Sinh vật Trái đất sống dai nhất, chỉ chết cùng Mặt trời
Bọ gấu nước (Tardigrade) nổi tiếng là sinh vật sống dai nhất hành tinh và nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học lại càng củng cố lập luận này.
Bọ gấu nước nổi tiếng là sinh vật sống dai nhất Trái đất.
Theo Daily Mail, bọ gấu nước có thể sống tới 30 năm không cần thức ăn hay nước uống. Chúng là sinh vật sống dai nhất trên Trái đất.
Bọ gấu nước là sinh vật 8 chân, dài khoảng nửa cm và có thể chịu đựng được nhiệt độ 150 độ C. Chúng cũng chịu được phóng xạ sử dụng trong hóa trị.
Nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford, Anh chỉ ra rằng, bọ gấu nước thậm chí còn có thể tồn tại trong 10 tỷ năm, sống qua trận mưa thiên thạch hoặc một ngôi sao phát nổ ngay gần.
Nghiên cứu nhằm xác định xem điều kiện khắc nghiệt nào có thể hủy diệt sự sống trên Trái đất. Đây là cơ sở để tìm kiếm sự sống ở đâu đó trong Hệ Mặt trời.
Tiến sĩ Rafael Alves Batista, chuyên gia vật lý tại Đại học Oxford nói trên Daily Mail: “Mục tiêu của chúng tôi là tìm hiểu xem điều gì cần thiết để hủy diệt mọi sự sống trên Trái đất, không chỉ con người”.
“Để đạt đến kịch bản này, chúng tôi đã chọn sinh vật sống dai nhất, loài Tardigrade để nghiên cứu. Nói cách khác để hủy diệt toàn bộ sự sống trên Trái đất, chúng tôi cần phải tìm ra cách tiêu diệt bọ gấu nước”, ông Batista nói.
Video đang HOT
Thảm họa thiên thạch cũng không thể khiến bọ gấu nước tuyệt diệt.
Mọi kịch bản hủy diệt nhân loại như mưa thiên thạch, vụ nổ siêu tân tinh, vụ nổ tia gamma… đều không làm bọ gấu nước hề hấn chút nào.
Bởi đặc tính riêng biệt của bọ gấu nước, sinh vật này chỉ có thể chết nếu nước biển trên Trái đất đạt đến ngưỡng đun sôi, trong một kịch bản của ngày tận thế.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, sự sống có thể tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào. “Dường như một khi sự sống xuất hiện thì rất khó để xóa sổ hoàn toàn”, Tiến sĩ David Sloan nói.
“Nhiều sinh vật sẽ tuyệt chủng, nhưng sự sống sẽ vẫn tiếp diễn. Nếu như bọ gấu nước vẫn còn sống được thì biết đâu đó trên sao Hỏa vẫn có sự sống”, ông Solan chia sẻ.
Một dạng sống như bọ gấu nước có thể tồn tại ở những khu vực khác trong vũ trụ, nơi mà còn người chưa biết đến. “Chúng ta sẽ vẫn phải tiếp tục tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất”.
Nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nature.
Theo Danviet
Khi thiên thạch đâm Trái đất, con người sẽ chết vì thứ này
Thảm họa sóng thần và quả cầu lửa khổng lồ là viễn cảnh thường thấy khi thiên thạch đâm vào Trái đất, nhưng liệu đây có phải là tác nhân chính khiến nhân loại tuyệt diệt?
Thiên thạch kích thước lớn đâm vào Trái đất sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
Theo Vox, hiểm họa thiên thạch đâm vào Trái đất luôn là kịch bản có thể khiến nhân loại đối mặt với ngày tận thế.
Mới đây nhất, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã công bố kế hoạch thử vũ khí làm đổi hướng thiên thạch. Điều này chứng minh sự nghiêm túc của NASA trong việc đánh giá mối đe dọa thiên thạch với Trái đất.
Năm 2013, chỉ mảnh vỡ thiên thạch có đường kính 20 mét lao xuống Trái đất đã tạo nên vụ nổ chấn động ở Chelyabinsk, miền trung nước Nga. Vụ va chạm khiến 1.500 người bị thương, nhiều nhà cửa trong bán kính vài km bị phá tung cửa kính.
Trong các bộ phim bom tấn Hollywood, thiên thạch đâm xuống Trái đất sẽ thiêu cháy con người bằng quả cầu lửa khổng lồ hoặc nhấn chìm những người sống sót bằng trận đại hồng thủy.
Nhưng liệu đây có đúng là hai tác nhân tạo nên ngày tận thế? Trong nghiên cứu mới nhất đăng tải trên tạp chí Geophysical Research Letters, các nhà khoa học tại Đại học Southampton, Anh xây dựng mô hình máy tính mô phỏng tác động của thiên thạch với Trái đất.
Thiên thạch va chạm với Trái đất cách đây 65 triệu năm khiến loài khủng long tuyệt diệt.
Họ phác họa 50.000 tiểu hành tinh ảo với kích thước khác nhau, đâm vào nhiều nơi trên Trái đất để có thể ước tính chính xác mức độ thiệt hại và con số thương vong.
Sau nhiều tháng phân tích, nhóm các nhà khoa học Anh đi đến kết luận rằng gió tử thần và sóng xung kích mới là hai tác nhân chính giết chết nhiều người nhất.
Một tiểu hành tinh có kích thước lớn khi phát nổ trong khí quyển hoặc va chạm xuống bề mặt Trái đất sẽ sinh ra sóng xung kích, kéo theo sự hình thành cơn gió tử thần mạnh đến mức có thể san bằng các thành phố. Áp suất của vụ nổ thiên thạch cũng có thể phá hủy nội tạng con người.
Kích thước thiên thạch càng tăng lên, nguyên nhân khiến con người thiệt mạng cũng đa dạng hơn. Nhưng gió tử thần vẫn là thứ tàn sát nhân loại hàng đầu. 60% các ca tử vong khi tiểu hành tinh va vào Trái đất là do gió tử thần và áp suất, theo nghiên cứu.
Gió tử thần là tác nhân chính tàn sát con người trong vụ va chạm thiên thạch.
Trận đại hồng thủy là viễn cảnh mà nhiều người nghĩ đến nhất khi thiên thạch đâm vào Trái đất, nhưng các nhà khoa học cho biết, sóng thần chỉ xuất hiện nếu thiên thạch rơi xuống khu vực vùng biển.
Sóng thần cũng không có sức phá hủy mạnh như gió tử thần bởi đặc điểm bờ biển của nhiều khu vực sẽ hạn chế mức độ tàn phá.
"Thiên thạch không mấy khi đâm vào Trái đất. Nhưng nếu thảm họa xảy thì đó là mối đe dọa đối với cả nhân loại", Eric Christensen, chuyên gia săn tìm thiên thạch cho NASA ở Đài quan sát Catalina nói.
Theo Danviet
NASA hé lộ siêu vũ khí cứu nhân loại khỏi ngày tận thế Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát minh ra hệ thống vũ khí có thể làm thay đổi quỹ đạo những thiên thạch có khả năng gây ra thảm họa nếu va chạm với Trái đất. Thiên thạch khổng lồ nếu đâm vào Trái đất sẽ tạo ra thảm họa hủy diệt. Tuần trước, NASA đã công bố kế hoạch...