Sinh viên chi viện tâm dịch: “Không dám uống nước trước giờ vào ca”
5 giờ sáng, ngày 31/1, chuông điện thoại của Phạm Anh Tú, sinh viên lớp điều dưỡng 11A, Trường đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương bất ngờ reo vang.
Từ đầu dây bên kia, cô giáo của cậu nói với giọng rất gấp: “Cô cần ngay sinh viên tình nguyện làm nhiệm vụ tại khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện dã chiến số 2″.
Cậu thanh niên 21 tuổi bước vào cuộc chiến chống dịch theo cách đặc biệt như vậy.
Bước vào cuộc chiến với kẻ thù vô hình
Bệnh viện dã chiến số 2 được thiết lập bên trong Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, theo chỉ đạo ngày 28/1 của Bộ Y tế, để phục vụ công tác điều trị tại chỗ các bệnh nhân Covid-19.
Bệnh viện dã chiến số 2 được thiết lập bên trong Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương (Ảnh: Đỗ Quân)
Trong 3 năm qua, Tú đã nhiều lần thực tập lâm sàng tại cơ sở y tế này. Thế nhưng nay, Bệnh viện được dựng kín hàng rào sắt, đan xen những tấm bảng cảnh báo khu vực cách ly màu trắng – đỏ, khiến cậu không tránh khỏi cảm giác lạ lẫm và hồi hộp.
“Càng vào sâu bên trong Bệnh viện, tôi càng cảm nhận rõ hơn “sức nóng” của cuộc chiến này. Các y, bác sĩ đều đang trong trạng thái rất khẩn trương. Chỉ qua ánh mắt đã có thể nhận thấy sự căng thẳng của mọi người”, Tú nhớ lại.
Hàng rào cách ly tại Bệnh viện dã chiến số 2 (Ảnh: Đỗ Quân)
Sau vài phút trao đổi nhanh với người phụ trách, Tú cùng một sinh viên khác nhanh chóng xuống khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn để bắt tay ngay vào nhiệm vụ, lúc này đồng hồ chỉ mới điểm 6h30 sáng.
Bất cứ sai sót đều có thể làm tăng rủi ro
Video đang HOT
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, nơi Tú được giao nhiệm vụ hỗ trợ (Ảnh: Đỗ Quân)
Đối với dịch bệnh truyền nhiễm như Covid-19, đặc biệt là khi ổ dịch của Hải Dương được xác định liên quan đến biến thể mới SARS-CoV-2 ở Anh, với khả năng lây lan mạnh hơn 70%, kiểm soát nhiễm khuẩn là công tác tối quan trọng, để phòng ngừa lây nhiễm chéo.
Các sinh viên hỗ trợ chống dịch được tập huấn mặc trang phục phòng hộ
Tú chia sẻ: “Nhận nhiệm vụ tại khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, chúng tôi phải bao quát hết tất cả các công việc liên quan đến vấn đề này như: vệ sinh môi trường, thu gom vận chuyển rác thải có nguy cơ cao nhiễm SARS-CoV-2, phun khử khuẩn và các công tác phòng hộ khác”.
Công việc đầu tiên mà Tú cùng bạn của mình đảm nhận là vệ sinh các bề mặt trong khoa phòng, từ sàn, tường, hành lang nơi các bệnh nhân Covid-19 di chuyển qua cho đến máy móc.
Tú chia sẻ: “Việc vệ sinh bề mặt phải tuân thủ đúng các quy trình rất nghiêm ngặt, mà chúng tôi đã được đào tạo trong các buổi tập huấn trước đó như phải vệ sinh theo chiều từ cao xuống thấp, từ trong ra ngoài, lau theo hình ziczac. Tại các khu vực hành lang, mỗi khi bệnh nhân đi qua, bắt buộc phải phun khử khuẩn lại”.
Những công việc Tú cùng các bạn đảm nhận tại khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Mỗi công việc lại có một quy trình riêng cần tuân thủ. Như khi thu gom, xử lý trang phục của bệnh nhân, “không được lật, không được đếm quần áo” là một trong những gạch đầu dòng phải nhớ.
“Mọi thao tác đều phải được thực hiện rất cẩn trọng, bởi bất cứ sai sót nào cũng có thể làm tăng rủi ro không chỉ cho bản thân, mà cả các đồng nghiệp và bệnh nhân tại Bệnh viện”, cậu nhấn mạnh.
“Chúng tôi phải nhịn uống nước nhiều giờ liền”
“Đồ phòng hộ trùm kín người”, đó là chia sẻ của cậu sinh viên năm 3 này về thử thách lớn nhất, mà bản thân phải đối mặt trong những ngày tham gia chống dịch vừa qua.
Tú nói: “Việc thích nghi với trang phục phòng hộ thực sự rất khó khăn, bởi chúng tôi chỉ mới được làm quen với nó vài ngày trước, khi tham gia tập huấn”.
“Mỗi ca làm việc kéo dài 4-5 tiếng đồng hồ, suốt thời gian này phải nhịn đi vệ sinh. Vì vậy, trước giờ vào ca chúng tôi không dám uống nước hoặc uống rất ít”, Tú chia sẻ.
Đồ phòng hộ trùm kín từ đầu đến chân, khẩu trang N95 lại rất bí cản trở nhiều đến việc hít thở. Trong khi đó, những công việc được giao lại phải thường xuyên vận động, khiến cậu mất sức rất nhanh. Tuy nhiên, thử thách không chỉ dừng lại ở đó.
“Mỗi ca làm việc kéo dài 4-5 tiếng đồng hồ, suốt thời gian này phải nhịn đi vệ sinh. Vì vậy, trước giờ vào ca chúng tôi không dám uống nước hoặc uống rất ít. Làm việc trong tình trạng thiếu nước lại càng khiến chúng tôi nhanh mệt hơn”, Tú kể.
Một nhóm sinh viên của Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương tham gia chống dịch trên “mặt trận” khác
Ngày làm việc đầu tiên, khối lượng công việc lớn, trong khi lực lượng quá mỏng (đến ca buổi chiều mới có thêm 3 sinh viên nữa đến hỗ trợ) nên cũng là ngày vất vả nhất. Sau ca làm việc kéo dài từ sáng sớm đến 7h tối, nhóm của Tú ai nấy đều như “người đi mượn”.
“Tôi đau hết cả 2 bả vai, bắp chân, bàn chân thì sưng phù nhưng khó chịu nhất vẫn là những vết hằn trên vùng tai do quai đeo khẩu trang thít chặt cả ngày. Thường ngày hay thức đêm nhưng tối đó, chỉ mới khoảng 9h, tôi đã ngủ không biết gì vì mệt”, cậu bộc bạch.
Cái Tết xa nhà đầu tiên
Học tập ở Hải Dương nhưng quê của Tú lại ở Đông Triều, Quảng Ninh. Sáng nhận điều động lên đường chống dịch, cậu chỉ kịp nhắn vội cho gia đình dòng tin “Con được điều động đi chống dịch, có thể tiếp xúc với bệnh nhân…”.
Nhiều sinh viên chi viện tâm dịch sẽ đón một cái Tết xa nhà
Biết bố mẹ cũng ở “điểm nóng” của dịch đang rất căng thẳng, trong những cuộc gọi về gia đình lúc rảnh rỗi những ngày qua, Tú cũng chỉ bảo rằng “công việc rất nhàn”. Chị gái ruột đang học tại Đại học Y Hải Phòng là người thân hiểu rõ nhất về nhiệm vụ mà Tú đang tham gia. Vì khó khăn, vất vả cậu chỉ giám tâm sự với chị.
Cả gia đình năm nay cũng đã chuẩn bị tinh thần đón một cái Tết đặc biệt, khi thiếu đi người con trai út.
Hỏi Tú: “Lần đầu tiên ăn Tết xa nhà có buồn không?”, cậu hóm hỉnh đáp: “Đâu phải ai cũng được trải nghiệm đón Tết cùng bạn bè”.
Sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM làm 'lễ tốt nghiệp' hạng xuất sắc cho bác bảo vệ
Trong lòng nhiều sinh viên, bác bảo vệ Trần Thúc Bảo đã 'tốt nghiệp' với tấm bằng hạng xuất sắc bởi tình yêu thương, sự chu đáo, tận tụy mà không phải ai cũng có...
Ông Trần Thúc Bảo tại buổi "lễ tốt nghiệp" do sinh viên tổ chức cho mình - Ảnh: Hoàng Trung Đức
Ông Trần Thúc Bảo - nhân viên bảo vệ của ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM - vừa về hưu sau gần 20 năm gắn bó với công việc. Để chia tay người bảo vệ tận tụy này, sinh viên đã tổ chức một buổi tiệc 'tốt nghiệp ký túc xá' cho ông.
Gọi là lễ tốt nghiệp vì ông đã "qua môn", một môn học mà sinh viên cho rằng cần rất nhiều trách nhiệm và yêu thương. Và trong lòng nhiều sinh viên, ông chắc chắn đã "tốt nghiệp với tấm bằng hạng xuất sắc".
Ông Bảo chia sẻ: "Bí quyết để sinh viên quý mình thì tôi chẳng có bí quyết gì đặc biệt, chỉ là xem sinh viên như con cháu mình. Tôi cho đi yêu thương chân thành nên điều nhận lại là sự yêu mến, quý trọng của sinh viên. Và tôi xem đó là gia tài không gì quý báu hơn".
Công việc chính của ông Bảo là giữ gìn trật tự an ninh. Nhưng những hành động quan tâm và gần gũi khiến ông trở thành "ông bố quốc dân" của biết bao thế hệ sinh viên tại đây. Nếu ai đã từng ở ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM đủ lâu, chắc chắn sẽ không thể không biết đến người bảo vệ luôn cười hiền hậu với sinh viên ra vào cổng ký túc xá.
Nhiều sinh viên thường hay đi làm thêm về trễ, nếu gặp ca trực của ông thì luôn cảm thấy an tâm vì ông luôn thức để mở cổng và hỏi han, động viên. Đôi khi lời nhắc mang dù, mang áo mưa của ông cũng khiến sinh viên ấm lòng.
Ngày đóng tiền phòng, nhiều sinh viên chưa có tiền, ông lại cho mượn tiền hoặc đứng ra nói với trưởng nhà cho thêm vài ngày để xoay xở. Có đồ ăn ngon ông luôn gói ghém, dành phần và chia cho mỗi người một ít.
Hoa Nguyễn, sinh viên ở ký túc xá, chia sẻ: "Những ngày đầu ra vào ký túc xá mình thấy ấm áp bởi nụ cười hiền hậu của bác. Thỉnh thoảng có quà bánh gì bác cũng dành phần. Gói xôi, cục kẹo hay bánh trái chẳng đắt đỏ gì, cái đắt giá là sự quan tâm, chu đáo của bác mà có tiền người ta cũng chẳng mua được đâu".
Cuộc sống xa nhà không dễ gì có người cười hiền hậu với mình mỗi ngày, động viên an ủi, bảo ban ân cần... Có bác bảo vệ như ông Bảo, những sinh viên xa gia đình cảm thấy ấm lòng vì những quan tâm thấu đáo.
Biệt đội giải cứu chó mèo ở Tây Nguyên Ở Tây Nguyên lâu nay có một mái ấm đặc biệt mang tên "Nhà của Cún em". Mái ấm cưu mang nhiều chó mèo bị bỏ rơi, bị tai nạn. Trong một lần tìm chó cưng đi lạc vào cuối năm 2017, anh Phan Hoàng Phát (sinh năm 1980, ngụ phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) phát hiện một con...