Times/VTC
Dẫn câu chuyện Hai Bà Trưng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ngưỡng mộ tinh thần bất khuất của Việt Nam Ông Esper nhấn mạnh Mỹ mong muốn một nước Việt Nam vững mạnh, độc lập, thịnh vượng, đóng vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, ngày 20/11/2019, tại Học viện Ngoại giao, Bộ trưởng...