Sinh ra đã là một bà lão, cô gái vượt qua định kiến và tạo nên điều kỳ diệu
Đó là câu chuyện của Katja sống ở thành phố Novy Urengoy, Nga.
Khuôn mặt bị lão hóa từ sớm của Katja (Ảnh: Kênh 14)
23 năm trước, gia đình Irina Nezhentseva đã từng rất hạnh phúc bởi sự chào đời của cô con gái nhỏ. Thế nhưng thời gian trôi qua, sự thay đổi trên khuôn mặt cũng như làn da của Katja đã khiến niềm vui ấy nhanh chóng qua đi. Thay vì hồng hào và căng mịn như những đứa trẻ khác. Katja đã trở nên già nua với rất nhiều nếp nhăn, hệt như một bà lão trong hình hài của một đứa bé. Đây là một trong những trường hợp hiếm gặp trên thế giới, tốc độ lão hóa của bệnh này nhanh gấp 8 lần người bình thường. Có đến 20 người mắc hội chứng progeria và giới y khoa hiện vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị hiệu quả.
Chứng kiến cảnh thay đổi của con gái, bố của Katja cảm thấy xấu hổ và thất vọng, ông lập tức hắt hủ cô bé và rời bỏ gia đình. Thế nhưng mẹ Katja thì khác, đối với đứa con mình dứt ruột đẻ ra, bà không nỡ từ bỏ, bà quyết định ở lại cùng con gái chiến đấu với căn bệnh kỳ lạ này.
Đối với bản thân Katja thì đây quả thực là một việc kinh khủng, hằng ngày cô bé phải ra đường và lắng nghe mọi sự trêu chọc của bạn bè. Thậm chí chúng còn gọi cô với danh xưng là “bà” chứ không phải bạn. Katja cũng gặp bị ảnh tâm lý trong suốt thời gian dài, thế nhưng bằng tình yêu của mẹ, cũng như sự lạc quan của chính mình, Katja đã có sự “tái sinh” kỳ lạ.
Kattja đã quyết định thay đổi bản thân bằng cách làm đẹp cho tâm hồn (Ảnh: Kênh 14)
Katja chia sẻ về quảng thời gian này như sau: “Nếu mọi người không thể chấp nhận ngoại hình của tôi, vậy tôi sẽ cố gắng thay đổi tâm hồn mình. Tôi muốn chứng tỏ rằng mình cũng là một cô gái đáng mến và cuốn hút. Tôi nghĩ đó mới chính là ý nghĩa quan trọng nhất của một đời người. Tôi bắt đầu chấp nhận và yêu bản thân mình hơn. Trên thế giới này, chỉ có khoảng 20 người mắc hội chứng progeria, vậy nên tôi cũng là một cá thể đặc biệt và thú vị lắm chứ”. Cô tập trung vào việc bồi dưỡng nét đẹp tâm hồn.
Chính sự kiên cường của Katja đã thay đổi cái nhìn của mọi người, ai cũng nhận ra đằng sau vẻ ngoài khác lạ của Katja là một cô gái hài hước, hóm hỉnh và rất tốt tính. Mỗi khi tiếp xúc với Katja, họ đều cảm nhận thấy một nguồn năng lượng đặc biệt, cô không bao giờ khiến người khác phải phật ý. Khi được hỏi mục tiêu cuộc sống của mình là gì, Katja không ngần ngại trả lời, cô muốn mỗi ngày trôi qua đều là một niềm hạnh phúc. Điều phi thường nhất mà Katja làm được đó chính là đánh bại mọi lý thuyết về căn bệnh này, cô gái ấy vẫn sống và tồn tại khỏe mạnh suốt 23 năm qua.
Ông trời không phụ lòng người tốt, cách đây 2 năm, Katja đã gặp được định mệnh của đời mình là Dennis. Qua một lần tình cờ gọi nhầm số, hai người đã có cơ hội gặp mặt và chỉ trong thời gian ngắn đã quyết định đi đến kết hôn. Vài tháng sau thì Katja mang thai. Ban đầu gia đình cô khá lo lắng vì sợ đứa trẻ sẽ bị mắc căn bệnh di truyền từ mẹ, có nhiều người cho rằng cô nên bỏ đứa bé từ sớm. Thế nhưng Katja hiểu rằng, bản thân mình đã từng mất đi tình yêu của chính người cha của mình thì không có lý do gì mình lại đối xử với đứa bé vô tội như vậy.
Katja kết hôn với Dennis (Ảnh: Kênh 14)
Con gái đáng yêu của Katja (Ảnh: Kênh 14)
Cuối cùng, Katja và Dennis vẫn thống nhất sinh đứa trẻ ra, họ chấp nhận rủi ro và chịu toàn bộ trách nhiệm nếu có gì bất trắc xảy ra với con. Kết quả là Katja hạ sinh một bé trai vô cùng kháu khỉnh, lại còn rất khỏe mạnh. “Tôi cảm thấy thật sự rất tuyệt vì bản thân có đủ sự tự tin để tự mình vượt qua những khó khăn. Giờ đây, tôi có chồng và con ở bên cạnh, tôi còn có thể đòi hỏi điều gì hơn nữa chứ?” , Katja chia sẻ.
Theo Nguồn tổng hợp
Hai anh em mắc hội chứng hiếm gặp, cả nước Mỹ chỉ có 3 người bị
Hội chứng lão hóa sớm (progeria) là một hội chứng di truyền hiếm gặp ở người. Tuy nhiên, hai anh em Nathan (13 tuổi) và Bennett Falcone (10 tuổi) ở Mỹ còn mắc dạng cực kỳ hiếm của hội chứng trên.
Ảnh minh họa
Ở Mỹ, chỉ còn một người bị mắc dạng hiếm gặp của hội chứng progeria như hai anh em nhà Falcone.
Thể loại cực kỳ khá hiếm của hội chứng progeria gọi là mandibuloacral dysplasia loại B - một rối loạn gien gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hàm dưới, ngón tay và da. Rối loạn này do một gien lặn ảnh hưởng đến sản sinh lượng kẽm gây ra.
Hội chứng này thúc đẩy các tế bào trong cơ thể của hai anh em nhà Falcone lão hóa sớm và những người bị bệnh thường chỉ sống đến 13 tuổi, theo Daily Mail.
Tuy nhiên, Nathan và Bennett đang tham gia một cuộc thử nghiệm lâm sàng mà trong đó họ đang dùng một loại thuốc có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh và tăng thêm thời gian sống cùng với gia đình.
Phương pháp đang thử nghiệm đã giúp cho cả hai có thể tăng cân lại và kiểm soát tốt huyết áp.
Ngoài ra, các bác sĩ đang mong đợi phương pháp thử nghiệm này có thể giúp chữa được hội chứng progeria. Trẻ bị hội chứng này sẽ có những triệu chứng lão hóa sớm khi họ bắt đầu hai tuổi. Tốc độ lão hóa của những đứa trẻ trên nhanh gấp 8 đến 10 lần so với trẻ bình thường.
Theo Tạp chí Khoa học Việt Nam, đã có 144 trường hợp mắc hội chứng trên được ghi nhận ở 46 nước đến tháng 1.2017. Vì vậy, khi họ 10 tuổi, họ đã có các bệnh về hô hấp, tim mạch và xương khớp như những người ở độ tuổi 70. Họ có một bề ngoài rất giống nhau.
Cơ bản người bị bệnh tử vong do nhồi máu cơ tim gây ra hay đột quỵ. Khi họ già, nồng độ cholesterol tăng cao và động mạch xơ vữa, dẫn đến tim không dễ dàng để bơm máu lên phổi như khi còn trẻ.
Vì tỉ lệ trẻ mắc hội chứng progeria chỉ 1/6.000.000 trên thế giới, vì vậy các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn trong việc xin tài trợ để nghiên cứu phương pháp điều trị cho bệnh này, theo Daily Mail.
Theo thanhnien.vn
Con Gái !? Một bác sĩ bế đứa bé từ phòng sinh ra, và nói với ông bố của đứa bé đang chờ trước cửa: Ảnh minh họa "Chúc mừng anh, chị nhà đã sinh được một cô bé rất dễ thương, trừ trường hợp chúng tôi cắt nhầm vị trí cuốn rốn". Theo cuoibebung