Sinh viên biến điểm đen rác bẩn thành vườn hoa đẹp mắt
Từ những điểm đen xả rác, phóng uế ám ảnh người dân xung quanh, một nhóm bạn trẻ ở Hà Nội đã thực hiện dự án dọn dẹp, trang trí, trồng cây để biến thành những vườn hoa đẹp mắt.
Nhiều ngày nay, người dân sống ở phố Phó Đức Chính (Ba Đình – Hà Nội) không khỏi bất ngờ về một vườn hoa bắt mắt với đủ loại cây cảnh được trồng ngay trên khu vực trước đây từng là nơi bị phóng uế gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Được biết ý tưởng độc đáo này bắt nguồn từ một nhóm bạn sinh viên ở Hà Nội với mong muốn mang lại không gian xanh, sạch, đẹp đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. Tại đây các bạn dùng những lốp xe, gạch chống nóng, vật liệu tái chế để làm chậu trồng các loại hoa.
Việc kết hợp trồng hoa, cây cảnh đã tạo nên một diện mạo hoàn toàn mới cho khu phố này. Trưởng nhóm thực hiện Đàm Thành Tùng (sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết, ý tưởng sáng tạo trên được hình thành từ việc tham gia một cuộc thi về bảo về môi trường trên truyền hình. Khi thấy được ý nghĩa của việc làm này, Tùng đã bàn với các bạn trong nhóm để nhân rộng.
Mỗi khu phố được chọn đều được nhóm Tùng khảo sát kỹ lưỡng. “Địa điểm chúng em chọn là những con đường bị ô nhiễm, là “điểm đen” về môi trường. Đó có thể từng là bãi rác, khu vực bị phóng uế… Chúng em muốn làm hồi sinh những khu đất chết và tạo ra một không gian xanh, thoáng mát cho người dân. Về lâu dài, chúng em cũng hy vọng việc làm này có thể giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường”, Tùng chia sẻ. Trong ảnh, Tùng mặc áo xám đang cùng các bạn bắt tay vào thực hiện việc trồng hoa.
Video đang HOT
Vườn hoa ở phố Phó Đức Chính được các bạn trẻ lên ý tưởng và thực hiện trong khoảng một tháng. Kinh phí được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó một phần là do các bạn đóng góp và kêu gọi từ nhiều đơn vị tài trợ. Các vật liệu tái chế được nhóm Tùng tận dụng triệt để thực hiện ý tưởng của mình
Đoạn phố Phó Đức Chính trước khi được các bạn trẻ cải tạo…
… và sau khi được trang trí, trồng hoa. Bà Mai Chi (60 tuổi, người bán hàng ở phố Phó Đức Chính) chia sẻ, trước đây khu vực này là nỗi ám ảnh cho những người dân mỗi lần đi qua bởi mùi xú uế bốc lên nồng nặc. Bà con đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương, thậm chí phải treo biển cấm “phóng uế” nhưng tình trạng này vẫn không được cải thiện. Từ ngày có vườn hoa mọc lên ở đây, ý thức của mọi người được nâng cao rõ rệt. Không những không còn tình trạng phóng uế bừa bãi như trước mà vườn hoa còn tạo ra một không gian sống trong lành, văn minh. “Người dân ở đây rất vui và phấn khởi. Vườn hoa giờ còn trở thành chỗ nghỉ chân cho những người đi tập thể dục…”, bà Chi nói.
Tương tự như ở phố Phó Đức Chính, một con đường nằm trong ngõ 58 Trần Bình cũng “lột xác” nhờ vườn hoa của nhóm các bạn sinh viên này.
Trước đây khu vực này là một bãi rác sinh hoạt tự phát tồn tại hơn 10 năm. Người dân và chính quyền từng có nhiều biện pháp từ tuyên truyền đến áp dụng các biện pháp mạnh tay để cải thiện nhưng chỉ một thời gian sau rác thải lại chất đầy mặt phố.
Từ ngày vườn hoa được trồng lên, bãi rác cũng biến mất hoàn toàn. Người dân có ý thức hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Đàm Thanh Tùng cho biết đây là vườn hoa đầu tiên mà mình bắt tay thực hiện. Ý tưởng xây dựng vườn hoa này là một trong những thử thách trong một cuộc thi mà Tùng cần phải vượt qua.
Vật liệu xây dựng khu vườn này chủ yếu là gạch sinh học, vật liệu tái chế được thu gom từ những nhà dân xung quanh. Toàn bộ quá trình thực hiện vườn hoa mất khoảng 5 ngày. Sau khi hoàn thành nhóm sinh viên của Tùng đã bàn giao lại cho Tổ dân phố thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ.
Khó ai có thể hình dung vườn hoa đẹp này trước kia là một bãi rác tự phát “xấu xí” như thế này
Chia sẻ về dự định sắp tới, Đàm Thanh Tùng cho biết em cùng với nhóm của mình rất mong muốn được nhân rộng mô hình này. “Chúng em đang lên kế hoạch khảo sát và nếu được, có thể thời gian tới chúng em sẽ xây dựng các vườn hoa tại cả những khu vực ở ngoại thành Hà Nội nữa”, Tùng cho biết.
Hà Trang
Ảnh: Trần Văn
Theo Dantri
Chủ cơ sở đông lạnh chưa đồng ý tiêu hủy 20 tấn cá nhiễm phenol
Lấy lý do chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng về khoản hỗ trợ sau khi đưa hải sản trong kho đi tiêu hủy, chủ cơ sở đông lạnh có 20 tấn cá được xác định nhiễm phenol đã không đồng ý tiêu hủy cá.
Trước đó, ngành chức năng tỉnh Quảng Trị đã lên phương án tiêu hủy 20 tấn cá bị nhiễm phenol và 50 tấn cá trữ tại các kho lạnh trong thời gian dài không tiêu thụ được trên địa bàn.
Phương án trên do Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) trình lên UBND tỉnh Quảng Trị đề xuất việc tiêu hủy. Theo đó, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị và Trung tâm môi trường & đô thị huyện Gio Linh được giao thực hiện việc tiêu hủy. Địa điểm tiêu huỷ hải sản tại bãi rác tập trung huyện Gio Linh.
Tuy nhiên, khi các lực lượng chức năng thực hiện việc tiêu hủy tại cơ sở Dũng Thuộc (thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh), chủ cơ sở là bà Lê Thị Thuộc chưa đồng ý tiêu hủy với lý do chưa nhận được câu trả lời cụ thể về khoản tiền hỗ trợ.
Số cá trữ trong kho lạnh của cơ sở Dũng Thuộc, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh đã nhiều tháng nay
Chủ cơ sở này cho rằng, phía đơn vị tiêu hủy không nói cụ thể hộ của bà sẽ được hỗ trợ bao nhiêu, khi nào được nhận tiền nên chưa thể đồng ý. Mặt khác, hộ này cũng yêu cầu phía cơ quan chức năng thực hiện việc tiêu hủy phải công khai, thông tin trên các phương tiện truyền thông để mọi người biết.
Số lượng cá tiêu huỷ lần này là 70 tấn không tiêu thụ được, trữ trong kho lạnh của người dân ở huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Triệu Phong.
Phương pháp tiêu huỷ là sau khi cá được vận chuyển tập kết tại bãi rác thì sẽ được chôn trong hố tiêu hủy có thể tích ít nhất là 160 m3, sâu 1,2 m, rộng 12 x 12 m, được lót bạt chống thấm, lắp ống thoát nước rỉ rác dẫn đến hệ thống xử lý nước rác. Khi thực hiện chôn, cá sẽ được trộn với vôi bột rồi phun cloramin B trên lớp đất bề mặt và khu vực xung quanh.
Đ. Đức
Theo Dantri
Bộ Công Thương: Hoa Sen không làm, Thép Cà Ná vẫn vào quy hoạch Lãnh đạo Vụ Công nghiệp nặng cho biết việc sản xuất thép tại Cà Ná vốn được phê duyệt từ trước và ngay cả khi Ninh Thuận không đề xuất Hoa Sen làm, dự án vẫn sẽ được đưa trở lại quy hoạch. Mô phỏng siêu dự án thép tại Cà Ná (Ninh Thuận). Dự án Khu liên hợp cán thép Hoa Sen...