Sinh vật sống sót qua 30 kỷ băng hà
Bọ đuôi bật được phát hiện sau nửa thế kỷ biến mất, giúp các nhà nghiên cứu theo dõi sự biến đổi của dải băng Nam Cực qua hàng triệu năm.
Hình dáng của bọ đuôi bật. Ảnh: Daily Star.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Byron Adams, giáo sư tại Đại học Brigham Young, bang Utah, Mỹ, tái phát hiện loài sinh vật biển giống côn trùng mang tên bọ đuôi bật ở dải băng Tây Nam Cực. Loài vật này được tìm thấy lần đầu tiên vào những năm 1960 nhưng vắng bóng suốt nhiều thập kỷ. Nhóm nghiên cứu đặt biệt danh cho chúng là “hồn ma Nam Cực” do bản tính ẩn dật. Họ công bố kết quả phân tích dữ liệu gene của loài này trên tạp chí PNAS.
Theo Adams, bọ đuôi bật đã sống trên lục địa đóng băng suốt 18 triệu năm, trải qua 30 kỷ băng hà. Thông qua lịch sử sinh tồn của chúng, các nhà nghiên cứu có thể suy ra sự thay đổi và vận động của dải băng theo thời gian cũng như tác động tới hệ sinh thái. Dữ liệu gene của bọ đuôi bật giúp chứng thực những giai đoạn biến đổi khí hậu ở vùng biển Ross của Nam Cực.
Adams và cộng sự mất 20 năm thu thập mẫu vật của 6 loài bọ đuôi bật khác nhau ở 91 địa điểm trên khắp Nam Cực. Chúng sống trong đất, di chuyển rất hạn chế và chỉ phân bố ở các khu vực không có băng. Trong suốt kỷ băng hà, dải băng mở rộng ra biển, môi trường sống của chúng thu hẹp. Ngược lại, vào thời kỳ ấm hơn, chúng có thể di chuyển qua mặt nước. Việc nghiên cứu nơi ở hiện nay, mô hình tiến hóa và phân hóa về gene của chúng cho phép các nhà nghiên cứu hiểu rõ dải băng Tây Nam Cực thay đổi như thế nào theo thời gian.
“Lịch sử tiến hóa của bọ đuôi bật có thể cung cấp ước tính độc lập về cách dải băng thay đổi trong quá khứ và giúp dự đoán điều gì sẽ xảy ra với dải băng trong tương lai khi Trái Đất trở nên ấm hơn”, Adams cho biết.
Video đang HOT
Phát hiện hàng trăm bộ xương voi ma mút ở Mexico
Hai trăm bộ xương voi ma mút cổ đại mới được phát hiện bên dưới một công trường xây dựng sân bay ở phía bắc Mexico City. Đây là bộ sưu tập xương voi ma mút lớn nhất từng được tìm thấy.
Xương voi ma mút được tìm thấy trong một trong những cái bẫy do con người tạo ra ở Mexico vào tháng 11 năm 2019.
Các nhà khảo cổ học tại Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico lần đầu tiên nhận ra khu vực này có thể cất giấu hài cốt voi ma mút sau khi họ tìm thấy hai cái bẫy voi ma mút do con người đào vào tháng 11/2019, trong một phần của cuộc khai quật định kỳ để dọn dẹp mặt bằng xây dựng sân bay.
Những chiếc bẫy nằm trong một khu vực được sử dụng làm bãi rác ở thị trấn Tultepec, chứa xương của ít nhất 14 con voi ma mút Colombia.
Địa điểm xây dựng sân bay quốc tế Felipe Ãngeles chỉ cách khoảng 19,3 km từ những cái bẫy. Tại đây, vào tháng 5/2020, các nhóm khai quật đã phát hiện ra lòng hồ Xaltocan khô cạn chứa ít nhất 60 bộ xương voi ma mút. Tổng số được phát hiện kể từ đó đã lên đến 200 với nhiều bộ xương vẫn đang còn nằm dưới lòng đất.
"Có quá nhiều. Nó lên đến hàng trăm bộ xương ma mút", Pedro SÃnchez Nava, một nhà khảo cổ học nằm trong nhóm khảo cổ cho biết.
Trước đó, địa điểm phát hiện các xương voi ma mút lớn nhất là ở Hot Springs, Nam Dakota, cũng chỉ lưu giữ hài cốt của khoảng 60 con voi ma mút.
Voi ma mút Colombia đến Bắc Mỹ khoảng 1 triệu năm trước. Chúng cao tới 4,3 m và sống rất lâu, từ 70 đến 80 năm. Không giống như các đồng loại có bộ lông đặc trưng của chúng ở châu Âu, những con voi ma mút này có thể không có nhiều lông - một sự thích nghi với khí hậu ấm hơn của Bắc Mỹ. Phạm vi của chúng mở rộng từ Canada đến Nicaragua và Honduras.
Voi ma mút Colombia được cho đã tuyệt chủng từ 13.000 đến 10.000 năm trước. Nhiều nhà cổ sinh vật học cho rằng những thợ săn người tiền sử đóng một vai trò quan trọng cho quá trình này.
Đó là một trong những khía cạnh mà các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ điều tra được chính xác hơn. Con người cổ đại rõ ràng đã giết một số con voi ma mút trong các hố được phát hiện ở Tultepec, nhưng vẫn chưa rõ liệu họ có đóng vai trò gì trong việc đưa hơn 200 con voi ma mút xuống lòng hồ hay không.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những con voi ma mút có thể đã bị mắc kẹt trong bùn dọc theo bờ hồ, sau đó chết vì đói hoặc chết đuối. Điều đó có thể xảy ra một cách tự nhiên, vì cỏ và lau sậy của hồ sẽ thu hút voi ma mút đến kiếm ăn. Nhưng số lượng lớn các bộ xương cũng có thể chỉ ra rằng con người đã khéo léo sử dụng địa hình đặc biệt của khu vực bờ hồ để làm lợi thế cho mình.
"Có thể họ đã đuổi chúng xuống bùn", Pedro SÃnchez Nava phỏng đoán.
Nếu điều đó là đúng, có nghĩa là con người có khả năng giết số lượng lớn voi ma mút hơn chúng ta vẫn tưởng. Nó cũng có thể là bằng chứng cho thấy người cổ đại ăn thịt voi ma mút như một phần chính trong chế độ ăn của họ - không phải thường xuyên như các nhà nghiên cứu đã giả định trước đây.
Tuy nhiên, những mẩu xương được tìm thấy tại sân bay vẫn chưa cho thấy bất kỳ dấu vết nào cho thấy con người đã mổ thịt động vật. Nếu con người tham gia tác động vào cái chết của các sinh vật, điều đó sẽ hỗ trợ thêm cho ý tưởng rằng con người đã đóng góp một phần hoặc gây ra sự tuyệt chủng của loài voi ma mút Colombia ở châu Mỹ. Giả thuyết phổ biến khác cho rằng các sinh vật này đã chết vì mất môi trường sống do thời tiết ấm lên khi Kỷ Băng hà kết thúc. Hoặc nó có thể là sự kết hợp của cả hai yếu tố.
"Tôi nghĩ cuối cùng quyết định sẽ là có một tác động tổng hợp giữa biến đổi khí hậu và sự hiện diện của con người", nhà cổ sinh vật học Joaquin Arroyo-Cabrales nhận định.
Ngay cả khi con người không trực tiếp giết voi ma mút trong lòng hồ, bằng chứng cho thấy các nền văn minh cổ đại xung quanh khu vực này đã sử dụng xương của động vật để làm công cụ.
Các nhà khảo cổ học cho đến nay đã phát hiện ra hàng chục công cụ xung quanh khu vực này ít nhất một phần được làm từ xương voi ma mút, như dao có trục xương voi ma mút.
Nhưng họ không chắc xương trong các công cụ đến từ những con voi ma mút được tìm thấy trong lòng hồ. Chúng cũng có thể đến từ những con voi ma mút khác, như những con trong các hố Tultepec gần đó.
Các thử nghiệm kỹ càng hơn trong phòng thí nghiệm có thể giúp các nhà cổ sinh vật học xác định mối quan hệ nếu có giữa con người có với xương voi ma mút trong lòng hồ cho dù họ đã giết chúng, ăn chúng, sử dụng chúng làm công cụ hay là cả ba.
8 cuộc đại tuyệt chủng kinh hoàng suýt 'xóa sổ' Trái Đất Khoảng 3/4 các loài sinh vật trên trái đất đã tuyệt diệt vì sự kiện Devon muộn - cuộc tuyệt chủng hàng loạt nghiêm trọng nhất mọi thời đại. Xảy ra khoảng 2,5 tỷ năm trước, thảm họa oxy được xem là sự kiện tuyệt chủng đầu tiên của Trái Đất. Hành tinh chúng ta có rất ít oxy trong khí quyển, hầu...