Sinh viên dọn rác nơi cửa biển
Nhiều tấn rác thải trên bờ biển Diêm Phố (Thanh Hóa) được nhóm sinh viên tình nguyện ĐH Kinh tế Quốc dân phân loại, thu gom vào bãi tập kết. Các bạn trẻ đã làm thay đổi thói quen xả rác, phóng uế bừa bãi của nhiều gia đình ngư dân.
Ngày 7 – 21/7, hơn 40 bạn trẻ đến từ Đội sinh viên tình nguyện Ban liên lạc đồng hương Thanh Hóa (ĐH Kinh tế Quốc dân) tổ chức chương trình Hè tình nguyện 2013 tại nhiều xã bãi ngang ven biển huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa).
Với khẩu hiệu “Chung tay vì một môi trường xanh sạch đẹp”, ngay sau lễ xuất quân, nhóm bạn trẻ đã bắt tay vào dọn rác và kêu gọi người dân cùng bảo vệ môi trường sống. Mỗi ngày từ sáng sớm, bóng dáng màu áo xanh tình nguyện đã xuất hiện trên khắp các đường làng, ngõ hẻm.
Lao động dưới trời nắng…
… khiến các thành viên trong nhóm mồ hôi đẫm vai áo.
Video đang HOT
Nhiều tuyến đường sạch bóng rác thải.
Các miệng cống, dòng kênh đen kịt cũng được khơi thông trước mùa mưa bão đang đến gần.
Những ‘ lao công không chuyên’ làm việc khá chuyên nghiệp
Trưởng nhóm Hồ Anh Tuấn cho biết, ngoài dọn rác, nhóm còn xây dựng nhà tình nghĩa, tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó, các gia đình chính sách và thăm hỏi, giao lưu, tặng quà chiến sĩ đóng quân trên đảo Nẹ…, tổng giá trị trên 100 triệu đồng. Đây là nguồn tiền do các bạn đóng góp, kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và Hội đồng hương Thanh Hóa tại Hà Nội giúp đỡ.
“Chuyến đi mang đến cho các thành viên những trải nghiệm sống vô cùng quý giá. Dù ai cũng đen sạm, sụt cân vì nắng và gió biển, nhưng đều cảm thấy rất vui vì đã làm một việc có ích, giúp bà con thay đổi thói quen xả rác ra môi trường. Day dứt nhất của nhóm chính là thời gian quá ngắn nên chưa thể dọn sạch hết được số rác khổng lồ trên bờ biển xã Ngư Lộc”, Tuấn chia sẻ.
Theo VNE
Thương lái Trung Quốc giả khách du lịch vơ vét vải thiều
Dù đã có quy định cấm thương lái nước ngoài trực tiếp thu mua nông sản trong nội địa, nhưng hiện nay, mùa vải đang chín rộ tại các tỉnh, thương lái, phần lớn từ Trung Quốc đến tận các vựa vải Lục Nam, Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương) để thu mua. Các thương lái đã núp dưới vỏ bọc khách du lịch, thu gom vải thiều từ nông dân.
Thu gom vải thiều, đóng thùng xuất đi Trung Quốc
Thương lái Trung Quốc mua tận vườn
Tại vựa vải thiều lớn nhất miền Bắc - huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), trung bình mỗi ngày có tới 1.500-2.000 tấn quả vải tươi được đóng thùng, ướp đá lạnh chở ngược lên hai cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và Lào Cai để xuất sang Trung Quốc. Dọc từ trung tâm thị trấn Chũ vào tận các xã Phượng Sơn, Hồng Giang... khoảng 400 điểm thu gom vải lúc nào cũng tấp nập. Giá bán tại điểm thu gom từ 15.000-20.000 đồng/kg, riêng vải loại 1 lên tới 20.000-26.000 đồng, thậm chí 30.000-38.000 đồng/kg (loại trồng theo tiêu chuẩn VietGAP).
Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, mặc dù năm nay bị mất mùa nhưng tổng sản lượng toàn tỉnh vẫn đạt khoảng 140.000 tấn quả tươi. Nếu những năm trước, việc tiêu thụ phải trông cậy cả vào thị trường nội địa thì năm nay chỉ đủ để xuất khẩu. Vì thế, ở các thị trường như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh không thể có vải thiều Lục Ngạn mà chủ yếu là vải từ các vựa mới như Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ...
Mặc dù vui nhưng vẫn có nỗi lo, đó là việc hàng loạt thương lái Trung Quốc đang thao túng thị trường vải thiều ở miền Bắc. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, ông Đào Xuân Cường, mỗi năm có khoảng 100-200 thương lái Trung Quốc vào tận Lục Ngạn để thu mua vải. Toàn bộ giá cả, sức mua, thị trường vải thiều hàng năm cao hay thấp hầu như do chính thương lái nước ngoài quyết định.
Ông Triệu Văn Hội, chủ một trạm thu mua tại xã Hồng Giang (Lục Ngạn) cho biết, ông chỉ là "trung gian" lo việc gọi hàng, thuê người bốc xếp, cân đo còn chủ thu mua trực tiếp là người Trung Quốc. "Họ trực tiếp xem hàng, giám sát cân đong, vải đẹp mới lấy, không đạt là loại ra ngay, sau đó đóng thùng chuyển thẳng lên cửa khẩu Tân Thanh" - ông Hội cho hay. Trong khi đó, theo những nông dân trồng vải, việc xuất hiện hàng trăm thương lái Trung Quốc gần như ngay tại vườn ở Lục Ngạn đã giúp thúc đẩy sức tiêu thụ trôi chảy hơn.
Ra khỏi cửa khẩu, mất ngay thương hiệu
Trao đổi với chúng tôi, ông Chu Văn Báo, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) chia sẻ, thương nhân Trung Quốc có mặt ở đây đã từ nhiều năm nay. "Họ tới đăng ký tạm trú đàng hoàng, thuê khách sạn ở và thông qua các đại lý, trạm cân để thu mua vải của bà con".
Tuy nhiên, theo quy định mới nhất của Bộ Công Thương thì việc thương lái nước ngoài vào nội địa, trực tiếp thu mua vải là trái quy định. Theo đó, thương nhân nước ngoài chỉ được phép mua nông sản (như vải thiều) tại cửa khẩu do các thương nhân Việt Nam xuất sang.
Song do quy định vẫn chưa chặt chẽ, nên hiện tại hàng trăm thương lái Trung Quốc vẫn đang lách luật, sử dụng chiêu "núp" dưới danh nghĩa khách du lịch để vào mua hàng thông qua các điểm cân ở huyện Lục Ngạn. Tiền được họ chuyển khoản nhờ vào các tài khoản ngân hàng của chủ đại lý ở TP Bắc Giang. Sau đó, khi sang tới Việt Nam, họ rút tiền ra để thu mua vải, và lại thuê chính các đại lý ở Bắc Giang chở lên Tân Thanh (Lạng Sơn) để chuyển qua cửa khẩu.
Còn ông Nguyễn Quang Bách, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) cho hay, điều đáng buồn là từ nhiều năm nay, vải thiều Việt Nam không hề được gắn nhãn mác, thương hiệu của Việt Nam, mà chỉ cần ra khỏi cửa khẩu là bị lột mác, bóc thùng để gắn thương hiệu vải Trung Quốc. "Ngay tại vựa vải cũng như ở cửa khẩu, thương lái Trung Quốc không chịu mua hàng đóng gói sẵn mà chỉ mua hàng đóng thùng xốp, sau đó mang về bên kia mới đóng gói lại, mang thương hiệu của Trung Quốc để bán được giá cao hơn, họ không chấp nhận để chỉ dẫn địa lý của Việt Nam".
Còn theo Bộ NN&PTNT, ở Trung Quốc hiện nay cũng trồng khá nhiều vải thiều, nhưng chất lượng và độ ngon của vải Trung Quốc thua xa vải Thanh Hà, Lục Ngạn của Việt Nam.
Theo ANTD
Cơm chay miễn phí cho sĩ tử thi đại học Những món ăn chay dinh dưỡng được các sĩ tử đón nhận nhiệt tình. Hơn 200 suất cơm chay tại đình Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội được phát miễn phí để tiếp sức cho sĩ tử mùa thi năm nay. Gần 50 bạn trẻ của chương trình tiếp sức mùa thi đại học 2013 đã lục tục dậy từ 4h sáng chế...