Sinh non: Nguyên nhân và những sai lầm thường gặp của các mẹ
Tình trạng trẻ sinh non ngày càng tăng và được đánh giá là thảm hoạ của thế giới, thách thức lớn của ngành sản khoa.
Những gánh nặng phải đối mặt khi tỉ lệ sinh non ngày càng tăng
Hiện nay, tỉ lệ sinh non ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, trung bình mỗi năm giao động khoảng 100.000 – 110.000 trẻ/năm.
Ngay tại Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Trung tâm thường xuyên tiếp nhận điều trị cho khoảng 400 trẻ, có những trẻ chỉ khoảng 500 – 600 gram.
Phòng chăm sóc trẻ sinh non
Tính tổng trung bình, mỗi năm Trung tâm tiếp nhận, điều trị cho khoảng 25.000-26.000 ca sơ sinh, trong đó, số ca sơ sinh non tháng nhẹ cân khoảng 4.000 ca.
PGS. TS Trần Danh Cường cho biết, chăm sóc trẻ sơ sinh rất tốn kém, vất vả không chỉ về tiền bạc mà còn con người…
Một đứa trẻ sinh non chào đời sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ: Suy hô hấp, viêm ruột hoại tử, thiếu máu, vàng da, mù loà, điếc, bại não, chậm phát triển tâm thần vận động…
Nhưng nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng đúng cách, trẻ sinh non sẽ phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác.
Video đang HOT
Điển hình, năm 2010, Trung tâm đã nuôi dưỡng đứa trẻ sinh non nhẹ cân nhất (500gr). Đến nay, em bé Hải Dương này đã đi học, phát triển bình thường.
Năm 2015, Bệnh viện nuôi dưỡng cặp song sinh thụ tinh trong ống nghiệm có tuổi thai thấp nhất Việt Nam (24 tuần, tại Thái Bình), cân nặng lần lượt 500-600gr.
Hiện hai bé đang phát triển bình thường về thể chất, tinh thần.
Các chuyên gia cho biết, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương áp dụng nhiều biện pháp hạn chế đẻ non với nhiều phương tiện thăm dò, chẩn đoán phát hiện nguy cơ sinh non.
Nhiều thai phụ từ khi có những dấu hiệu doạ đẻ non đã phải vào viện nằm từ tuần thai thứ 16 đến lúc sinh.
Bệnh viện cũng áp dụng phác đồ điều trị hiện đại nhất của thế giới, với các loại thuốc hàng đầu để chống đẻ non.
Tuy nhiên, theo bác sĩ, những loại thuốc này rất đắt nên tạo ra gánh nặng tài chính với gia đình, dù đã có BHYT chi trả một phần.
Những sai lầm thường gặp
Theo PGS.TS Trần Danh Cường, có nhiều yếu tố nguy cơ gây đẻ non, trong đó có nguyên nhân nguy cơ từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, mẹ thường mang đa thai và sinh non tháng.
Những người mẹ vất vả, lao động nhiều trong tư thế đứng, căng thẳng thần kinh, khó khăn… thường có nguy cơ sinh non. Nhưng đa số không rõ nguyên nhân vì sao lại sinh non.
Trẻ sinh non gặp rất nhiều nguy cơ, do đó, chăm sóc trẻ cần phải giải quyết toàn bộ yếu tố nguy cơ, chống suy hô hấp, chống nhiễm trùng, dinh dưỡng đầy đủ, phục hồi chức năng bằng massge, lời ru yêu thương, gần gũi của gia đình…
Với trẻ sinh non, dinh dưỡng là vấn đề lớn, vì trẻ không ăn được sau sinh, mà phải nuôi ăn bằng tĩnh mạch, tập ăn dần.
Trẻ sinh non dưới 1 kg, lúc mới sinh chỉ ăn 10-20ml/bữa, dần tăng lên khi trẻ có khả năng bú, nuốt, tiêu hoá, tự thở…
Khi trẻ ra viện, gia đình phải đảm bảo sạch sẽ cho cả mẹ và bé trong sinh hoạt, phòng ốc, không nên thăm hỏi nhiều cho bé, tiêm chủng đúng lịch, khám định kỳ, không tự ý dùng thuốc…
Nói về những sai lầm của các gia đình khi sinh con non tháng, chuyên gia cho hay, nhiều bà mẹ khi bế con từ viện về đóng cửa phòng kín mít, không một khe thoáng nào, khiến môi trường trong phòng ô nhiễm.
Thêm vào đó, thấy cháu sinh non tháng, nhiều người vào thăm nom, ôm hôn cháu… cũng dễ khiến môi trường ô nhiễm, bé dễ bị nhiễm bệnh.
Không ít bà mẹ nghĩ, con sinh non tháng yếu ớt nên từ chối cho con tiêm chủng vắc xin. Đây là sai lầm lớn của các bà mẹ.
Chuyên gia khẳng định, việc đưa trẻ đi tiêm phòng đúng hạn là quyền được bảo vệ sức khoẻ của trẻ, và việc tiêm vắc xin phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.
Theo Gia đình mới
Cứu cánh tay cho bé sinh non bị hoại tử do tắc mạch máu, nhiễm trùng huyết
Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết vừa cứu sống bé gái sinh non 30 tuần tuổi, đồng thời chữa trị thành công giữ lại cánh tay bị hoại tử nặng của bệnh nhi này.
Khoa sơ sinh bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận một bé gái mới 6 ngày tuổi (ngụ tại An Giang) trong tình trạng viêm màng não mủ, nhiễm trùng máu, viêm ruột hoại tử, suy hô hấp... Bé được cho thở NCPAP, nuôi ăn bằng tĩnh mạch, dùng kháng sinh liều cao... Bé gái được chăm sóc tích cực bằng kháng sinh và cắt lọc nhưng sau 1 tháng bệnh vẫn không được cải thiện, nhiễm trùng hoại tử ngày càng nặng, các ngón tay hoại tử không thể điều trị bảo tồn phải tháo bỏ.
Sức khỏe cháu bé đã tiến triển tốt sau khi được cứu chữa bằng phương pháp mới.
Thạc sĩ, bác sĩ Võ Đức Trí - Phó khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 - phân tích, do sinh thiếu tháng nên các cơ quan của trẻ chưa hoàn thiện. Vì vậy, trẻ sinh non có nguy cơ nhiễm trùng rất cao so với trẻ sinh đủ tháng. Nếu bị nhiễm trùng máu sẽ dẫn đến tắc mạch, hoại tử tay, chân. Lúc đó, bác sĩ phải cắt bỏ tay, chân để giữ lại mạng sống cho trẻ. Tình trạng nhiễm trùng, hoại tử của cháu bé này nặng đến mức lòi gân, xương cổ tay... Bệnh nhi đối diện nguy cơ cắt bỏ tay, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 đã quyết định chữa trị cánh tay hoại tử nặng bằng phương pháp đặc biệt từ trước tới nay chưa từng được áp dụng chữa trị cho một bệnh nhi nào. Đó chính là phương pháp "đặt máy áp lực âm" để tưới rửa phần tay bị hoại liên tục 10 ngày đêm.
Không chỉ giữ được mạng sống mà các bác sĩ cũng đã giữ lại cánh tay cho cháu bé.
10 ngày sau khi thực hiện phương pháp điều trị mới, điều kỳ diệu đã xảy ra. Tình hình hoại tử, nhiễm trùng cánh tay của bé không chỉ đã bị khống chế mà phần mô đã sinh sôi, hồng hào trở lại; vết thương bắt đầu lành lặn. Bác sĩ tiếp tục lấy da đùi lên ghép cho bé, giúp da dính liền 100%. Bé thoát khỏi cuộc phẫu thuật cắt tay, cũng như lưỡi hái tử thần.
Bác sĩ Lê Hữu Phước, Khoa Phỏng - Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1, chia sẻ: "Phương pháp chăm sóc vết thương dưới áp lực âm, tưới rửa liên tục bằng nước muối sinh lý được thực hiện bằng cách đặt hai ống truyền vào bên dưới vết thương, một đầu bơm liên tục nước muối sinh lý, một bên dẫn dịch tiết, mủ, vi khuẩn ra bên ngoài. Từ đó, vết thương được giữ ẩm, làm sạch và giảm đau với dung dịch gây tê. Nhờ vậy vết thương được thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng sinh tạo mô hạt, giúp khép vết thương, tăng tưới máu, giảm phù nề, hoại tử, nhiễm trùng được đẩy lùi. Phương pháp rửa liên tục bằng nước muối sinh lý giúp tránh được nguy cơ cắt bỏ tay chân do nhiễm trùng ở trẻ rất cao".
Theo phunusuckhoe.vn
Sau khi truyền máu, bố mẹ đau đớn nhìn chân con bị hủy hoại vì sai lầm từ bác sĩ, phản ứng của họ khiến gia đình thêm phẫn nộ Cả bên chân trái của bé trai 4 tháng tuổi bị sưng phồng với những nốt phồng to, sẫm màu vì biến chứng sau khi truyền máu mà nguyên nhân là do sai lầm từ bác sĩ. Vụ việc xảy ra tại bệnh viện Penang (Malaysia) vào ngày 12 tháng 11 mới đây khiến nhiều người tỏ ra phẫn nộ sau khi câu...