Sinh nhật con năm nay, bố không còn gửi gà nữa…
Năm nào cũng vậy, cứ đến sinh nhật tôi là bố lại gửi xe khách lên cho con gà và mấy bó rau để cả xóm ăn lẩu. Sinh nhật năm nay không còn nghe bố gọi nữa, tôi ra chợ mua đồ mà nước mắt rưng rưng…
Gần 10 năm kể từ ngày ra trường đại học, tôi cũng đã lập gia đình và cuộc sống khấm khá hơn xưa, nhưng bố vẫn giữ thói quen gửi cho con gà và mấy bó rau cùng vài củ khoai và mấy cái bắp trước ngày sinh nhật.
4 năm học Đại học, lũ bạn tôi cũng quen với việc đến phòng trọ để oánh chén một bữa lẩu gà tưng bừng vì đồ bố gửi lên cho. Đứa nào đứa nấy ăn phồng mồm, căng má vì đồ ngon, lại sạch sẽ, an toàn.
“Bố ơi, chúng con nhận được đồ bố gửi rồi. Giá mà, tháng nào cũng là ngày sinh nhật để chúng con được liên hoan tưng bừng thế này ạ”. Bọn cái Tâm, cái Lan và thằng Công… giật điện thoại của tôi và hí hửng gọi về cho bố khoe. Lúc ấy bố cười sung sướng lắm, dặn mấy đứa cứ ngoan đi, rồi bố sẽ lại gửi đồ lên cho.
Năm nào sinh nhật tôi, bố cũng gửi cho con gà và mấy bó rau trồng được
Tôi ra trường, đi làm và lấy chồng sinh con, ngày sinh nhật của tôi bố vẫn gửi đồ như vậy, cho dù nhiều lần tôi dặn bố không cần vất vả gửi đồ lên nữa. Nhưng bố gạt đi, bố bảo: “Kệ bố, để bố gửi cho cháu ngoại bố ăn”. Bố ở quê, quanh năm làm ruộng vất vả, nhà chỉ có con gà, mớ rau nên gửi lên cho con cháu… Ấy vậy mà có lần tôi giận, khiến bố buồn.
Video đang HOT
Chuyện là xe khách quê tôi chẳng có chuyến nào chạy ngang qua nhà cả nên mỗi lần nhận đồ là phải dậy rất sớm chạy ra bến xe hoặc đang dở buổi trưa làm việc thì xe gọi. Sinh nhật cách đây 2 năm, khi đó tôi đang vướng một cuộc họp ở trên cơ quan nên không ra nhận đồ được, xe không chờ được nên chuyển ngược về quê cho bố. Bố buồn gọi điện nhưng tôi giận dỗi, trách bố vì con quá bận nên không thể ra nhận được… Tôi không thể ngờ đó lại là sinh nhật cuối cùng còn có bố.
Bố buồn gọi điện nhưng tôi giận dỗi, trách bố vì con quá bận nên không thể ra nhận được…Tôi không thể ngờ đó lại là sinh nhật cuối cùng còn có bố.
Năm thứ 2 kể từ ngày bố không còn nữa, cứ đến gần ngày sinh nhật là cổ họng tôi lại nghẹn đắng, thèm một tiếng chuông điện thoại của bố. Thèm được bố bảo: “Bố gửi gà, rau và cả khoai lang lên cho con rồi đấy. Nhớ ra bến xe lấy con nhé!”.
Kí ức vẫn còn nguyên vẹn khiến nước mắt tôi chảy dài. Nhớ bố, tôi ân hận vì lần cuối đó, quà bố gửi tôi đã không thể nhận được.
Sinh nhật năm nay, vợ chồng tôi dậy đi chợ sớm mua đồ. Đi ngang qua hàng người ta bán gà, bất giác nước mắt lại túa ra, không ngăn được. Trong cơn gió lạnh đang lùa qua áo, tôi thấy nhói ở sống lưng, nhớ bố, nhớ món quà đặc biệt bố gửi cho mỗi năm khi xưa giờ chỉ còn là kí ức.
Thiên Ân
Theo Dân Trí
Bà nội mừng sinh nhật cháu 50 nghìn đồng còn cháu hàng xóm thì cho cả triệu, dâu trẻ cười sặc sụa và nhanh ý làm một việc có sức công phá 'động trời'
Lúc cầm tiền về, bà còn bóng gió: "Người ta bảo bán anh em xa mua láng giềng gần. Bây giờ có khi phải đổi thành bán con". Tôi nghe mẹ chồng nói mà phẫn nộ trong lòng.
Về làm dâu nhà chồng đã được 4 năm, tôi và mẹ chồng đã có không ít mâu thuẫn ngầm. Mẹ chồng tôi là một người rất thực dụng và quan trọng vật chất. Đối với bà, cuộc sống mẹ chồng nàng dâu sẽ chẳng thể nào hòa hợp nếu không có tiền.
Thời gian đầu sau khi kết hôn, tôi đều đặn cho mẹ chồng tiền. Tháng nào cũng thế, tôi đưa bà 5 triệu để sinh hoạt. Ngoài ra còn 2 triệu tiền ăn uống mà vợ chồng tôi góp vào. Có những tháng lương của tôi về chậm, mẹ chồng sợ không có tiền nên lên tận phòng đập cửa hỏi.
Duy trì được 3 năm, tôi đành phải nói khéo với mẹ chồng về chuyện này. Bởi khi ấy công ty mà tôi đang làm bị giải thể, lương ở chỗ mới không cao nên tôi buộc phải cắt khoản tiền 5 triệu vẫn cho mẹ chồng. Hơn nữa lúc này con tôi bắt đầu đi học, bao việc phải cần đến tiền và khả năng của chúng tôi thì chỉ có hạn.
Mẹ chồng tôi mua đất để đầu tư sinh lời. Bà muốn vay vợ chồng tôi. Nhưng ngặt nỗi vợ chồng tôi cũng đã đầu tư vào một dự án đất khác. Ảnh minh họa: Internet
Không được nhận tiền từ các con, mẹ chồng tôi hằn học và bắt đầu tỏ thái độ. Bà liên tục bóng gió về chuyện tiền bạc, thậm chí còn so sánh tôi với con dâu nhà khác.
Đỉnh điểm là đợt vừa rồi, mẹ chồng tôi mua đất để đầu tư sinh lời. Bà muốn vay vợ chồng tôi. Nhưng ngặt nỗi vợ chồng tôi cũng đã đầu tư vào một dự án đất khác. Thành ra chúng tôi vẫn còn nợ nần và không thể đưa tiền cho mẹ chồng vay được.
Sau đó mẹ chồng tôi được hàng xóm cho vay. Lúc cầm tiền về, bà còn bóng gió: "Người ta bảo bán anh em xa mua láng giềng gần. Bây giờ có khi phải đổi thành bán con". Tôi nghe mẹ chồng nói mà phẫn nộ trong lòng. Dù bên ngoài họ tốt thế nào cũng không thể bằng con cái. Vậy mà mẹ chồng tôi lại nỡ trách móc con như vậy.
Tôi vẫn niềm nở lắm, đến lúc về mới nói với mẹ chồng, rằng miếng đất mà chúng tôi đầu tư đã lãi gấp 2 lần. Ảnh minh họa: Internet
Hôm vừa rồi là sinh nhật con tôi. Bà nội không mua quà, chỉ cho một bao lì xì. Nói thật khi mở ra, trong lòng tôi có chút hụt hẫng. Bởi bên trong chỉ có 50 nghìn. Đến hôm nay cả nhà tôi sang nhà hàng xóm ăn sinh nhật. Trước mặt nhiều người, mẹ chồng tôi rút túi lấy ra 2 đồng 500 nghìn để mừng tuổi thằng bé.
Tôi vẫn niềm nở lắm, đến lúc về mới nói với mẹ chồng, rằng miếng đất mà chúng tôi đầu tư đã lãi gấp 2 lần. Vợ chồng tôi dự định sẽ ra riêng, để mẹ chồng thoải mái. Còn tắt lửa tối đèn đã có hàng xóm bên cạnh. Mặt mẹ chồng tôi biến sắc, nhưng vẫn không thay đổi được quyết định của tôi đâu. Bởi bà đã hắt hủi cháu nội và xum xoe với một đứa cháu hàng xóm thì tôi không còn gì để nuối tiếc căn nhà này nữa.
Mỹ Hạnh (Hà Nội)
Theo phunusuckhoe.vn
Anh chồng khiến chị em sợ 'chết khiếp': Mua 2 chỉ vàng tặng mẹ đẻ, chi li 410k tiền quà sinh nhật cho mẹ vợ Khi người vợ nhờ chồng thanh toán hộ món quà để tặng mẹ mình nhân ngày sinh nhật, không ngờ anh chồng hỏi cặn kẽ, chi li và chốt một câu: "Tôi không phải cây ATM". Phụ nữ trong hôn nhân, sợ nhất không phải là chuyện sinh nở, làm dâu, cũng không phải chuyện những bà cô, ông chú bên chồng, họ...