Sinh viên “gửi đồ” tại… hiệu cầm đồ
Dịch vụ gửi đồ dịp Tết “ nóng” trên các diễn đàn mạng
Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp gần Tết, những sinh viên từ các tỉnh xa lại canh cánh nỗi lo gửi đồ trước khi về quê. Nhiều dịch vụ mở ra để “đón đầu” nhu cầu của SV.
Chào mời “nóng” diễn đàn mạng
Thường sau khi kết thúc kỳ thi học kỳ, nhiều trường đã tổ chức cho các sinh viên về quê đón Tết cùng gia đình. Cùng với đó là nỗi lo gửi đồ cũng khiến các sinh viên phải “đau đầu”. Phương Nhung (Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh, ĐH Phương Đông) chia sẻ: “Vừa vào năm đầu, bố mẹ mình đã sắm đầy đủ ti vi, máy giặt, tủ lạnh… nhưng tình hình an ninh ở khu vực Phùng Khoang cũng không được tốt khiến mình không yên tâm”.
Trên diễn đàn của sinh viên sư phạm Đà Nẵng, từ cách đây khoảng 1 tháng, các sinh viên đã lập hẳn một topic với chủ đề “Sinh viên về Tết gửi đồ ở đâu”. Rất nhiều ý kiến chia sẻ lo lắng mất trộm đồ đạc trong những ngày sinh viên về quê ăn Tết.
Nắm bắt được tâm lý của nhiều sinh viên, trên các diễn đàn, các trang rao vặt ngay lập tức xuất hiện những lời chào mời hấp dẫn. Trên một trang web, một thành viên có tên Nguyễn K.A đã đon đả chào mời: “Gần tết rồi mình biết các bạn sinh viên, công nhân đang đau đầu về việc cất giữ, gửi gắm tài sản cá nhân của mình đâu cho an toàn mà không lo mất trộm. Vâng nhà tôi ở Văn Trì, Minh khai, Từ liêm… Với giá gửi rất rẻ nhằm tạo điều kiện cho các bạn về quê được an lòng”.
Người này cũng không quên nhấn mạnh: “Tôi cũng người ngoại tỉnh cũng có thời thuê trọ như các bạn nên tôi biết và thông cảm. Nếu bạn nào có nhu cầu xin liên hệ với tôi qua số điện thoại: 090487…”
Khi liên lạc để hỏi về giá cả gửi các loại đồ, người này cho biết tùy vào chất lượng đồ đem gửi thuộc loại nào và còn mới hay cũ mới đưa ra được một mức giá cụ thể. Người này cũng không quên khẳng định: “Đem ra hàng thì còn sợ bị thay đồ, thay linh kiện còn ở đây là nhà mình nên các bạn cứ yên tâm. Giá cả đảm bảo rẻ hơn so với các hiệu cầm đồ.”
Nhiều sinh viên vẫn chọn giải pháp đem gửi nhờ nhà người thân cho dù có những bất tiện
Video đang HOT
Trên mục hỏi đáp của Yahoo Việt Nam, nick dammekinhdoanh cũng đưa lên các nội dung tương tự “Nhà 2 căn khá rộng nhận giữ đồ đạc, xe máy cho ai có nhu cầu về quê hoặc đi xa. Liên hệ:0937697767-ms thảo-nhà vĩnh lộc A – Bình chánh”.
Người này cũng không quên chú thích thêm “giá rẻ thôi, chủ yếu giúp đỡ các bạn sinh viên, công nhân yên tâm về quê đón tết mà không phải lo lắng về việc cất giữ đồ đạc”.
Hiệu cầm đồ lên ngôi
Những năm trước, sinh viên thường gửi đồ tại nhà người thân hoặc đem đến gửi nhờ bạn bè tại những khu vực có an ninh tốt nhưng trong 2 năm trở lại đây, xu hướng đem đồ gửi hiệu cầm đồ lên ngôi.
Vào dịp Tết, hiệu cầm đồ lên ngôi
Mạnh Hùng (Khoa Cầu đường bộ, ĐH GTVT) phân trần: “Gửi đồ ở hiệu cầm đồ cũng là bất đắc dĩ vì không thể năm nào cũng làm phiền gia đình bạn của bố mẹ được. Nhà các bác cũng nhỏ, nay lại thêm đồ đạc lỉnh kỉnh của mình. Vì vậy từ năm trước mình đã đem ra hiệu để họ “giữ” hộ. Cũng không có vấn đề gì”.
Cũng cùng lý do đó, Tuấn Anh (ĐH Kiến trúc Hà Nội) cho rằng: “Việc này cũng đã có từ vài năm nay rồi. Năm nay quá nửa lớp mình đem đồ gửi các hàng ở trong Phùng Khoang. Cầm tạm 500 nghìn về quê tiêu Tết. Ra Tết lại tính tiếp”. Theo nhiều sinh viên đánh giá, cách gửi đồ trước khi nghỉ hè, nghỉ Tết tại tiệm cầm đồ là cách khá hay và yên tâm, mặc dù phải chịu lãi suất.
Thực tế, nhiều hàng cầm đồ trong dịp tết năm nay đã từ chối nhận đồ sinh viên gửi cho dù còn gần chục ngày mới đến Tết.
Theo khảo sát của phóng viên, hầu hết các cửa hàng cầm đồ trên khu vực đường Láng hiện nay chỉ chấp nhận cầm các đồ vật có giá trị như laptop, xe máy, điện thoại di động… chứ không nhận các đồ lặt vặt của sinh viên.
Anh Dũng, chủ một hiệu cầm đồ trên đường Láng cho biết: “Mấy ngày đầu tháng còn hào hứng cho các cậu sinh viên gửi đồ chứ bây giờ thì kho cũng chật rồi. Bây giờ cậu nào đem gửi mấy thứ lặt vặt là tôi không nhận. Các hàng khu vực xung quanh cũng vậy”.
Rủi ro trăm đường
Sinh viên về quê đón Tết cùng bao nỗi lo
Đối với nhiều sinh viên sống tại các khu ký túc xá hay thuê được căn hộ riêng thì có thể yên tâm về quê ăn Tết nhưng với những người đem đồ đi gửi thì sẽ phải lo tới tận khi nhận đồ.
Hoàng Anh Dũng, (ĐH KHXH&NV) cũng đã từng là nạn nhân khi đem gửi đồ tại hiệu cầm đồ. “Năm trước em cùng vài người bạn mang bộ máy tính mới mua gần 10 triệu đồng ra hiệu cầm đồ gửi nhưng sau khi lấy lại dùng được 1 tuần đã phải đem đi sửa. Ra hàng mới biết mình bị thay đồ”.
Thu Ngân, sinh viên khoa Văn (ĐH KHXH&NV) thì cẩn trọng: Cách đây mấy ngày, mình có mang đồ tới gửi theo chỉ dẫn của một người đăng thông tin trên mạng nhưng sau đó phải mang về. Nhìn dáng vẻ người này không đứng đắn, căn phòng thì chỉ như một cái nhà kho rộng. Hỏi ra thì chỉ có giấy tờ viết tay. Biết đâu đấy là bọn trộm thuê nhà rồi gom đồ của mọi người đến gửi rồi cuỗm mất thì chết.
Theo VTC News
Nghỉ việc trông con vì... trời rét
Hôm nay, chị Ngọc phải xin nghỉ làm bởi lớp mẫu giáo của con trai phải đóng cửa tránh rét, và không có ai trông giúp.
Ngày 6/1 ở Hà Nội, nhiệt độ chưa xuống dưới 10 độ C nên học sinh mẫu giáo, tiểu học vẫn phải đến trường. Tuy nhiên vì nhiều lý do liên quan đến thời tiết, không ít trẻ phải nghỉ học.
Lớp nghỉ vì hỏng điều hòa
Mấy hôm nay, cái máy điều hòa nhiệt độ của lớp bé Khôi (con trai chị Ngọc ở Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội) bị hỏng. Thấy phòng học quá lạnh lẽo, sợ trẻ ốm, rất nhiều phụ huynh để con nghỉ ở nhà cho ấm. Riêng nhà chị Ngọc vì không có ai trông con nên vẫn cho bé Khôi đến lớp.
"Hôm trước thằng bé đã nỉ non xin nghỉ, hỏi tại sao thì nó bảo vì các bạn con cũng nghỉ nhiều lắm. Tôi không đồng ý. Nhưng hôm nay thì phải để nó ở nhà vì các cô bảo nghỉ thôi chứ học sinh vắng nhiều quá, mai sửa được máy điều hòa thì đi học lại. Các lớp khác trong trường thì vẫn học như thường", Ngọc kể. Thế là sáng nay, Ngọc phải xin nghỉ việc ở nhà trông con vì không biết gửi cho ai.
Nhiều phụ huynh lo con ốm khi phải đi học trong ngày lạnh.
Còn anh Hưng nhà ở Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội, có con gái hai tuổi gửi ở nhà trẻ tư, thì chủ động để con ở nhà cho đến tuần sau. Anh ca cẩm: "Hồi đầu năm học đã bảo đổi cái máy điều hòa hai chiều để mùa đông bọn trẻ đỡ rét, nhưng những nhà kia tiếc tiền không chịu đóng. Rét thế này mình còn không chịu được nữa là trẻ con". Thực ra các phụ huynh khác có con học lớp với bé nhà anh Hưng đều là lao động nghèo nên không có khả năng đóng góp nhiều. Sắp tới, anh sẽ cho con chuyển sang trường khác có cơ sở vật chất tốt hơn.
Học sinh tiểu học cũng nghỉ trốn rét
Trừ khi quá kẹt về người trông, các phụ huynh có con học mẫu giáo thường rất dễ dàng tự quyết định cho con nghỉ học khi thấy thời tiết không thuận lợi. Nhưng với bậc tiểu học, thường phụ huynh không dám "tự tiện" như vậy. Thế nhưng đợt rét này lại khác. Một số trường đã thi học kỳ xong nên các bà mẹ không cảm thấy "cắn rứt" mấy khi bảo con nghỉ một vài hôm, dù trường vẫn dạy bình thường.
Chị Hồng, 35 tuổi, nhà ở phố Yên Lạc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, nói về cậu con trai học lớp hai: "Mấy hôm nay rét quá mình cho nó nghỉ ở nhà chơi với em và ông bà. Thằng bé thì sướng mà mình thì đỡ lo nó cảm lạnh, vì thằng này nghịch lắm, toàn chạy nhảy mồ hôi đầm đìa, rồi cởi hết áo ấm ra. Nó thi học kỳ xong rồi, điểm toàn 9, 10. Nghỉ mấy hôm chắc cũng không ảnh hưởng tai hại gì lắm, chịu khó kèm thêm sau vậy".
Cũng đã thi xong nên bé Minh, 8 tuổi, nhà ở khu Lò Đúc, Hà Nội, được mẹ cho ở nhà hôm nay do có hiểu hiện hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên, mẹ Minh quyết định rằng ngày mai khỏe hơn, bé sẽ phải đến lớp. "Nghỉ một vài buổi cũng chưa ảnh hưởng nhiều đến học tập nhưng tôi không muốn dễ dãi, sợ nó thành vô kỷ luật", người mẹ nói.
Nhiều trẻ ngừng ăn bán trú
Con ốm là nỗi lo lớn nhất của các bà mẹ trong dịp rét này bởi bao giờ cũng vậy, hễ trời rét là bọn trẻ đứa ho, đứa sốt, đứa tiêu chảy, đứa lên cơn hen... Thế nên trong các dịp này, các phụ huynh thường cố gắng hết sức để giữ gìn, tăng sức đề kháng cho con đến trường, nhất là những trẻ yếu, từ việc mặc ấm đến ăn uống.
Cũng vì lo con ốm mà mấy hôm nay, chị Mai Anh (Hà Đông, Hà Nội) trưa nào cũng đón con trai về nhà (ở gần trường) ăn trưa, thay vì để cháu ăn bán trú như thường lệ. "Bữa cơm ở trường không phải ngày nào cũng hợp khẩu vị con bé. Nó không ăn được thì lấy đâu ra sức khỏe mà chống rét. Rồi khi ngủ trưa nữa, biết có đủ ấm không. Thà tôi chịu khó dậy sớm nấu nướng, trưa lặn lội về đón con, cho nó ăn cơm nóng, ngủ giường ấm rồi lại đưa đi cho yên tâm", Mai Anh nói. Con gái chị cho biết, nhiều bạn khác trong lớp cũng mới được bố mẹ đón về ăn trưa.
Tuy nhiên, cách của chị Mai Anh chỉ phù hợp với những gia đình mà nhà ở gần trường trẻ. Nếu ở quá xa, việc đưa đón trẻ về ăn trưa không chỉ làm bố mẹ vất vả, mất thời gian mà còn khiến trẻ chịu lạnh khi đi đường, và không có thời gian nghỉ trưa. Vì vậy để bảo đảm sức khỏe cho con đến trường trong những ngày lạnh, các chuyên gia y tế khuyên các phụ huynh phải luôn đảm bảo cho trẻ mặc đủ ấm, đặc biệt lưu ý lúc đi đường, ăn thức ăn nóng, giàu dinh dưỡng. Phụ huynh có con học bán trú cần chuẩn bị chăn gối đầy đủ, giám sát chặt chẽ chất lượng bữa ăn ở trường...
Theo Đất Việt
Hé lộ về cuộc săn lùng con khỉ độc khát máu Màn đêm buông xuống, nhiều nhà đóng then cài cửa sớm. Đi rừng, nhiều người phải tụ tập đông đủ mới dám khởi hành. Cuộc sống của người dân đảo lộn hàng tháng trời vì "quái vật" xuất hiện và liên tục tấn công. Lời đồn "quái vật" trả thù Thông tin về một loài "quái vật" luôn xuất hiện bất ngờ và...