Sinh vật nhỏ xíu hồi sinh phi thường sau 3 thập kỷ chôn vùi trong băng giá
Sau ba thập kỷ ngủ vùi, loài bọ gấu vẫn hồi sinh, mang tới hi vọng cho con người về cách thức kéo dài sự sống.
Những sinh vật siêu nhỏ ngủ đông suốt 3 thập kỷ cuối cùng cũng được “thổi” vào sự sống. Theo tờ Crybiology, 8 con bọ gấu dài 1mm, được thu thập từ một mẫu rêu tại Nam Cực vào năm 1983, đã được Viện nghiên cứu Cực Nam Nhật Bản lưu giữ dưới nhiệt độ -20 độ C trong suốt 30 năm. Các nhà khoa học tại đây đã rã đông thành công và giúp 2 con hồi sinh vào đầu năm 2014.
Loài bọ gấu nổi tiếng với khả năng sống dai hơn cả gián.
Tuy vậy, một trong số hai con bọ này đã chết dần sau 20 ngày sống lại. Con còn lại tiếp tục sống sót và cho ra đời một con bọ gấu thứ ba từ một quả trứng đông. Nó tiếp tục đẻ thêm 19 quả với 14 con sống sót.
Bọ gấu thường sống ở các vùng nước trên khắp thế giới, vốn nổi tiếng với đặc tính sống dai hơn cả loài gián và có thể sống sót rất nhiều ngày trong môi trường chân không ngoài vũ trụ.
Theo tờ Asahi Shimbun (Nhật), khi sống trong môi trường lạnh giá, sự trao đổi chất của loài này tự động đóng lại và bước vào trạng thái “sự sống nghỉ ngơi” (trạng thái giữa sự sống và cái chết).
Bằng trạng thái “lơ lửng” giữa sự sống và cái chết, bọ gấu thậm chí có thể sinh sản sau khi vừa sống lại.
Ghi chép về lần cuối cùng loài bọ này có thể sống sót trong nhiệt độ cực khắc nghiệt là 8 năm trước. Trong một bài báo mới xuất bản gần đây, các nghiên cứu sinh cũng cho biết, “những nghiên cứu mới đây đã giúp chúng ta hiểu nhiều hơn về thời gian sống của loài bọ gấu này”.
Nhà nghiên cứu chính Megumu Tsujimoto bày tỏ mong muốn của cả nhóm: “Chúng tôi muốn giải mã cơ chế đằng sau sự sống dai dẳng của loài bọ gấu bằng cách quan sát những tổn thương lên DNA của loài này và khả năng tự chữa lành của nó”. Với việc tìm ra cơ chế này, có thể các nhà nghiên cứu sẽ tiến gần hơn đến cách thức làm tăng khả năng sống sót của chính con người trong tương lai.
Theo Ngọc Khuê / Trí Thức Trẻ
Bí ẩn loài "nửa thực vật, nửa động vật" duy nhất trên Trái Đất
Loài sên biển này cũng khiến nhiều người thích thú với vẻ ngoài độc đáo, dễ thương của chúng.
Trên thế giới, tồn tại một số loài ốc sên biển có chất diệp lục trong cơ thể mà nhờ đó, chúng có thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ ánh sáng mặt trời giống như thực vật. Tuy nhiên, có một loài sên biển độc nhất trên thế giới có tên Sacoglossans không có chất diệp lục mà vẫn có thể sống sót.
Hình ảnh về loài "nửa thực vật, nửa động vật" Sacoglossans.
Khác với một số loài sên biển, Sacoglossans không có chất diệp lục nhưng vẫn có thể sống sót.
Điều này đã thôi thúc các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu. Họ nhận thấy loài sacoglossans này có khả năng "hút chất" từ các sợi tảo. Thay vì tiêu hóa thức ăn giống như những loài động vật thông thường, chúng giữ lại chất diệp lục từ tảo. Từ đó, chúng có thể tổng hợp chất dinh dưỡng từ mặt trời.
Tuy nhiên, chỉ đơn giản là "đánh cắp" diệp lục thì không thể lấy năng lượng từ mặt trời được. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trong cơ thể Sacoglossans còn sở hữu gen khác với các loài động vật thông thường, cho phép nó tổng hợp năng lượng.
Như vậy, Sacoglossans có tới hai cấp độ gen khác nhau, vừa của động vật và vừa của thực vật. Điều này cũng cho thấy, gen này có thể đã tiến hóa trước khi có sự phân tách giữa động vật và thực vật từ cách đây rất lâu. Chúng cũng là bằng chứng cho một mối liên hệ tiến hóa giữa các gen của động vật và thực vật.
Sacoglossans hút chất diệp lục từ tảo, kết hợp với loại gen đặc biệt để tổng hợp năng lượng mặt trời.
Sacoglossans có tới hai cấp độ gen khác nhau, vừa của động vật và vừa của thực vật.
Chúng cũng là bằng chứng cho một mối liên hệ tiến hóa giữa các gen của động vật và thực vật.
Theo Dân Việt
Kinh hoàng phát hiện giun đất to bằng rắn Các nhà khoa học làm việc trên Đảo Rum ngoài khơi Scotland đã tìm thấy loài giun lớn nhất nước Anh từ trước đến giờ, to và nặng gấp 3 lần một con giun bình thường. Loài vật không xương sống này có thể dài đến 40 cm, to ngang một con rắn lục mới sinh và nặng cỡ một con chuột nhắt....