Sinh vật cổ đại 42.000 tuổi này bất ngờ “sống” lại dưới bàn tay nhà khoa học Nga
Các chuyên gia Nga đã hồi sinh lại loài sinh vật có tuổi đời 42.000 năm này – hứa hẹn tạo ra bước tiến mới trong công nghệ đóng băng người chết.
Với việc hồi sinh ma mút, giới khoa học hi vọng sẽ phần nào tìm ra được nguyên nhân khiến loài sinh vật khổng lồ này tuyệt chủng cũng như hiểu hơn về môi trường sống thời xưa của loài người.
Và mới đây thôi, giới chuyên gia Nga cũng đã thực hiện thành công thử nghiệm – hồi sinh loài sâu cổ đại ở Siberia, bị đóng băng ở gần sông Alazeya vào năm 2015.
Được biết, những cá thể sâu này đã sinh sống và được biết đến từ kỷ Pleistocene, chúng được cho là đã gần 42.000 tuổi. Một loài sâu khác được tìm thấy vào năm 2002 tại một hang động ở vùng hạ lưu sông Kolyma và chúng đã đóng băng suốt 32.000 năm qua.
Hai cá thể này được giới nghiên cứu của Nga đem về phân tích tại viện nghiên cứu Moscow.
Bất ngờ hơn nữa, sau khi được rã đông trong băng vĩnh cửu, loài giun này bất ngờ xuất hiện dấu hiệu của sự sống. Chúng di chuyển và ăn uống được.
Nhóm nghiên cứu của Nga chia sẻ rằng: “Chúng tôi đã chứng minh khả năng phục hồi của sinh vật đa bào này – chúng có thể hồi sinh sau quá trình đóng băng hàng ngàn năm”.
Các chuyên gia cho rằng, phát hiện này mang ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu sinh học vũ trụ và công nghệ đóng băng Cryonics.
Theo các chuyên gia, Cryonics là một phương pháp sử dụng các thiết bị đặc biệt gây chết lâm sàng rồi bảo quản sinh vật đó trong điều kiện lạnh. Sau 1 thời gian, những cá thể này sẽ được hồi sinh nhờ vào sự tiến bộ vượt bậc của y học.
Hiện tại thì ở Nga, Mỹ đều đã có những cơ sở đặc biệt chuyên đóng băng người đã khuất, bảo quản nội tạng và mô với hi vọng tiến bộ khoa học trong tương lai có thể giúp những người này hồi sinh trở lại.
Giới nghiên cứu Nga đã hồi sinh trở lại sinh vật cổ đại có tuổi đời vài chục nghìn năm.
Công nghệ này được phát triển lần đầu tiên vào năm 1963 và tới nay chỉ có khoảng 250 người đã thực sự chết giả và được bảo quản nghiêm ngặt bằng phương pháp Cryonics.
Video đang HOT
Dù có nhiều phản đối, nhưng Cryonics vẫn đang phát triển, có cả một hội gồm 62 nhà khoa học hàng đầu thế giới đã đứng ra ủng hộ cho các công ty Cryonics thực hiện phương pháp kỳ lạ này.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Khoa học sinh học Doklady.
Nguồn: The Siberian Times
Theo Helino
10 loài sinh vật "kinh dị" ẩn sâu dưới đại dương - có loài không miệng, không ruột hay hậu môn
Điểm lại 1 vài loài sinh vật có ngoại hình kỳ lạ, ẩn sâu dưới đại dương sâu thẳm. Nhiều loài trong số đó khiến bạn giật mình
Đại dương chiếm đến 3/4 diện tích bề mặt Trái đất mà chúng ta đang sống. Và có 1 sự thật là số người có thể chạm đến nơi sâu thẳm đại dương để khám phá lại vô cùng ít ỏi.
Ước tính, loài người mới chỉ khám phá được có khoảng 1% diện tích đáy biển mà thôi.
Mới đây, các chuyên gia thuộc Tổ chức nghiên cứu công nghiệp và khoa học Australia - CSIRO đã lặn xuống khu vực biển phía Đông Australia ở độ sâu khoảng 4.800m để tìm hiểu. Ở đây, họ đã tiếp xúc với hơn 100 loài vật khác nhau thông qua tàu thám hiểm hình cầu (vessel). Trong đó, có 5 loài chưa từng được phát hiện.
Cùng điểm lại 1 vài loài vật mới được phát hiện dưới biển sâu này. Đảm bảo có những loài bạn sẽ cực bất ngờ đấy!
1. Cua gai đỏ
Lớp gai của loài cua đỏ này thực sự là vũ khí đáng gờm khi chúng sẽ phát huy tác dụng chống lại kẻ săn mồi dưới biển sâu. Nhiều nhà khoa học dự đoán, loài cua gai đỏ này có liên quan đến loài cua ẩn sĩ.
2. Bọt biển thủy tinh
Không mấy ai ngờ rằng phần xương của loài bọt biển thủy tinh này có thể dài tới 1m, và chúng được làm từ sợi silica. Được biết loài sinh vật này ăn bằng cách lọc bỏ vi khuẩn và sinh vật đơn bào từ nước đi qua lớp vỏ thủy tinh mong manh.
3. Sá sùng (Peanut Worm)
Sá sùng (tên khoa học: Sipuncula) là một con sâu biển. Khi bị đe dọa, chúng sẽ sun nhỏ lại, trông giống củ lạc. Theo các chuyên gia, loài này có thể sinh sản tự nhiên lẫn vô tính.
4. Cá nóc hòm (Coffinfish)
Cá nóc hòm là loài sinh vật biển sống ở dưới đáy biển hầu hết khắp nơi trên thế giới. Chúng là loại cá nhỏ, có nọc độc và dài khoảng 10cm.
Người ta dường như thấy cá nóc hòm đi bộ dưới đáy biển chứ không phải bơi nữa là vì những chiếc vây ở phía dưới của chúng.
5. Cá mập Cookie Cutter
Cá mập Cookie Cutter còn có tên là cá mập xì gà, sống ở những vùng nước ấm trên thế giới. Một con cá trưởng thành nặng khoảng 4,5 kg và dài 0,6 mét, sống ở độ sâu 1.000m dưới đáy biển.
Tên gọi của nó đến từ những dấu vết giống như đóng bằng khuôn bánh quy mà nó để lại trên con mồi lớn.
6. Cá thằn lằn (Lizard Fish)
Loài cá này thường săn mồi ở độ sâu 1.000 - 2.500m, tuy nhiên ở vị trí này chúng thường hay bị đói vì không có mấy mồi. Cá thằn lằn có thể di chuyển đi rất xa để tối đa hóa nguồn tài nguyên khan hiếm.
7. Cá vô diện
Tuy nhiên đối với các chuyên gia của Úc việc loài cá vô diện này xuất hiện tại New South Wales vẫn là bí ẩn lớn. Nước Úc chưa thực sự biết về loài cá này và họ đã bắt được năm con từ độ sâu 4.000m.
Loài cá này cũng đã được tìm thấy ở biển Ả Rập, biển Papua New Guinea, Indonesia, Nhật Bản và Hawaii.
8. San hô nấm (Corallimorph)
Sinh vật san hô nấm (Corallimorph) này thuộc về cùng một nhóm với cỏ chân ngỗng, cá thạch, san hô cứng...
9. Sao biển giòn
Sao biển giòn được tìm thấy từ Siberia cho đến Nam Cực. Dẫu vậy cho đến nay, ta vẫn gần như chưa biết gì về loài này.
10. Giun zombie
Giun zombie (Osedax) thường được tìm thấy trong xác chết cá voi mục rữa dưới đáy đại dương. Loài sinh vật này đặc biệt ở chỗ chúng không có miệng, ruột hay hậu môn và tiêu hóa bằng vi khuẩn.
Nguồn: BoredPanda
Theo Helino
Cá kỳ lạ có mặt như bò trôi dạt vào bờ biển Úc Một sinh vật biển có hình dạng kỳ dị trôi dạt vào bờ trên đảo ở Úc, khiến người dân địa phương hoang mang. Sinh vật bí ẩn trôi dạt vào bãi biển trên đảo North Stradbroke, Australia. Một người đi dạo trên bãi biển đã phát hiện sinh vật kỳ dị dạt vào bãi cát trên đảo North Stradbroke ở bang Queensland,...