Sinh mổ, nên hay không?
Y học hiện đại ngày càng phát triển, người ta luôn tìm mọi cách để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi. Sinh thường hay sinh mổ đều có những ưu nhược điểm riêng nhưng về mặt y học, sinh thường vẫn tốt hơn.
Chuyện lựa chọn sinh thường hay sinh mổ nên để cho bác sĩ hoặc người có chuyên môn quyết định để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung tốt nghiệp Đại học Y dược TP.HCM năm 1998, ông có 22 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành sản phụ khoa. Ông từng là bác sĩ nội trú các bệnh viện phụ sản Hùng Vương, Từ Dũ, Gia Định. Hiện ông còn là giảng viên của trường Đại học Y dược.
Tham gia chương trình Chuyện cuối tuần, khi được đạo diễn Lê Hoàng đặt vấn đề về việc phụ nữ nên sinh thường hay sinh mổ, TS.BS. Nguyễn Hữu Trung đưa ra một số nhận định dưới góc nhìn y học.
Sinh thường hay sinh mổ đều có những ưu nhược điểm riêng nhưng về mặt y học, sinh thường vẫn tốt hơn.
Theo ông, y học hiện đại ngày càng phát triển, người ta luôn tìm mọi cách để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi. Sinh thường hay sinh mổ đều có những ưu nhược điểm riêng nhưng về mặt y học, sinh thường vẫn tốt hơn. Chỉ khi nào sản phụ không sinh được, hoặc nếu có nguy cơ biến chứng cho sản phụ quá cao, như băng huyết, có nguy cơ tử vong thì lúc đó buộc phải sinh mổ. “Sinh mổ không giải quyết được toàn bộ các nguy cơ có thể xảy ra khi sản phụ sinh thường, nhưng sinh mổ sẽ giúp giải quyết kịp thời, nhanh chóng hơn so với sinh thường”, bác sĩ cho biết.
Từ khi hình thức sinh mổ được áp dụng thì tỷ lệ tử vong khi sinh giảm đi rõ rệt là điều không ai có thể phủ nhận. Nhưng theo đạo diễn Lê Hoàng, ngoài những trường hợp buộc phải sinh mổ thì hiện nay có rất nhiều phụ nữ trẻ đang lạm dụng sinh mổ hay nói cách khác là việc sinh mổ đã trở thành một phong trào rất rầm rộ. Tuy nhiên, TS.BS. Nguyễn Hữu Trung thẳng thắn cho rằng đó chỉ là cảm nhận riêng của nam đạo diễn.
Video đang HOT
Từ khi hình thức sinh mổ được áp dụng thì tỷ lệ tử vong khi sinh giảm đi rõ rệt là điều không ai có thể phủ nhận
“Không phải sản phụ muốn mổ là mổ được. Bác sĩ sẽ là người tư vấn cho sản phụ nguy cơ có thể xảy ra cho mẹ và bé nếu sinh thường và sinh mổ như thế nào. Và bác sĩ sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc sinh thường hay sinh mổ”, ông nói.
Hiện nay có nhiều nghệ sĩ nữ thường chọn sinh mổ và không cho con bú sữa mẹ để giữ dáng. Theo TS.BS. Nguyễn Hữu Trung, chuyện giữ dáng hay không hoàn toàn không liên quan đến việc sinh mổ hay sinh thường. Còn việc cho con bú sẽ khiến bầu ngực căng lên, làm giãn da bầu ngực và làm mất đi vẻ đàn hồi của bầu ngực, cũng như làm giảm tính thẩm mỹ là chắc chắn có. Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyên sản phụ đừng chỉ vì thẩm mỹ mà không cho em bé bú sữa mẹ, hãy đảm bảo em bé được phát triển một cách tốt nhất bằng sữa mẹ.
Đạo diễn Lê Hoàng chia sẻ trước đây vợ anh sinh thường và đã phải chịu nhiều đau đớn. Từ trải nghiệm của chính vợ mình, nam đạo diễn cho rằng việc người ta sợ những cơn đau khi sinh thường cũng là điều đáng để thông cảm.
TS.BS. Nguyễn Hữu Trung cho biết việc “đẻ không đau” đã được tiến hành ở rất nhiều bệnh viện
TS.BS. Nguyễn Hữu Trung cho biết việc “đẻ không đau” đã được tiến hành ở rất nhiều bệnh viện. Sản phụ được gây tê ngoài màng cứng nên sẽ không còn cảm thấy cơn đau do chuyển dạ nhưng vẫn có thể nhận biết cơn gò tử cung và sức rặn vẫn giữ nguyên.
Nói về vấn đề nhiều người xem ngày để sinh mổ, TS.BS. Nguyễn Hữu Trung cho biết hiện tại vẫn có tình trạng như vậy: “Khi phụ nữ đến gần ngày sinh, người ta hay quan ngại ngày này tốt, ngày kia không tốt… Có một số người còn quan điểm nếu con sinh ra vào ngày giờ tốt thì gia đình làm ăn phát tài hơn, con sẽ được làm ông to bà lớn… Bởi vậy mà y học có khái niệm mổ theo yêu cầu và điều này khiến tình trạng sinh mổ cao”.
Đạo diễn Lê Hoàng chia sẻ trước đây vợ anh sinh thường và đã phải chịu nhiều đau đớn.
TS.BS. Nguyễn Hữu Trung lại giải thích rằng, đôi khi chẩn đoán là sinh thường nhưng chưa chắc sinh thường đã an toàn tuyệt đối và ngược lại. Về mặt chuyên môn, ông cho rằng với điều kiện thai nhi đủ tháng thì việc mổ trước một hai ngày cũng không vấn đề gì. Ông cho biết, “chiều chuộng” bệnh nhân nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho sản phụ và bé.
Cũng theo bác sĩ, khi sản phụ mổ nhiều lần, vết mổ sẽ yếu đi dễ dẫn đến nguy cơ vỡ tử cung lúc mang thai và khi sinh dễ gặp nguy cơ dính vết mổ, gây tai biến tổn thương các cơ quan khác như ruột, bàng quang… và vết mổ cũng sẽ đau nhiều hơn. Vì vậy bác sĩ khuyên nếu phụ nữ có kế hoạch sinh 3-4 con thì lần sinh đầu tiên nên cố gắng sinh thường.
TS.BS. Nguyễn Hữu Trung mong rằng, chuyện lựa chọn sinh thường hay sinh mổ nên để cho bác sĩ hoặc người có chuyên môn quyết định để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi.
Mẹ bầu có 4 đặc điểm này, có tỷ lệ sinh thường cao, bớt nỗi lo dao kéo
So với mổ lấy thai, sinh thường có nhiều ưu điểm như thời gian phục hồi ngắn, không cần gây mê hay gây tê sau sinh.
So với mổ lấy thai, sinh thường mang nhiều ưu điểm như thời gian phục hồi ngắn, không cần gây mê hay gây tê sau sinh. Nhiều mẹ bầu sẽ chọn sinh thường thay vì mổ lấy thai. Nếu người mẹ có 4 đặc điểm sau, khả năng sinh thường là cao hơn so với sinh mổ.
1. Sự cân xứng vùng chậu
Sự cân xứng vùng chậu có nghĩa là đầu của thai nhi tương xứng với vùng xương chậu của bà bầu. Lúc này, thai nhi sẽ nằm ở vị trí chính xác, kích thước đầu của thai nhi không quá lớn, có thể vượt qua ống sinh. Muốn như vậy, bà bầu nên đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng để thai nhi không quá to, đầu không quá lớn và dễ dàng vượt qua khung chậu.
2. Sử dụng lực đủ
Để thai nhi ra khỏi tử cung, mẹ cần dùng lực đủ. Nhìn chung, lực của người mẹ càng tốt thì thai nhi sẽ ra khỏi tử cung nhanh hơn. Ngược lại, nếu lực của người mẹ không đủ, quá trình chuyển dạ có thể kéo dài và chứng loạn trương lực có thể xảy ra. Do đó, bà bầu cần vận động phù hợp trong thai kỳ. Điều này không chỉ giúp tăng cường thể lực, giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn tăng khả năng sinh sản, giúp thai nhi được sinh nở dễ dàng.
3. Sức khỏe thể chất
Tình trạng thể chất của bà bầu cũng rất quan trọng. Nếu bà bầu không khỏe, bị bệnh tim hoặc cao huyết áp khi mang thai, bạn rất dễ gặp các vấn đề khi sinh thường. Vì vậy, bác sỹ thường khuyên các bà bầu này nên sinh mổ. Do đó, nếu muốn sinh thường, bà bầu phải khỏe mạnh.
4. Chuẩn bị tâm lý tốt
Ngoài ba điểm trên, chuẩn bị tâm lý cũng rất quan trọng. Mọi người đều biết rằng để sinh thường, sản phụ phải trải qua những cơn co thắt rất mạnh. Việc bà bầu quá căng thẳng, lo lắng, sợ hãi không chỉ làm tăng cơn đau, kéo dài thời gian chuyển dạ mà còn ảnh hưởng đến việc sinh nở.
Sinh thường gồm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn rất quan trọng, bà bầu nên hiểu rõ
1. Giai đoạn chuyển dạ đầu tiên là giai đoạn người phụ nữ mang thai cảm thấy sự co thắt thường xuyên cùng với việc cổ tử cung mở dần dần, tiến tới cổ tử cung được xóa hoàn toàn. Đây là giai đoạn mất nhiều thời gian nhất và cơn đau liên tục gia tăng.
2. Giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ là khi tử cung được mở hoàn toàn cho đến khi thai nhi được sinh ra. Giai đoạn này mất một thời gian tương đối ngắn khoảng 2 giờ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nếu việc sinh nở không dễ dàng, bác sỹ sẽ phải sử dụng thêm thuốc, các dụng cụ hỗ trợ để giúp ca sinh nở được suôn sẻ.
3. Giai đoạn chuyển dạ thứ ba là giai đoạn xuất nhau thai, khoảng 10-30 phút. Sau khi nhau thai tự bóc tách, bà bầu cần ở trong phòng sinh khoảng 2 tiếng để theo dõi tình trạng thể chất và tránh một số vấn đề. Sau 2 giờ theo dõi, sản phụ sẽ được đưa trở lại phòng bệnh.
Bà mẹ đẻ thường con trai nặng 5,1kg, chị em "nể" vì không phải khâu một mũi nào Vì lo sợ phải sinh con một mình tại bệnh viện do quy định phòng dịch Covid-19 nên bà mẹ này đã chuẩn bị sẵn cho một ca sinh tại nhà từ khi mang bầu. Sinh thường là phương pháp sinh con được các chuyên gia, bác sĩ khuyến khích vì mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và em bé. Tuy nhiên,...