Sinh vật bí ẩn gây xôn xao tại Mỹ
Một sinh vật biển bí ẩn được mô tả giống như một “quả cầu đỏ” lớn nằm trên một bờ đá ở Washington đã thu hút các chuyên gia về động vật chân đầu trên khắp đất nước Mỹ đi tìm lời giải thích.
Hình ảnh sinh vật lạ trên bờ biển Washington.
Danh tính của sinh vật có chiều dài gần 1m ban đầu khiến nhiều người thắc mắc. Một số người đặt dấu hỏi liệu đó có phải là loài bạch tuộc đỏ ở vùng nước nông phía Đông Thái Bình Dương (Octopus rubescens) không? Hoặc có lẽ đó là một con mực ma cà rồng biển sâu (Vampyroteuthiserencenalis) hay một con bạch tuộc dumbo biển sâu (Grimpoteuthis)?
Những câu hỏi trên chính là bước khởi đầu đã dẫn các nhà khoa học đến một loài khác đó là bạch tuộc bảy tay (Haliphron atlanticus), một sinh vật nước sâu hiếm khi được nhìn thấy ở xa về phía bắc như Washington.
Ron Newberry, một cư dân của đảo Whidbey, phía bắc Seattle, là người đã phát hiện ra sinh vật kỳ lạ trước khi đi câu cá hồi. Khi thủy triều xuống, để lộ những tảng đá phủ đầy tảo. Newberry cho biết đã phát hiện ra khối cầu màu đỏ với thứ có vẻ là những xúc tu.
Video đang HOT
Anh ta nhận ra rằng sinh vật màu đó đã chết nhưng Newberry vẫn chụp một vài bức ảnh và tải chúng lên tài khoản Facebook và Instagram của Whidbey Camano Land Trust, một tổ chức phi lợi nhuận bảo tồn thiên nhiên, nơi Newberry đang làm giám đốc truyền thông. Sau đó, thủy triều tràn vào và mang xác con vật trở lại biển.
Sinh vật kỳ lạ được xác định là bạch tuộc 7 cánh tay.
Ngay sau khi hình ảnh sinh vật lạ được xuất hiện trên Internet, một loạt chuyên gia từ Thủy cung Seattle, Đại học Washington, Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia và Viện Smithsonian ở Washington, D.C. đã cân nhắc và đưa ra một số ý kiến về danh tính của sinh vật, nhưng hầu hết đều đồng ý rằng đó là một con bạch tuộc bảy tay.
Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), bạch tuộc bảy tay là loài động vật “ít được quan tâm nhất”, có nghĩa là nó không được coi là bị đe dọa. Tuy nhiên, quy mô dân số của nó không rõ và các nhà khoa học biết rất ít về môi trường sống của loài này.
Báo cáo của IUCN cho thấy các tàu lặn đã ghi nhận các loài này bơi ở biển sâu và các tàu đánh cá bằng lưới kéo đáy đã từng có cơ hội vô tình bắt được những con trưởng thành lớn.
Tuy nhiên, các nhà khoa học biết sở thích ăn uống của nó. Các thiết bị vận hành từ xa (ROV) ngoài khơi bờ biển California và Hawaii đã ghi lại cảnh những con bạch tuộc H. atlanticus khổng lồ dưới biển sâu ăn sứa.
Con cái loài H. atlanticus lớn hơn nhiều so với con đực. Đầu của con đực chỉ dài khoảng 10 cm, trong khi của con cái dài khoảng 69 cm.
Hàng trăm nghìn chim di cư chết ở New Mexico
Các nhà khoa học chưa rõ nguyên nhân khiến chim chết hàng loạt nhưng theo quan sát, nhiều con chim có hành vi kỳ lạ trước khi bỏ mạng.
Hàng loạt chim di cư chết ở bang New Mexico. Ảnh: CNN.
Các nhà sinh vật tại Đại học Bang New Mexico đang cố gắng tìm hiểu nguyên nhân khiến hàng trăm nghìn chim di cư bỏ mạng, CNN hôm 15/9 đưa tin. Hiện tượng bí ẩn bắt đầu từ ngày 20/8, khi lượng lớn xác chim được phát hiện ở bãi phóng tên lửa White Sands và công viên quốc gia White Sands, theo Martha Desmond, giáo sư khoa Cá, Sinh vật hoang dã và Sinh thái tại Đại học Bang New Mexico.
Ban đầu các chuyên gia cho rằng đây chỉ là hiện tượng riêng lẻ. Tuy nhiên, vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi họ tìm thấy thêm nhiều xác chim tại các khu vực thuộc bang New Mexico, trong đó có Dona Ana, Jemez Pueblo, Roswell và Socorro.
"Thật khủng khiếp. Lượng xác chim lên đến 6 con số. Chỉ dựa vào những gì đã thấy, chúng tôi cũng biết đây là sự việc vô cùng nghiêm trọng. Hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu con chim đã chết", Desmond cho biết. Xác chim di cư gồm sẻ, chim lam, hoét đen, chim đớp ruồi cũng xuất hiện ở Colorado, Texas và Mexico.
Desmond cùng đồng nghiệp và các nhà sinh vật tại bãi phóng tên lửa White Sands bắt đầu nhận dạng, phân loại và kiểm tra khoảng 300 xác chim hôm 12/9 để hiểu thêm về tình trạng của chúng khi chết.
Người dân và các chuyên gia thấy chim có hành vi kỳ lạ trước khi bỏ mạng. Ví dụ, những loài chim thường đậu trong bụi rậm hoặc trên cây lại lang thang trên mặt đất kiếm ăn và đuổi theo sâu bọ. Nhiều con tỏ ra lờ đờ, chậm chạp và bị xe đâm trúng. Số lượng này nhiều chưa từng thấy, Desmond cho biết. Ở sân golf của bãi phóng tên lửa, chim én, sinh vật chuyên ăn côn trùng trên không, chỉ ngồi trên mặt đất và để mặc con người đến gần.
Các nhà sinh vật cho rằng một trong những yếu tố góp phần khiến chim chết hàng loạt là thảm họa cháy rừng ở California và một số bang miền tây khác. Thảm họa có thể đã buộc chúng phải di cư sớm, trước khi thực sự sẵn sàng.
"Những con chim phải di cư sớm do thời tiết có thể không tích trữ đủ chất béo để sống sót. Một số thậm chí chưa kịp tích trữ năng lượng để bắt đầu chuyến bay nên bỏ mạng tại chỗ", Desmond nhận định. Một số con chim có khả năng phải thay đổi đường di cư, trong khi số khác hít khói và bị tổn thương phổi.
Cháy rừng và thời tiết khô hạn tại New Mexico có thể làm tăng số lượng chim chết. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bí ẩn xung quanh sự việc này. "Chúng tôi bắt đầu thấy các xác chim lẻ từ tháng 8 nên vẫn còn nguyên nhân nào đó ngoài thời tiết và chúng tôi chưa rõ đó là gì", Desmond nói thêm.
Xác chim sẽ được chuyển đến Phòng thí nghiệm Pháp Y Cá và Sinh vật hoang dã Mỹ ở Oregon để khám nghiệm và xác định nguyên nhân cái chết. Quá trình này có thể kéo dài vài tuần. "Sự việc chim chết hàng loạt là thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu góp phần gây ra chuyện này. Chúng ta đã mất 3 tỷ con chim ở Mỹ từ năm 1970 và số lượng côn trùng cũng giảm mạnh", Desmond nói.
Sinh vật bọc thép tiết lộ bí ẩn 'thủy quái' không xương thời hiện đại Hóa thạch 410 triệu năm của một sinh vật bọc thép cổ quái đã giải thích cách mà người các vị tổ tiên cá mập biến hình để trở thành kẻ thống trị các đại dương từ kỷ Devon đến nay. Sinh vật mới được đặt tên là Minjinia turgenensis thuộc về một nhóm cá lớn được gọi là "cá nhau thai", nhóm...