Sinh ra trong tâm bão, nhiều bé được đặt tên Nari
Khi cơn bão số 11 (bão Nari) đang quần thảo với sức gió cấp 12, người mẹ trở dạ. Vượt qua mưa lớn, cây ngã đổ, trời tối vì điện cắt, những em bé mang một tên chung là Nari đã chào đời.
Vợ chồng anh Huỳnh Kim Trí và chị Nguyễn Thị Ngọc Diệu vui mừng sau khi được giúp đỡ sinh con trong bão lớn.
Xe cấp cứu “bò” trong bão cứu sản phụ
Hơn 5 ngày cơn bão số 11 (có tên Nari) với sức gió giật cấp 12 đi qua TP Đà Nẵng để lại hậu quả nặng nề, nhưng cũng có những câu chuyện xảy ra trong bão khiến nhiều người không thể nào quên. Ngồi chăm sóc vợ con trong Bệnh viện Hoàn Mỹ (Đà Nẵng), anh Huỳnh Kim Trí (trú tại đường Nguyễn Công Trứ, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) nở nụ cười mãn nguyện vì vợ và con anh đã “mẹ tròn con vuông”.
Anh Trí cho biết, bão số 11 đổ bộ vào Đà Nẵng (đêm 14/10, rạng sáng 15/10 – PV) vợ anh là chị Nguyễn Thị Ngọc Diệu trở dạ. “Lúc đó khoảng 1 giờ, vợ tôi kêu đau, ôm bụng đi lại trong nhà. Biết vợ sắp sinh nhưng ngoài trời gió bão rất mạnh, cả nhà hoảng hốt không biết làm sao. Gọi taxi thì họ sợ không dám chạy vì gió quá lớn. Tôi liền gọi xe cấp cứu của Bệnh viện Hoàn Mỹ ở quận Hải Châu nhưng họ không qua được vì bão làm cây đổ chắn đường, xe không đi được. Bão thì ngày một lớn, vợ tôi càng kêu đau, nếu không đưa vào bệnh viện kịp thời thì cả mẹ và con đều nguy hiểm…”, anh Trí kể lại.
Sau đó, gia đình anh Trí liên lạc với Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn (BCH PCLBTKCN) TP Đà Nẵng nhờ giúp đỡ và họ đã liên hệ với Trung tâm Cấp cứu 115 điều xe cấp cứu từ quận Ngũ Hành Sơn tiếp ứng. Tuy nhiên, do gió giật mạnh nên xe cấp cứu phải “bò” 5-10km/h và chạy những tuyến đường ít ngập nước, cây xanh ít bị đổ mới tới được nhà anh Trí đưa chị Diệu vào Bệnh viện Hoàn Mỹ để sinh nở. Được đưa vào bệnh viện kịp thời, chị Diệu đã hạ sinh một bé gái an toàn. Để nhớ lần sinh “chạy bão”, hai vợ chồng anh Trí, chị Diệu đã đặt tên bé là Nari như tên của cơn bão số 11.
“Vợ chồng tôi cảm ơn BCH PCLBTKCN thành phố, Trung tâm cấp cứu, Bệnh viện Hoàn Mỹ đã không quản ngại mưa gió tới gia đình đưa vợ tôi vào bệnh viện sinh nở an toàn. Nếu không có họ không biết giờ này vợ con tôi sẽ ra sao. Cảm ơn nhiều lắm”, anh Trí bùi ngùi nói.
Sẵn sàng đỡ đẻ trên…xe quân đội
Ngồi nhớ lại giây phút “chiến đấu” với cơn bão số 11 để đưa sản phụ vào bệnh viện sinh nở, y sỹ Bùi Thị Kim Chung (SN 1963, Trưởng trạm Y tế phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà) đến giờ vẫn chưa hết âu lo mặc dù mọi chuyện đã an toàn và tốt đẹp. Y sỹ Chung cho biết, rạng sáng ngày 15/10, lúc tâm bão số 11 ập vào Đà Nẵng, Trạm nhận được tin báo có sản phụ Đặng Thị Thu Thủy (SN 1984, trú tại phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà) đang vỡ nước ối, rất nguy kịch.
“Lúc đó khoảng gần 4 giờ sáng, tôi nhận được tin báo từ Bí thư kiêm Chủ tịch UBND phường Nguyễn Thành Nam có một sản phụ đã vỡ nước ối, chuẩn bị sinh, rất nguy kịch. Tôi trao đổi với anh Nam, có xe hộ tống thì tôi sẵn sàng “vượt bão” để đưa sản phụ đến bệnh viện. Khoảng 3 phút sau, anh Nam nói đã có xe u-oát của quân đội sẵn sàng giúp đỡ đưa sản phụ tới bệnh viện. Tôi nhanh chóng chuẩn bị dụng cụ lên đường. Vì sản phụ đã vỡ nước ối nên tôi đã chuẩn bị phương án nếu trên đường tới bệnh viện, sản phụ sinh trên xe tôi sẽ đỡ đẻ ngay tại chỗ…”, y sỹ Chung cho biết.
Dù ngoài trời gió to, mưa lớn, trên đường nhiều cây ngã đổ, trời tối vì điện cắt, xe chạy rất khó khăn nhưng y sỹ Chung vẫn cùng hai nhân viên y tế và hai cán bộ của phường đã tới nhà sản phụ để giúp đỡ. “Đường từ nhà sản phụ Thủy tới Bệnh viện Sơn Trà khoảng 2km nhưng xe chỉ “bò” từng đoạn với vận tốc 5km/h. Bên ngoài cửa xe gió rít từng cơn, cây xanh quật vào thành xe ầm ầm, có lúc xe lắc lư như sắp bị lật. Cả đoàn ngồi trên xe ai cũng lo lắng. Do lái xe là lính quân đội rất có kinh nghiệm nên cuối cùng cũng đến được Bệnh viện Sơn Trà đưa sản phụ vào sinh nở kịp thời…”, y sỹ Chung kể lại.
Khi vào Bệnh viện Sơn Trà, sản phụ Thủy đã sinh một bé trai kháu khỉnh, nặng 3,1 kg. Cảm động trước tấm lòng của các cán bộ UBND phường, Trạm Y tế phường An Hải Bắc, anh lái xe không quản ngại mưa bão đã tới giúp đỡ hai vợ chồng sản phụ Thủy vui mừng không nói nên lời. “Lúc đó cả gia đình cũng gọi xe taxi nhưng họ nói bão lớn nguy hiểm nên không đến được, chồng tôi nhớ số điện thoại Văn phòng UBND phường và Ban Phòng chống lụt bão của phường nên đã gọi giúp đỡ. Nhờ sự nhiệt tình hết lòng vì dân của các cán bộ phường, Trạm Y tế phường nên tôi và con tôi đã thoát khỏi nguy hiểm. Mẹ con tôi cảm ơn nhiều lắm”, chị Thủy cho biết.
Để nhớ kỷ niệm này, vợ chồng chị Thủy đã đặt tên thân mật của con trai là Nari, còn tên khai sinh là Bão Nam (sinh ra trong bão và được Bí thư kiêm Chủ tịch Nguyễn Thành Nam “lệnh” khẩn đến giúp đỡ nên lấy tên là Nam).
“Tôi về công tác ở Trạm Y tế phường từ năm 1984 đến giờ. Đây là lần đầu tiên tôi gặp phải một trường hợp sinh nở trong tâm bão như thế này. Nói thật, lúc đưa mẹ con sản phụ Thủy đến bệnh viện trong mưa bão lớn, ai cũng sợ, lỡ may…Nhưng cứ nghĩ đến hai mẹ con chị Thủy đang gặp nguy hiểm nên ai cũng cố gắng vượt qua. Bây giờ thấy hai mẹ con sản phụ an toàn, chúng tôi ai cũng thấy vui”, y sỹ Chung tâm sự.
Video đang HOT
Theo Đức Hoàng
Gia đinh & Xa hôi
Đà Nẵng tan hoang sau cơn bão mạnh
Đươc đanh gia la manh hơn ca cơn bao sô 10 vưa tan pha Quang Binh, cơn bao sô 11 quân thao ơ vung tâm bao Đa Năng đa quât đô hang trăm cây xanh, thôi bay hang trăm mai nha, khiên it nhât hơn 10 ngươi bi thương.
Một quán cà phê bị đánh tơi tả
Nhiều cây xanh bị bật gốc
Cột điện va cây xanh gay đô chông chât (Anh: Khanh Hông)
Biển quảng cáo lớn cũng không trụ nổi bão
Một bờ tường rào của người dân bị đổ hoàn toàn (Anh: Khanh Hông)
Một cây cổ thụ bật gốc trên đường Bạch Đằng
Lực lượng CSGT giải phóng đường phố để xe cộ lưu thông
Nhà chờ xe buýt ngã đỗ
Cây xanh bât gôc trên đường Trần Phú và Lê Duẩn
Xe quân đội đi cứu hộ bão
Cây đô trên đường Trần Phú
Cây xanh trên đường Quang Trung gãy đổ. (Anh: Công Binh)
(Anh: Khanh Hông)
Do ảnh hưởng bão số 11, nhiều tỉnh thành miền Trung liên tiếp gặp sự cố về truyền tải điện, gây mất điện trên diện rộng. Nhiều địa phương mất điện toàn tuyến. Tại TP Đà Nẵng, từ 13h đến 22h25 ngày 14/10, bão số 11 gây sự cố trên đương dây trung thế làm mất điện khu vực phường Hòa Thuận Đông, Hòa Thuận Tây (quận Hải Châu), phường An Hải Tây, Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà), xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang và một phần quận Ngũ Hành Sơn. Ước tính công suất mất điện khoảng 21MW/260MW.
Theo ông Nguyễn Thành, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Trung, lúc 6h15 sáng nay 15/10, TP Đà Nẵng và Quảng Nam vẫn mất điện toàn tuyến.Theo thông tin, lúc hơn 22 giờ ngày 14/10, bão số 11 có gió giật mạnh đã gây sự cố trên đường dây 500kV mạch kép Nho Quan - Hà Tĩnh - Đà Nẵng - Dóc Sỏi - Pleiku làm mất điện toàn bộ TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi (ước công suất mất khoảng 530MW).
Trên địa bàn TP Đà Nẵng, lúc 3 giờ ngày 15/10, sự cố đường dây 110kV mạch kép Đà Nẵng 500 - Liên Trì và Hòa Khánh - Liên Chiểu làm mất điện 4 trạm biến áp 110kV Liên Trì, Quận Ba, An Đồn, Liên Chiểu gây mất điện một phần quận Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu.
Tại Quảng Nam, lúc 5 giờ sáng ngày 15/10 sự cố đường dây 110kV Đà Nẵng 500 - Duy Xuyên - Thăng Binh làm mất điện 2 trạm biến áp 110kV Duy Xuyên, Thăng Bình gây mất điện một phần 2 huyện này.
Đến 9h30 sáng 15/10, điện đã được khôi phục một số trạm xung yếu như nhà máy nước cầu Đỏ, Bệnh viện Đà Nẵng...
Về cơn bão số 11, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung bộ, hồi 10 giờ ngày 15/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc - 107,7 độ Kinh Đông, trên đất liền thuộc tỉnh Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-10. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần.
Công Bính - Khanh Hông
Theo Dantri
Bão số 11 gây mất điện diện rộng ở miền Trung Theo ông Nguyễn Thành, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Trung, lúc 6h15 sáng nay 15/10, TP Đà Nẵng và Quảng Nam vẫn mất điện toàn tuyến. Do ảnh hưởng bão số 11, nhiều tỉnh thành miền Trung liên tiếp gặp sự cố về truyền tải điện, gây mất điện trên diện rộng. Nhiều địa phương mất điện toàn...