Sinh viên giả danh nhà báo vòi tiền Cảnh sát giao thông
Phong giả danh nhà báo, gọi điện đến Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Nông cho biết đã quay được bằng chứng CSGT vi phạm quy trình tuần tra để vòi tiền.
Ngày 30/8, Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định tạm giữ hình sự Phạm Hoàng Phong (SN 1992, P.Tân Thành, TP Buôn Ma Thuột) để điều tra việc Phong giả danh nhà báo, vu khống, vòi tiền CSGT.
Phạm Hoàng Phong – Ảnh: Hoa Anh
Theo cơ quan điều tra, khoảng 22h ngày 29/8 tại một quán cà phê ở đường Mai Hắc Đế (TP Buôn Ma Thuột), Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt quả tang Phong đang nhận 40 triệu đồng từ một tổ CSGT thuộc Công an tỉnh Đắk Nông.
Bước đầu Phong khai nhận là sinh viên mới tốt nghiệp một trường CĐ nghề ở TP.HCM. Ngày 26/8, trên đường đi qua huyện Cư Jut (Đắk Nông), Phong gặp một tổ CSGT của Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Nông đang làm nhiệm vụ.
Video đang HOT
Sau đó, Phong đã gọi điện đến Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Nông xưng là phóng viên của một tờ báo và đã quay được bằng chứng các CSGT vi phạm quy trình tuần tra kiểm soát.
Cơ quan điều tra cũng cho biết thêm Phong khai nhận mục đích của mình là vòi tiền CSGT chứ thật ra Phong không có hình ảnh hay tài liệu gì. Sau đó, Phong có hẹn tổ tuần tra kiểm soát trên đến địa điểm để giao tiền là quán cà phê trên thì bị bắt quả tang./.
Theo Hoa Anh
Theo_VOV
Giả người của cơ quan nhà nước, lừa nhiều tỷ đồng qua điện thoại
Nhóm của Li Hul Yu nhiều lần tự xưng mình là người trong cơ quan nhà nước và gọi điện yêu cầu "con mồi" gửi tiền vào tài khoản để kiểm tra có phải rửa tiền hay không... rồi chiếm đoạt.
Ngày 27/8, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt các bị cáo Li Hul Yu (SN 1979, quốc tịch Đài Loan) 13 năm tù, Lâm Triệu Cường (SN 1964, ngụ quận 5) 12 năm tù, Chiu Yung Sheng (SN 1982, quốc tịch Đài Loan) 14 năm tù, Lưu Bình (SN 1974, ngụ quận 8) 12 năm tù và Trần Hữu Duy (SN 1989, ngụ quận 11) 9 năm tù cùng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Thủ đoạn của nhóm bị cáo là hết sức tinh vi
Theo bản cáo trạng, ngày 18/3/2014, ông Đặng Đình Xứng, ngụ huyện Củ Chi, TPHCM nhận được điện thoại từ một người tự xưng là nhân viên của VNPT (Công ty Bưu chính viễn thông). Qua nội dung trao đổi, ông Xứng biết được mình nợ tiền cước điện thoại gần 9 triệu đồng.
Sau đó, ông này được nối máy để nói chuyện với Công an Tây Ninh và được phía công an yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. Sau khi cung cấp đầy đủ các công tin, người này liền thông báo cho ông Xứng về việc ông này dính tới một đường dây mua bán ma túy quốc tế.
Tiếp đó, "nhân viên VNPT" lại yêu cầu ông Xứng nói chuyện với người đại diện của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh. Khi liên lạc, ông Xứng được phía bên VKS cho biết, muốn chứng minh trong sạch phải khai thật hiện có bao nhiêu tiền và gửi tại ngân hàng nào.
Qua hàng loạt cuộc trao đổi, các đối tượng trên đã yêu cầu ông Xứng gửi toàn bộ số tiền mình có là hơn 200 triệu đồng vào một tài khoản cá nhân. Để trấn an tinh thần ông Xứng, nhóm tội phạm này đã hứa sau 2 ngày sẽ trả số tiền trên sau khi đã điều tra xong nguồn gốc số tiền.
Tuy nhiên, qua hai ngày, ông Xứng bị mất liên lạc với nhóm người này nên ông liền trình báo cơ quan chức năng.
Ngoài ông Xứng, bằng thủ đoạn trên, nhóm đối tượng này còn lừa đảo thêm 12 người khác với tổng số tiền hơn 1,6 tỷ đồng.
Qua khai báo của các nạn nhân, cơ quan công an vào cuộc và tóm gọn đường dây lừa đảo này.
Quế Sơn
Theo Dantri
Mất hàng tỉ đồng vì những cuộc điện thoại giả danh Công an Nhóm tội phạm người nước ngoài kết hợp với người Việt Nam đã sử dụng các thiết bị viễn thông công nghệ cao thực hiện các cuộc gọi giả danh Công an với những "kịch bản" đã được dựng sẵn, lừa đảo chiếm đoạt gần 1,8 tỉ đồng. Tin tức từ trang Một thế giới cho biết: Ngày 27/8, TAND TP.HCM xét xử...