Sinh viên ĐH New York tham quan nhà máy Tân Hiệp Phát
Ngày 19/3 đoàn sinh viên của Đại học New York (Hoa Kỳ) đã đến tham quan công ty Tân Hiệp Phát.
Đây là lần thứ 2 Tân Hiệp Phát được chọn làm điểm đến tham quan và nghiên cứu của đoàn.
Đoàn trường Đại học New York với gần 40 thành viên gồm giáo sư, giảng viên, sinh viên, đã có buổi gặp gỡ và giao lưu thú vị với đại diện của Tân Hiệp Phát; lãnh đạo công ty Tân Hiệp Phát đã chia sẻ với Đoàn về quá trình phát triển công ty trong việc xây dựng thương hiệu và các sản phẩm chủ lực của Tập đoàn. Các thành viên của đoàn rất hào hứng khi tiếp nhận thông tin và thưởng thức các sản phẩm nước giải khát Trà Thảo Mộc Dr. Thanh, Trà Xanh Không Độ.
Đây là lần thứ 2 Tân Hiệp Phát được chọn làm điểm đến tham quan và nghiên cứu của đoàn sinh viên Đại học New York (Hoa Kỳ)
Ngoài việc giao lưu, đại diện Tân Hiệp Phát đã hướng dẫn đoàn đi tham quan dây chuyền sản xuất nước giải khát trên công nghệ chiết vô trùng Aseptic. Các bạn sinh viên tỏ ra thích thú khi được tận mắt chứng kiến dây chuyền sản xuất hiện đại và hoàn toàn khép kín. Sau buổi tham quan, bà Kelsey – trưởng đoàn tham quan bày tỏ: “Chúng tôi thật sự ấn tượng với quy mô của nhà máy Tân Hiệp Phát. Đây là một tập đoàn rất đáng nể phục, có ý tưởng tuyệt vời và năng lực quản lý tốt. Chúng tôi biết đến Tân Hiệp Phát qua lời giới thiệu của giáo sư tư vấn khi đoàn đến Việt Nam. Chuyến đi đem đến cho các sinh viên những trải nghiệm thú vị, cũng như hiểu biết thêm những kiến thức về hệ thống quản lý, các hoạt động sản xuất của Tân Hiệp Phát và những kinh nghiệm thực tế trong ngành công nghiệp nước giải khát tại Việt Nam”.
(Theo Kiến Thức)
7/7 sản phẩm của Tân Hiệp Phát đạt chất lượng
Ngày 20-3, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Bình Dương cho biết kết quả xét nghiệm do Viện Y tế công cộng TP.HCM (Bộ Y tế) thực hiện ghi nhận tất cả 7/7 sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hiệp Phát (Bình Dương) đạt chất lượng.
Cụ thể: Nước tăng lực Number 1 chanh (chai pet), nước tăng lực Number 1 (chai thủy tinh), nước tăng lực Number 1 (chai pet), trà thảo mộc Dr.Thanh, sữa đậu nành Soya (chai thủy tinh), trà xanh không độ và trà ô long không độ linh chi.
Theo Chi cục ATVSTP tỉnh Bình Dương, bảy mẫu sản phẩm nói trên của Công ty Tân Hiệp Phát được cơ quan chức năng mua tại những quán ăn uống, tiệm tạp hóa trên địa bàn TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) vào ngày 3-3. Sau đó tất cả mẫu được gửi tới Viện Y tế công cộng TP.HCM kiểm định các chỉ tiêu kim loại nặng (arsen và chì), tổng số vi sinh vật hiếu khí, Coliforms, Escherichia Coli… và tổng số bào tử nấm mốc-men.
Theo Pháp Luật TP.HCM
Kỳ án "Con ruồi": Châu chấu "uy hiếp" xe?
Tiếp theo phân tích về có hay không một "thỏa thuận dân sự hợp pháp giữa Tân Hiệp Phát (THP) và ông Võ Văn Minh, bài này viết tiếp mạch phân tích pháp lý các sự kiện của vụ việc.
Video đang HOT
Người viết cho rằng cần phải hiểu đúng các sự kiện và ý nghĩa pháp lý của chúng nếu xã hội và người tiêu dùng muốn "đập ruồi" - tức là giải quyết những rắc rối xung quanh vụ việc THP.
Cho đến nay dường như trong công luận - bao gồm cả những cơ quan truyền thông chính thống - vẫn còn sự nhầm lẫn giữa thái độ thông cảm với những người "yếu"/ hay người được công luận có cảm tình, và truyền thông đã mô tả câu chuyện theo dạng "tội nghiệp" và cảm tính (vì tình), với việc xuê xoa bỏ qua hành vi sai trái, mang nhiều yếu tố phạm pháp của người đó.
Quan điểm của tôi là về nguyên tắc hành vi của cả hai bên trong tranh chấp đều cần được đánh giá đúng sai một cách khách quan không dựa vào cảm tính mà dựa vào những nguyên tắc hành xử có logic, trên cơ sở của pháp luật.
Pháp quyền với "Truyền thông quyền"
Việc cung cấp cho công luận một cái nhìn khách quan và thói quen đánh giá vấn đề một cách logic trên căn bản luật pháp theo tôi quan trọng hơn việc bảo vệ cho người có hành vi "tống tiền" hay bảo vệ nhà sản xuất, bất kể nhà sản xuất đó là THP - thương hiệu quốc gia hay một thương hiệu nào khác.
Cũng như thế, tôi hiểu rất có thể, phản ứng của người tiêu dùng thể hiện thái độ của họ với THP hơn là thực sự bên vực hành vi của anh Minh, tuy vậy xuê xoa phản ứng theo yêu ghét cảm tính của một xã hội nguy hiểm hơn là việc con ruồi có/không có trong chai và do vậy diều này cần phải được làm rõ.
Việc này quan trọng nếu người Việt thực sự mong muốn có một xã hội tôn trọng pháp quyền vì ai cũng biết Việt Nam đang cố công xây dựng một "Nhà nước pháp quyền".
Nhưng thử hỏi Nhà nước pháp quyền có ý nghĩa gì nếu các công dân sống trong đó suy nghĩ, xử sự và phản ứng theo cảm tính của một đám đông vô thức được truyền thông dẫn dắt?
Tóm lại, theo tôi hành vi cần được đánh giá, đương nhiên không chỉ theo góc nhìn pháp lý mà còn theo lương thức phân biệt đúng sai của xã hội.
Tuy nhiên, với những hành vi dụng chạm đến qui định luật pháp, nếu lương thức xã hội không được xây trên cơ sở là những nguyên lý logic của Pháp quyền (Rule-of-law) thì liệu một phương thức "chung chung phải đạo", "bênh xe nhỏ" và những bài viết chiều theo số đông để lấy lòng quần chúng hay hợp ý truyền thông, tất cả những điều này sẽ đưa xã hội về đâu?
Sở dĩ tôi quan tâm việc này hơn con ruồi trong chai, là dường như trong đám đông lên tiếng phản đối THP có nhiều người chọn cách đồng tình hay lặng lẽ bỏ qua một hành vi tội phạm "tống tiền" đơn giản vì "ghét cái thái độ" của bên bị tống tiền?!
Phải chăng thái độ này thể hiện thói quen tặc lưỡi mặc kệ pháp luật, bât chấp đúng sai của người Việt?!
Tôi cũng tự hỏi lẽ nào câu đùa mỉa mà nhiều người hay dùng "cả nước vào cầu toàn dân đánh quả" nay đã là một thói quen thực tế và do vậy việc đòi tiền đổi lấy sự yên lặng nay là chuyện bình thường nên được coi là những "thỏa thuận" dân sự đáng được pháp luật bảo vệ?
Không lẽ quan niệm đúng sai của mỗi một hành vi không cần được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc công bằng và khách quan của pháp luật, mà chỉ cần được thích (like), hay ủng hộ (follows) bằng những lý lẽ hời hợt trên bề mặt, có thể tìm thấy vô thiên lủng trên mạng xã hội và truyền thông đại chúng hiện nay?!
Đương nhiên hỏi như thế là một cách trả lời và thiết nghĩ rule-of-law là thứ không thể chỉ được áp dụng cho hành xử của nhà nước hay các doanh nghiệp lớn mà còn là cơ sở của/cho cách thức hành xử các cá nhân trong xã hội.
"Nực cười châu chấu đá xe"
Trở lại vấn đề tôi cưỡng đoạt tài sản, tôi nhớ có đọc hơn một lần những lý lẽ khá buồn cười vin vào câu chữ của điều 135, luật hình sự, tội cưỡng đoạt tài sản để cho rằng:
- Vì phải có "người bị hại" mà công ty THP không phải là "người"!
- Về mặt hình thức tội này cần có sự "uy hiếp tinh thần" mà công ty thì không có "tinh thần"
- Vì anh Minh chỉ là một chủ quán nhỏ trong khi THP là một doanh nghiệp lớn
- Vì pháp luật cho phép người ta thương lượng & yêu cầu bồi thường
- v.v.... ?!
Từ đó có thể coi việc anh Minh yêu cầu THP trả tiền để im lặng không thỏa mãn yêu cầu về mặt hình thức của tôi cưỡng đoạt tài sản, do vậy vụ việc này nên được coi là một thỏa thuận dân sự và việc đòi tiền của anh Minh là việc anh có quyền làm vì đã được luật pháp cho phép?!
Lạ nữa là có nhiều báo chí hay phương tiện truyền thông sử dụng những lý lẽ kiểu này để "chứng minh" hành vi của anh Minh không thỏa mãn những yếu tố cấu thành tội phạm.
Đỉnh điểm của quan điểm này thậm chí cho rằng hành vi của THP, yêu cầu sự giúp đỡ của công an để không bị tống tiền, có thê bị coi là "chiếm đoạt ngược"!
Phải chăng pháp luật có thể được diễn dịch đơn giản và tùy tiện như thế?
Về nguyên tắc, sau khi được thành lập, công ty là một con-người-pháp-lý do đó nó còn có tên là "pháp nhân" hay "legal entity" do vậy hoàn toàn có thể coi "người bị hại ở đây chính là con-người-pháp-lý này.
Thêm vào đó việc dọa dẫm sẽ tung thông tin bất lợi cho báo chí và in tờ rơi phát tán thông tin nếu được thực hiện như đe dọa, hoàn toàn có thả năng tác động đến những "người" lãnh đạo THP nếu họ quan tâm đến uy tín của doanh nghiệp và độ nổi tiếng của nhãn hiệu sản phẩm.
Nói khác đi một lần nữa yêu cầu phải có "người" bị hại và "tinh thần" của những người này bị đe dọa có thể coi là được thỏa mãn.
Sau cùng, uy hiếp hay không uy hiếp
Do đó, kết hợp với những yếu tố khác của hành vi, thiết nghĩ ở góc nhìn của cơ quan điều tra và người bị hại, đã có thể hiểu mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản qua hành vị của ông Minh có thể được đánh giá thế nào.
Hơn thế nữa, thiết nghĩ theo dõi truyền thông cho đến nay, người ta hiểu tại sao một chủ quán nhỏ hoàn toàn có khả năng "uy hiếp tinh thần" một pháp nhân tuy "lớn xác" nhưng uy tín kinh doanh và độ phổ biến của thương hiệu có thể dễ dàng bị phương hại bởi hành vi của những cá nhân với những phương tiện rẻ tiền dễ kiếm trong thời đại thông tin hiện nay.
Sau cùng, xin lưu ý những ai quan tâm đến việc rốt cuộc thì cơ quan điều tra đã kết luật hành vi của anh Minh đã cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản trên thực tế hay chưa, các sản phẩm lỗi và hành vi dụ dỗ đưa tiền để bắt người của THP có đúng luật không Việc tuân thủ các thủ tục tố tụng & bắt quả tang của công an, v.v...
Xin lưu ý, bài viết này là một bài nhận định về khía cạnh chuyên môn trên cơ sở một số sự kiện đã được đăng và xác minh trên thông tin đại chúng. Đây không phải là cáo trạng buộc tội anh Võ Văn Minh hay bài bào chữa cho THP.
Để làm những việc đó, cần phải có tiếp xúc và nghiên cứu hồ sơ vụ việc, trao đổi với cả hai bên và các cơ quan tiến hành tố tụng.
Như một vấn đề mang tính nguyên tắc, tôi luôn cố hạn chế phát biểu cụ thể hay nói "như đúng rồi" về những vấn đề chưa có thông tin đã xác minh hay chưa xem hồ sơ vụ việc.
Do vậy nội dung bài viết thuần túy đưa ra các nhận xét trên cơ sở các sự kiện nêu trong bài viết là chính xác và đầy đủ...
Bài kỳ tới: Cách thức thương lượng & yêu cầu bồi thường -thông tin về tội phạm có thể được dùng như "đòn bẩy thương lượng"?
LS. PHÙNG ANH TUẤN
Theo NTD
Tân Hiệp Phát có dập tắt được "khủng hoảng con ruồi"? Câu chuyện "con ruồi 500 triệu đồng" dẫn tới khủng hoảng Tân Hiệp Phát đã kéo dài hơn một tháng. Càng đi sâu tìm hiểu vấn đề "con ruồi" - vật thể lạ xuất hiện trong những sản phẩm nước uống đóng chai của Tân Hiệp Phát càng thấy nhiều điểm bất thường... Thời gian qua hàng loạt sản phẩm của Tân Hiệp...