Sinh viên công nghệ tự chế tạo máy in 3D để sản xuất mô hình máy bay
Mặc dù mới chỉ là sinh viên năm thứ ba nhưng Vũ Văn Đại, ngành Công nghệ Hàng không Vũ trụ, trường ĐH Công nghệ, ĐH QGHN đã có thể tự chế tạo được máy in 3D để sản xuất ra mô hình máy bay.
Hiện nay, công nghệ in 3D đã được ứng dụng phổ biến trong rất nhiều các lĩnh vực từ kiến trúc, xây dựng, thời trang, mỹ thuật, y học, thẩm mỹ, giáo dục đến các ngành công nghiệp sản xuất…
Việc tạo ra một sản phẩm riêng bằng máy in 3D mang đậm ý tưởng sáng tạo của bản thân chắc chắn sẽ là trải nghiệm rất thú vị.
Đối với sinh viên, việc sở hữu một máy in 3D dường như vẫn còn quá khó bởi giá thành của chúng tương đối đắt đỏ.
Để giải quyết vấn đề này, Vũ Văn Đại – sinh viên ngành Công nghệ Hàng không Vũ trụ, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tự mình bắt tay vào tìm hiểu và nghiên cứu công nghệ in 3D để tự chế tạo loại máy in này và có thể sản xuất các mô hình máy bay trong quá trình học tập.
Dựa trên một số tài liệu hướng dẫn về sản xuất máy in 3D, Đại đã đưa ra những phiên bản ban đầu của máy in, tuy nhiên, chúng chỉ sản xuất được các mô hình đơn giản, chưa làm ra được các sản phẩm phức tạp như kích thước lớn, độ cong bề mặt cao, độ chính xác thấp,…
Đại chia sẻ: “Thực sự đây là một công việc không dễ dàng từ khâu tìm hiểu, học hỏi những người có kinh nghiệm tới thiết kế, lắp ráp chiếc máy in thủ công đầu tiên cho tới khi cải tiến và hoàn thiện sản phẩm để từ đó in ra những mô hình máy bay đạt độ chính xác và tối ưu nhất về mặt chất lượng cũng như thời gian.
Việc thiết kế máy in 3D còn đòi hỏi những phương pháp làm giảm độ rung và tăng độ chính xác. Trong phiên bản đầu tiên của máy in do vẫn làm theo phương pháp thủ công và thiếu kinh nghiệm nên sản phẩm in ra còn có một số hạn chế như máy hoạt động chưa tốt, tiếng ồn lớn, khổ in còn nhỏ”.
Nghiên cứu thiết kế của sinh viên Vũ Văn Đại
Để khắc phục, trong những phiên bản tiếp theo, chàng sinh viên này đã tận dụng được các chi tiết từ máy in đầu tiên kèm theo sự bổ sung của bàn nhiệt thì chất lượng sản phẩm in ra đã tốt hơn, có độ chính xác cao hơn và giảm đáng kể được tiếng ồn.
Video đang HOT
“Với việc sử dụng nhôm định hình, cấu trúc Hypercube và bàn in cố định khiến kết cấu của khung vững chắc hơn vì thép có độ cứng cao, máy in 3D đã đỡ rung lắc trong quá trình in, từ đó chất lượng sản phẩm đã được cải tiến rất nhiều so với phiên bản trước đặc biệt là đối với các chi tiết có kích thước lớn”, Đại cho biết thêm.
Từ quá trình nghiên cứu các phiên bản khởi đầu cũng như những kinh nghiệm và kiến thức có được, phiên bản hiện nay đã hoàn thiện hơn những phiên bản đầu, với rất nhiều ưu điểm được tổng hòa như: chất lượng sản phẩm in tốt, bề mặt mịn, độ chính xác cao, kích thước khổ in lớn hơn, độ rung lắc và tiếng ồn khi hoạt động được giảm thiểu rõ rệt.
Cần mẫn chăm chỉ từng chi tiết nhỏ trong nghiên cứu
Đại cho hay, bên cạnh máy in 3D thì chất liệu in cũng là điều hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng tới tốc độ in, chất lượng sản phẩm… Qua thời gian tìm hiểu và thử nghiệm thì sử dụng nhựa PLA cho máy in là ổn định và tối ưu nhất, vừa thân thiện môi trường, vừa dễ phân rã lại vừa cho sản phẩm chất lượng cao.
Tuy nhiên để đạt được chất lượng sản phẩm in tốt nhất thì lại không hề dễ dàng, đặc biệt là việc tính toán tốc độ in.
Đại chia sẻ, nếu in quá nhanh nhựa sẽ không kịp khô, chất lượng sản phẩm không tốt, xô lệch bề mặt,… khi giảm tốc độ thì sản phẩm đạt chất lượng tốt, bề mặt mịn màng nhưng thời gian in và hiệu quả của máy in sẽ giảm đi.
Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu cùng những kinh nghiệm đúc rút được thì máy in 3D sử dụng nhựa PLA sẽ tối ưu nhất với: tốc độ in đạt 60mm/s; tốc độ in lớp đầu tiên đạt 30mm/s và tốc độ in bề mặt đạt 30mm/s.
Mô hình máy bay từ công nghệ in 3D
Với những cải tiến về máy in 3D, sinh viên hiện nay có thể tự thiết kế, sản xuất những mô hình máy bay với các thông số khí động của cánh như góc xoắn, góc chếch, góc quét cánh mà ở đó có thể chính xác đến 1-2 độ với mục tiêu tiết kiệm chi phí vận hành và đưa ra hình dáng tối ưu cho một chiếc máy bay có tính ứng dụng cao trong tương lai.
Bảo đảm chất lượng đầu vào: Vì uy tín, tương lai phát triển
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) cho biết: Kỳ tuyển sinh năm nay, trừ các trường nghệ thuật, mỹ thuật, tất cả trường đều dành chỉ tiêu sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.
Thí sinh trao đổi về thông tin tuyến sinh năm 2019. Ảnh minh họa
Theo tinh thần tự chủ, nhà trường chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý Nhà nước, xã hội về việc bảo đảm chất lượng đầu vào.
Nhà trường chịu trách nhiệm về chất lượng đầu vào
Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Quy chế tuyển sinh năm 2020 quy định rõ: Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào do các trường quy định để nâng cao chất lượng nguồn tuyển. Giám đốc ĐH, học viện, hiệu trưởng trường ĐH, CĐ tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non chịu trách nhiệm giải trình về quy trình, cơ sở xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào với Bộ GD&ĐT, cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan. Riêng nhóm ngành sư phạm và sức khỏe đối với các ngành có cấp chứng chỉ hành nghề, Bộ GD&ĐT tiếp tục quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào, thống nhất giữa các phương thức đào tạo.
"Năm 2020, theo chủ trương các địa phương chủ trì Kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT vẫn ra đề thi bảo đảm tính phân hóa, lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi; khâu thanh tra - giám sát có sự tham gia phối hợp của cán bộ giảng viên các trường ĐH. Theo tôi, kết quả thi bảo đảm độ tin cậy để các trường sử dụng xét tuyển. Đối với một số ngành có mức độ cạnh tranh cao với nhiều thí sinh giỏi đăng kí xét tuyển, nhà trường chủ động đưa ra tiêu chí phụ để chọn lựa thí sinh phù hợp vào học" - PGS Nguyễn Thu Thủy thông tin.
Trước băn khoăn về việc các trường sử dụng "tổ hợp lạ" để tuyển sinh, PGS Nguyễn Thu Thủy cho biết: Cơ sở GDĐH được tự chủ trong công tác tuyển sinh, trong đó có việc lựa chọn các tổ hợp xét tuyển phù hợp với ngành đào tạo. Để hạn chế sử dụng "tổ hợp lạ", năm 2020, Quy chế tuyển sinh quy định thủ trưởng cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm giải trình về quy trình, căn cứ, cơ sở để xác định tổ hợp tuyển sinh sao cho phù hợp với ngành nghề đào tạo.
Ảnh minh họa/ INT
Ngoài ra, việc các trường cố tình lựa chọn các tổ hợp lạ để tuyển đầu vào không phù hợp với ngành nghề đào tạo sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu, chất lượng đào tạo của nhà trường. Sinh viên nhập học có thể không đủ khả năng để tốt nghiệp, không đáp ứng yêu cầu công việc, từ đó làm mất uy tín, thậm chí trường không thể tuyển sinh trong tương lai. Thị trường lao động rất công bằng và minh bạch khi đánh giá sản phẩm đầu ra của các trường.
"Từ năm 2019, hiện tượng này không còn, các cơ sở giáo dục ĐH đã nhận thức được vai trò quan trọng của thương hiệu, uy tín, nhằm bảo đảm chất lượng đầu vào - một trong những yếu tố quan trọng của quá trình đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao" - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH chia sẻ.
Tuyển sinh ĐH 2020: Kéo dài tới tháng 2/2021
Một số mốc thời gian đáng chú ý:
Thời hạn ĐKXT: Từ 15/6 - 30/6 cùng với đăng ký dự thi. Nộp hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển: Trước 20/7.
Công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, khối ngành sức khỏe: Dự kiến trước 7/9.
Điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT theo phương thức trực tuyến: Dự kiến từ 9/9 -16/9. Điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT bằng Phiếu ĐKXT: Dự kiến từ 9/9 - 18/9.
Kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT và đề nghị điều chỉnh sai sót nếu có (chỉ áp dụng đối với thí sinh điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT bằng phiếu) dự kiến trước 17 giờ ngày 20/9.
Xét tuyển đợt 1: Dự kiến từ 24/9 - 26/9. Xét tuyển bổ sung: Dự kiến từ 8/10. Xét tuyển các đợt tiếp theo: Từ tháng 8 - 12/2020.
Báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2020: Trước 28/2/2021.
Thông tin từ PGS Nguyễn Thu Thủy, quy định tuyển sinh năm nay cơ bản giữ ổn định. Bộ GD&ĐT tiếp tục hỗ trợ các trường trong công tác tuyển sinh và lọc ảo đợt 1 năm 2020 như năm 2019. Do đó, nếu thí sinh sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển sẽ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) tại trường THPT, cùng thời điểm đăng ký dự thi THPT, có thể ĐKXT vào nhiều ngành, nhiều trường. Tuy nhiên, các nguyện vọng phải xếp theo thứ tự ưu tiên (khâu này không thay đổi so với 2019).
Sau khi có điểm thi THPT, thí sinh được 1 lần điều chỉnh nguyện vọng đã ĐKXT bằng phương thức trực tuyến hoặc bằng phiếu điều chỉnh tại điểm tiếp nhận. Các mốc thời gian đã được tính toán cụ thể để bảo đảm tính khả thi. Bên cạnh đó, các trường còn sử dụng phương thức xét tuyển kết quả học tập bậc THPT và xét tuyển nhiều đợt. Ngoài ra, kỳ tuyển sinh ĐH 2020 kéo dài tới hết tháng 2/2021.
Thí sinh đăng ký vào trường có sơ tuyển (các trường công an, quân đội) hoặc xét tuyển vào các ngành có tổ hợp môn năng khiếu, cần thực hiện theo các quy định của trường (tham dự sơ tuyển, kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức).
"Quy chế tuyển sinh hiện hành quy định các trường phải công bố đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trước ngày thí sinh ĐKXT là 15 ngày. Công văn số 1778/BGDĐT-GDĐH về hướng dẫn công tác tuyển sinh trình độ ĐH; tuyển sinh trình độ CĐ ngành Giáo dục Mầm non quy định thời hạn hoàn thành đề án tuyển sinh là 31/5/2020" - PGS Nguyễn Thu Thủy cho biết thêm.
Campfire trình làng 3 headphone Ara, Andromeda 2020 và Solaris mới, dùng công nghệ in 3D Campfire vừa tung bộ sưu tập tai nghe mới, trong đó nổi bật nhất là mẫu Solaris phiên bản nâng cấp 2020 với thiết kế nhỏ gọn hơn, housing in 3D, được tinh chỉnh để tối ưu nhiễu dải trầm. Bộ sưu tập tai nghe mới Campfire 2020 Campfire Ara có giá khoảng 36,6 triệu đồng Mẫu tai nghe đầu tiên trong bộ...