Sinh ra không có tử cung, cô gái cậy nhờ chị ruột mang thai con của bạn trai
Laura luôn mong muốn được làm mẹ nhưng bác sĩ cho biết cô bị dị tật không có tử cung nên mang thai là điều bất khả thi.
Mang thai, sinh con được xem như “thiên chức” của người phụ nữ. Vậy nhưng không phải con đường thực hiện “thiên chức” của người mẹ nào cũng bằng phẳng, dễ dàng. Như cô gái đáng thương dưới đây đã phải “mượn bụng” của chính chị gái mình để có thể sinh con.
Laura Knight (28 tuổi, sống tại Birmingham, Anh) mắc một dị tật bẩm sinh hiếm gặp là không có tử cung. Nếu như những bà mẹ hiếm muộn khác vẫn có phần trăm cơ hội mang thai thành công thì con số đó với cô là hoàn toàn bằng 0 bởi bộ phận quan trọng nhất của cơ quan sinh sản lại khuyết thiếu.
Laura (phải) chào đời đã không có tử cung nên không thể mang thai.
Laura cho biết mẹ bắt đầu lo lắng khi cô chưa có kinh nguyệt vào năm 15 tuổi. Cô nói: “Ban đầu, tôi được mẹ đưa đi khám và bác sĩ nói có thể do tôi nhẹ cân hơn, chưa phát triển hoàn thiện như các bạn cùng trang lứa nên kì kinh nguyệt chưa tới. Sau đó, cứ 3 tháng mẹ lại đưa tôi đi kiểm tra một lần. Bác sĩ có tiến hành siêu âm và chỉ nói buồng trứng của tôi hơi nhỏ. Phải gần 1 năm sau đó, nguyên nhân thực sự mới được tìm ra. Tôi là người không có tử cung bẩm sinh. Lúc đó mới 15, 16 tuổi nhưng tôi đã thực sự suy sụp khi biết mình sẽ không thể mang thai, sinh con”.
Laura đã giấu kín tình trạng của bản thân suốt nhiều năm, không ai biết trừ những người thân trong gia đình. Khuyết thiếu trong cơ thể cũng khiến cô tự ti, không dám quen bạn trai. Mãi đến sau này khi gặp David – người yêu hiện tại, Laura mới có thể mở lòng và anh cho biết mình chấp nhận cùng cô sống cả đời mà không có con.
Video đang HOT
Vậy nhưng cuối cùng Laura vẫn có thể thực hiện giấc mơ làm mẹ với sự giúp sức của chị gái ruột – Hayley Burton (33 tuổi). Hayley tâm sự rằng mình biết về tình trạng của em gái và luôn ấp ủ ý định giúp đỡ em có con nhưng phải chờ sau khi sinh con ruột thành công, khỏe mạnh đã.
Chị gái Laura đã luôn mong muốn được giúp cô mang thai, sinh con.
Vì vậy, sau khi sinh 2 con, Hayley đã đặt vấn đề với Laura cùng bạn trai của cô. Cả hai hết sức vui mừng và lên kế hoạch thụ tinh nhân tạo từ năm 2019. Tuy vậy, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên mọi thứ được hoãn lại tới tháng 3 năm nay.
Sau khi lấy trứng của Laura và tinh trùng từ David, các bác sĩ đã tạo thành phôi và chuyển vào tử cung Hayley. May mắn thay, ngay lần đầu thử, cô đã mang thai thành công.
“Hayley đã lấy mẫu thử cho chúng tôi và tôi cùng David tự tay nhúng chiếc que thử thai vào đó. Chỉ vài giây sau, vạch thứ 2 đã hiện lên. Thật tuyệt vời” , Laura chia sẻ. Cô cho biết hiện chị gái đã mang bầu được 8 tuần và tuyệt hơn nữa là bệnh viện nơi cả hai đang cùng làm y tá đã đồng ý để hai người cùng nghỉ thai sản khi Hayley sinh con.
Hayley hiện đang mang bầu con của Laura và David.
Chia sẻ câu chuyện của mình, Laura hy vọng sẽ giúp nâng cao nhận thức về chứng khuyết thiếu tử cung bẩm sinh cũng như phương pháp mang thai hộ. Cô nói: “Mang thai hộ không phải là một thứ gì đó bệnh hoạn hay kỳ lạ, nó không giống như việc chồng tôi đi ngủ với chị gái tôi. “Đó là trứng của tôi và tinh trùng của anh ấy. Tất cả điều đó phụ thuộc vào khoa học, may mắn và hy vọng”.
Sáng chế que thử thai dành cho người mất thị lực
Các nhà nghiên cứu tại Anh đã phát minh thiết bị xét nghiệm nước tiểu đặc biệt giúp người mù kiểm tra kết quả thử thai bằng xúc giác.
Hình: WSJ
Đối với những người phụ nữ bị mất thị lực, quá trình thai sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi họ không thể đọc kết quả trên que thử.
Theo trang Daily Mail, nhóm các nhà nghiên cứu từ Viện Người mù Quốc gia Hoàng gia Anh (RNIB) đã ra mắt nguyên mẫu của que xét nghiệm nước tiểu đặc biệt, cho phép người mù tự kiểm tra kết quả thử thai bằng xúc giác.
Cụ thể, khi nước tiểu được miếng đệm thấm hút, nó sẽ kích hoạt động cơ bên trong, làm "nút xúc giác" đầu tiên nhô lên khỏi từ bề mặt của thiết bị. Nếu phát hiện ra các dấu hiệu mang thai, nút thứ hai sẽ trồi lên, người dùng có thể sờ thấy nó bằng ngón tay để biết kết quả mình có mang thai hay không?
Que xét nghiệm nước tiểu đặc biệt cho phép người mù tự kiểm tra kết quả thử thai bằng xúc giác. (Ảnh: RNIB)
Thiết kế nguyên mẫu của que thử thai đặc biệt này lớn hơn một chút so với loại que thử thai truyền thống. Hiện tại, tất cả các que thử thai bán trên thị trường đều cung cấp kết quả ở dạng trực quan, bằng việc hiển thị kết quả trên giấy hoặc màn hình điện tử.
Người khiếm thị buộc phải dựa vào người khác để biết kết quả thử thai của chính mình. Do đó, đây được ca ngợi là một phát minh vô cùng ý nghĩa đối với những người bị mất thị lực, khi nó có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư của họ.
RNIB được cho là đang đàm phán với nhà phân phối que thử thai nổi tiếng ClearBlue để đưa thiết kế dễ tiếp cận này ra thị trường. Tuy nhiên, việc này có thể mất tới nhiều năm.
Ước tính có khoảng 2 triệu người bị mất thị lực ở Anh. Thiết kế mới này đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhiều phụ nữ khiếm thị khi họ sẽ không còn nỗi lo phải nhờ người khác đọc hộ que thử thai và tiết lộ thông tin riêng tư của mình.
Một tỉnh ở Trung Quốc cho lao động nữ nghỉ 2 ngày 'đèn đỏ' có lương Phụ nữ làm việc tại tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) sẽ được nghỉ hai ngày có lương mỗi tháng khi đến "ngày đèn đỏ". Phụ nữ tại Liêu Ninh sẽ được nghỉ 2 ngày hưởng lương mỗi tháng. Ảnh minh họa: AFP Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), quy định mới này nằm trong kế hoạch của chính quyền tỉnh...