Sinh mổ – Khi nào là cần thiết và những ảnh hưởng lên mẹ và bé?
Khi chúng ta nghĩ về sinh nở thì đó thường là &lrmý nghĩ về sinh thường. Bé chui qua ống sinh một cách giản đơn và khoẻ mạnh. Đơn giản đó là con đường tự nhiên do tạo hóa mang lại. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi việc cũng xảy ra bình thường và tự nhiên. Tỷ lệ sinh mổ có xu hướng ngày càng gia tăng.
Tại Việt Nam ở các bệnh viện và thành phố lớn, trung bình trong một trăm trẻ sinh ra, khoảng 35-40 trẻ sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Một số nghiên cứu ngoài bệnh viện, cho thấy tỷ lệ sinh mổ khoảng 10%. Bên cạnh những trường hợp liên quan tới nguyên nhân y khoa, còn có rất nhiều trường hợp sinh mổ theo yêu cầu. Tuy nhiên, sinh mổ có thể trở thành phương pháp cần thiết nếu mẹ hoặc thai có một số vấn đề trước và trong thời gian sinh nở.
Sinh mổ ngày càng phổ biến, chiếm tỉ lệ 10% trên tổng số ca sinh.
Sinh mổ định trước
Video đang HOT
Bác sỹ có thể lên kế hoạch cho ca sinh mổ khi phát hiện chỉ định sinh mổ trước khi chuyển dạ. Lí do sinh mổ có thể là một hoặc nhiều trường hợp sau đây:
Bé không quay đầu xuống khi gần đến ngày sinhMẹ có bệnh lý về tim mạch mà tình trạng có thể trở nên tệ hơn do quá trình chuyển dạMẹ bị bệnh nhiễm khuẩn có thể gây lây nhiễm cho bé trong khi sinh thườngMẹ mang thai nhiều bé cùng một lúcMẹ sinh mổ nhiều lần trước đâyMẹ bị phẫu thuật tử cung trước đó
Sinh mổ không định trước
Tuy nhiên, đôi khi vấn đề nảy sinh trong quá trình chuyển dạ dẫn tới quyết định mổ lấy thai. Các chỉ định thường liên quan tới:
Quá trình chuyển dạ chậm và khó khăn hoặc bị ngừng hoàn toànBé có các dấu hiệu suy thai như nhịp tim thai quá nhanh hoặc chậmBé có kích thước quá to, mẹ không thể sinh thường
Các vấn đề liên quan tới nhau thai, là một cơ quan nuôi dưỡng bé trong bụng mẹ. Các vấn đề về nhau thai có thể là nguyên nhân gây băng huyết cho phụ sản nếu sinh thường.
Các ảnh hưởng lên mẹ
Mẹ và bé thường cảm thấy ổn thỏa sau khi sinh mổ. Trên thực tế, một số bà mẹ còn lựa chọn gây tê tại chỗ để có thể tỉnh táo đón chờ giây phút bé chào đời, và có thể bên cạnh bé ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, so với các bà mẹ sinh thường, những bà mẹ sinh mổ thường có quá trình phục hồi sức khoẻ chậm hơn.
Ảnh hưởng lên bé
Trước đây, không có tài liệu ghi nhận về sự khác biệt rõ ràng giữa trẻ sinh thường và sinh mổ. Tuy nhiên, nguyên cứu gần đây ở Phần Lan cho thấy các phản ứng bảo vệ miễn dịch của trẻ sinh mổ không nhanh nhạy và hiệu quả bằng ở những trẻ sinh thường. Trẻ sinh mổ dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn và dị ứng hơn trẻ sinh thường. Trong quá trình chuyển dạ, khi trẻ chui qua ống sinh và được tiếp xúc với vi khuẩn cơ thể mẹ, và các vi khuẩn có lợi được “cấy” vào đường ruột và nhờ vậy, hệ miễn dịch sớm được “thức tỉnh” do tiếp xúc với các vi khuẩn.
Ngược lại, trẻ sinh mổ do không được tiếp xúc với vi khuẩn đường sinh mẹ, các vi khuẩn có lợi bifidobacteria đường ruột bifidobacteria phát triển không vượt trội và phải tới 6 tháng sau tỷ lệ khu trú của vi khuẩn này mới bắt kịp các trẻ sinh thường. Đó có thể là l&lrmý do vì sao trẻ sinh mổ thường bị các bệnh nhiễm khuẩn và dị ứng hơn trẻ sinh thường.
Tuy nhiên, tạo hóa luôn có cách giải quyết tốt nhất: đó là sữa mẹ. Trong những ngày đầu sau sinh, sữa non cung cấp một lượng kháng thể dồi dào. Sữa mẹ cũng chứa nhiều các vi khuẩn có lợi. Khi nuôi con bằng sữa mẹ, bạn đã giúp bé có được sự bảo vệ miễn dịch tốt nhất giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
Theo SKDS
Sinh mổ, sau bao lâu nên có thai lại?
Để đảm bảo an toàn tối đa, tốt nhất lần mang thai sau nên cách với lần sinh mổ trước ít nhất là 2 năm.
Theo quan niệm truyền thống, phụ nữ không nên sinh mổ quá 3 lần và nên đợi ít nhất là 1 năm sau sinh mổ hãy có thai trở lại. Tuy nhiên, rất nhiều bác sĩ sản khoa không đồng tình với quan niệm này.
Sinh mổ là một cuộc đại phẫu với thao tác rạch một đường nhỏ (phía bụng dưới và tử cung của người mẹ) để lấy em bé ra được dễ dàng. Quá trình lành vết rạch phụ thuộc vào sức khỏe của người phụ nữ và thường chỉ 3 tháng sau sinh là lành hoàn toàn.
Trong thực tế, kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, vết sẹo sinh mổ ở trên tử cung sẽ tiếp tục được củng cố, ngày càng dày lên và có thể gây ra một số vấn đề sau này. Vết sẹo này liên quan mật thiết với việc sinh lần tới, bạn có thể sinh thường hay buộc phải sinh mổ. Bởi có nhiều bằng chứng cho thấy vết sẹo này có thể bị bục trong quá trình chuyển dạ tự nhiên.
Trong một nghiên cứu với 170 phụ nữ tham gia, nguy cơ bục vết sẹo sẽ cao hơn khi khoảng thời gian giữa 2 lần sinh ít hơn 6 tháng. Trong một nghiên cứu lớn hơn, với gần 2.500 phụ nữ tham gia cho thấy, những phụ nữ mang thai lần 2 cách lần sinh mổ trước dưới 18 tháng, thì nguy cơ bục vết sẹo tử cung cao gấp 3 lần so với những phụ nữ mang thai lần 2 ở khoảng cách dài hơn. Nghiên cứu thứ 3 cho thấy: nguy cơ bục vết sẹo tử cung sẽ tăng cao ở những phụ nữ sinh chỉ định bằng phương pháp mổ đẻ, đặc biệt là khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ và khoảng cách giữa lần sinh trước với lần mang thai này là ít hơn 2 năm.
Ngoài ra, những vấn đề với nhau thai cũng có thể tăng lên ở lần mang thai sau nếu khoảng cách với lần sinh mổ trước ngắn. Nếu khoảng cách dưới 1 năm thì nguy cơ nhau tiền đạo và bong nhau thai là rất lớn. Kết quả này thu được từ nghiên cứu quy mô tại Mỹ với gần 200 ngàn phụ nữ tham gia.
Tỉ lệ các bà mẹ bị bục vết sẹo mổ đẻ là rất nhỏ và hầu hết những trường hợp "nhỡ" và giữ lại đều có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con khi được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ. Nhưng để đảm bảo an toàn tối đa, tốt nhất lần mang thai sau nên cách với lần sinh mổ trước ít nhất là 2 năm.
Theo SKDS
Cảnh giác tai biến do dùng thuốc phá thai Người có tổn thương cũ ở tử cung như từng nạo phá thai, sinh mổ, tử cung có bất thường hoặc cơ địa mẫn cảm đều cần cảnh giác với phương pháp phá thai bằng thuốc. Chưa kể, việc lạm dụng thuốc này gây khởi động chuyển dạ, có thể dẫn đến vỡ tử cung, suy thai... Nhân viên y tế cần tư...