Sinh viên bằng giỏi trượt phỏng vấn xin việc vì nói tục trên Facebook
Tốt nghiệp bằng giỏi, có đầy đủ chứng chỉ tiếng Anh, tin học, từng tham gia các hoạt động ngoại khóa nhưng cô gái vẫn không được nhận làm vì bị nhà tuyển dụng “soi” Facebook.
Lý do trượt vòng phỏng vấn xin việc của bạn gái mới ra trường trên trang NEU Confession mới đây thu hút hàng nghìn bình luận và chia sẻ. Nhiều người cho rằng câu chuyện này được quan tâm vì khá quen thuộc với giới trẻ hiện nay.
Bị nhà tuyển dụng ’soi’ Facebook
Theo như lời chủ bài đăng, cô là cử nhân “có bằng giỏi, có chứng chỉ tin học, TOIEC, trong thời gian sinh viên cũng tham gia hoạt động và nghiên cứu khoa học”. Nhờ sở hữu thành tích nổi trội, cô dễ dàng vượt qua vòng hồ sơ, rồi đến vòng phỏng vấn.
Vừa tốt nghiệp được ít tháng, tân cử nhân với tấm bằng loại giỏi bị công ty từ chối vì nói tục trên Facebook. Ảnh chụp màn hình.
Cuối buổi đối đáp, bạn gái được đánh giá là trả lời tốt, yên tâm về đợi kết quả. Nhưng một tuần sau, công ty gửi thông báo là cô bị từ chối vì có những lời nói tục trên Facebook. Tại trang cá nhân, cô không chửi bậy, nhưng bên tuyển dụng lại tìm ra được các bình luận không hay của cô trên diễn đàn khác.
Theo như thông báo, công ty cho rằng “trên mạng xã hội mình có cách ứng xử không tốt, sau này dễ ảnh hưởng đến tên tuổi của công ty”. Cô cũng không ngờ là phía bộ phận nhân sự lại “điều tra” sâu đến thế.
Chuyện này đã thực sự khiến nữ chính bất ngờ, không thể trách công ty vì đó là chính sách riêng của họ, song cô thấy không hợp lý khi áp dụng trong tuyển dụng nhân viên. Cô cho rằng Facebook là “góc riêng” của mỗi người, nơi để thoải mái bộc lộ mình.
Xét thấy nơi làm việc có phần đúng, bạn gái xin được sửa chữa nhưng cuối cùng vẫn không được nhận. Sau đợt phỏng vấn, cô rút ra cho mình kinh nghiệm: “Giờ có lẽ đi xem, đi bình luận dạo cũng phải lặng lẽ hoặc tạo cho mình một tài khoản ảo thôi”.
Dù chưa thể xác định thực hư câu chuyện, nhiều bạn trẻ vẫn có chung quan điểm với cô gái khi cho rằng công ty này quá khắt khe và xâm phạm đến tự do cá nhân của nhân viên.
Hoàng Thương (Đại học Bách khoa Đà Nẵng) bày tỏ: “Những lời trên Facebook không nói lên được toàn bộ tính cách của một người. Nó giống như nơi để người ta giải trí, khi đi làm chưa chắc người ta đã ứng xử như vậy”.
Bên cạnh đó, không ít bình luận đồng ý với cách làm của nhà tuyển dụng. Hoàng Nguyên (24 tuổi) cho rằng: “Mình thấy cách điều tra như vậy cũng hay. Vì qua một lần phỏng vấn, họ đâu biết rõ về bạn nên họ chọn mạng xã hội để tìm hiểu là đúng rồi”.
Video đang HOT
Người trẻ đi xin việc không chỉ cần chuyên môn
Dù là làm thêm hay phỏng vấn xin việc toàn thời gian, bước phỏng vấn ít nhiều luôn khiến các bạn trẻ lo lắng, “đứng ngồi không yên”.
Với nhiều người mới ra trường, mỗi lần đi phỏng vấn là một lần phải “lên dây cót tinh thần” để có thể chiến đấu với những câu hỏi hay yêu cầu hóc búa từ nhà tuyển dụng.
Trong xu thế hiện nay, khi cầm tấm bằng đại học loại ưu trên tay, với trình độ chuyên môn vững vàng cũng không chắc là được nhận. Điều những bạn mới lần đầu đi phỏng vấn quan tâm là nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu gì.
Nhà tuyển dụng không chỉ yêu cầu ứng viên có chuyên môn, mà còn cả những kỹ năng khác. Ảnh minh họa.
Lê Thảo (23 tuổi) là nhân viên một công ty nước ngoài tại Việt Nam, đã có những lần phỏng vấn tuyển dụng cho công ty. Cô cho rằng các bạn trẻ không nên quá lo lắng vì “công ty cần người, mình cần công việc, đó là mối quan hệ hai chiều, không phải mình đi cầu cạnh ai cả”.
“Công ty mình khi tuyển dụng, sau khi phỏng vấn sẽ có thao tác xem xét trang cá nhân của ứng viên. Tuyển dụng không có gì đặc biệt nhưng bên nhân sự sẽ tìm Facebook hoặc Instagram, dựa vào đó để đánh giá xem ứng viên là người thế nào”, Thảo tiết lộ.
Nhiều bạn trẻ cũng hiểu được rằng bên cạnh trình độ chuyên môn, muốn có công việc “sáng giá”, họ cần chuẩn bị cho mình những yếu tố cần thiết khác. Bằng cấp chỉ là điều kiện cần, trong khi doanh nghiệp cần vô số các điều kiện đủ.
Đào Duyên (22 tuổi) có kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc tại các công ty khác nhau. “Lần đầu, bên cạnh chuyên môn, họ cần mình có khả năng tiếng Anh tốt, ở công ty thứ 2 thì yêu cầu kinh nghiệm”, 9X kể.
Các công ty không chỉ yêu cầu một nhân viên có kiến thức chuyên ngành, hay một tấm bằng tốt nghiệp, họ muốn nhiều hơn thế. Trong nền kinh tế hội nhập, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài, ngoại ngữ hay năng lực giao tiếp, quản lý, làm việc nhóm… luôn được đưa ra khi tuyển dụng.
Người trẻ cũng ngày càng năng động, có ý thức phát triển năng lực bản thân. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đi làm thêm hay tham gia hoạt động đội nhóm là lựa chọn hữu ích để tích lũy kinh nghiệm cho chính mình.
Theo Zing
Nghỉ việc không báo trước...5 năm, cô giáo bị 'phạt' 60 triệu
Sau 1 năm dạy tại Trường THCS Chu Văn An, cô Bùi Thị Hà My xin nghỉ thì bị từ chối vì vi phạm thời hạn báo trước là... 5 năm. Nếu vẫn nghỉ, cô phải nộp 60 triệu đồng hoặc bị giữ bằng gốc.
Trường tiểu học Chu Văn An, một trong hai trường thuộc hệ thống giáo dục Chu Văn An tại TP Đồng Hới (Quảng Bình) - Ảnh: QUỐC NAM
Nhiều giáo viên công tác tại trường thuộc hệ thống giáo dục Chu Văn An, TP Đồng Hới, Quảng Bình đang rất bức xúc vì quy định của trường này buộc giáo viên muốn xin nghỉ việc phải báo trước... 5 năm!
Nếu không báo trước 5 năm, muốn chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), giáo viên phải nộp phạt cho trường khoản tiền bằng 12 tháng lương cao nhất, trả lại luôn cho trường toàn bộ số tiền bảo hiểm mà trường đã đóng cho giáo viên đó trong thời gian làm việc.
Khi vào làm việc, trường còn giữ luôn bằng tốt nghiệp đại học gốc. Nếu không thực hiện việc đền tiền như yêu cầu của nhà trường, giáo viên sẽ bị giữ luôn bằng gốc đến khi nộp đủ mới được "chuộc" ra.
Cũng chính vì quy định này, vài năm qua có rất nhiều giáo viên chấp nhận bỏ luôn bằng gốc vì không đủ tiền nộp phạt.
Nghỉ việc khó hơn... xin việc
Cô Bùi Thị Hà My ký hợp đồng vào làm giáo viên dạy môn văn tại Trường THCS Chu Văn An (thuộc hệ thống giáo dục Chu Văn An) từ tháng 3-2017. Đến tháng 4-2018, cô My gửi đơn xin nghỉ việc lên hội đồng trường thì nhận ngay cái lắc đầu.
Hội đồng trường đưa ra bản HĐLĐ đã ký giữa hai bên, trong đó có nội dung giáo viên muốn nghỉ việc phải báo trước 60 tháng (5 năm) và bồi hoàn các khoản kể trên. Nếu không sẽ bị giữ bằng gốc đã nộp.
Theo tính toán của trường, tổng cộng cô My phải trả hơn 60 triệu. Nhà nghèo, cha mất sớm, mấy tháng qua cô My vẫn chưa mượn được tiền để nộp.
"Số tiền mà trường bắt nộp phạt nhiều hơn tổng số tiền mà nhà trường trả cho thời gian tôi dạy tại đây. Thành ra một năm qua tôi như làm không công. Đó là điều vô lý nhất" - cô My thở dài.
Theo tìm hiểu, trước cô My, có rất nhiều giáo viên của trường này cũng từng xin nghỉ việc và bị trường bắt đền tiền. Một số người đành chấp nhận nộp tiền phạt để được lấy bằng tốt nghiệp gốc rời khỏi trường. Một số hiện vẫn đang bị trường giữ bằng vì không có tiền nộp.
Cô Phan Thị Quỳnh Thi ký HĐLĐ tương tự vào dạy môn tiếng Anh ở trường này từ tháng 8-2017, không có thời gian thử việc. Khoảng ba tháng sau, nhận thấy môi trường làm việc không phù hợp, cô Thi xin được chấm dứt HĐLĐ cũng nhận được câu trả lời như trường hợp cô My.
Không có tiền nộp phạt, cô Thi vẫn để lại bằng gốc ở trường. Hiện cô Thi phải nhờ người quen xin vào làm ở một trung tâm ngoại ngữ nhỏ tại TP Huế để mưu sinh.
"Khi ký HĐLĐ vào làm việc, tôi cũng không rành về Bộ luật lao động nên nghĩ đó là quy định chung. Đến khi xin nghỉ việc mới "tá hỏa" là những quy định trong hợp đồng này có quá nhiều chỗ trái Bộ luật lao động" - cô Thi bức xúc.
Ra quy định để giáo viên... có trách nhiệm?
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Đặng Thị Trà, chủ tịch hội đồng trường hệ thống giáo dục Chu Văn An, xác nhận không chỉ có trường hợp cô My, cô Thi, mà toàn bộ hơn 100 giáo viên, nhân viên đang làm việc trong trường đều có HĐLĐ với những điều khoản như trên.
Theo bà Trà, lý do nhà trường đặt ra những quy định này trong HĐLĐ chỉ để giáo viên có trách nhiệm và gắn bó với trường, kể cả việc đền tiền.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Bình, nói theo Luật lao động, giáo viên được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ và chỉ cần báo trước 45 ngày, chứ không phải chờ đến 5 năm.
Việc trường giữ bằng gốc và bắt đền tiền cũng không đúng khi giáo viên chỉ cần nộp bản sao bằng tốt nghiệp và bồi thường nửa tháng tiền lương khi có báo trước đủ thời gian đó.
Cũng theo bà Hà, Luật lao động quy định rõ đối với những HĐLĐ có một số điều khoản trái pháp luật như hợp đồng của Trường Chu Văn An thì những điều khoản trái luật này dù đã được hai bên đồng ý vẫn sẽ bị vô hiệu và không có giá trị pháp lý, nên giáo viên không cần phải thực hiện. "Giáo viên có quyền khởi kiện để đảm bảo quyền lợi cho mình" - bà Hà nói.
Luật sư Lê Cao, thuộc Đoàn luật sư TP Đà Nẵng, cũng cho biết thời hạn báo trước khi nghỉ việc là 45 ngày, do vậy việc Trường Chu Văn An đưa ra các quy định vô lý về thời hạn báo trước là không đúng.
Đối với trường hợp này, các giáo viên có quyền không tuân thủ, mà họ chỉ cần thực hiện báo trước theo Bộ luật lao động và Luật viên chức. Do vậy, với các quy định vô lý như thế thì nhất thiết phải hủy bỏ, thu hồi, nếu không cũng không có giá trị thực hiện trên thực tế.
Ông Phạm Thành Đồng, phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Quảng Bình, khẳng định dù trường công hay trường tư đều phải chiếu theo Bộ luật lao động để đảm bảo quyền lợi cho giáo viên. Việc trường đưa ra những điều khoản như vậy là trái luật hoàn toàn.
"Tôi sẽ cho kiểm tra ngay việc này. Nếu có những quy định trái luật đó thì sẽ xử lý ngay" - ông Đồng nói.
Bắt giáo viên giải trình vì cung cấp thông tin
Theo một số giáo viên tại Trường Chu Văn An, sau khi phóng viên đến làm việc tại hệ thống giáo dục Chu Văn An, hội đồng trường yêu cầu một số giáo viên phải giải trình việc cung cấp thông tin cho phóng viên. Riêng với trường hợp của cô Hà My, hội đồng trường đã mời cô đến để hứa sẽ trả lại bằng gốc tốt nghiệp đại học sau khi phóng viên đến làm việc. Tuy nhiên, đến ngày hẹn, trường vẫn chưa trả với lý do phải điều tra xem ai đã cung cấp thông tin trước đã.
Theo tuoitre.vn
Học trường tư hay trường công tại Mỹ sẽ có lợi thế thực tập, xin việc hơn? Các trường đại học lớn hay nhỏ ở Mỹ cũng có sự chuẩn bị, huấn luyện cho sinh viên tìm vị trí thực tập/ việc làm sau ra trường khác nhau. Các đại học Mỹ chia làm 2 hệ thống gồm National University (NU- Đại học quốc gia, còn được gọi là trường công) và Liberal Art College (LAC - Đại học giáo...