Sinh ly tử biệt sau chén rượu tất niên
1h sáng 25 Tết, một chiếc cáng đặt ở góc xa phòng cấp cứu Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội, bệnh nhân đang được y bác sĩ bóp bóng thở.
Phòng đón tiếp cấp cứu Bệnh viện Việt Đức Hà Nội như thường lệ la liệt bệnh nhân trên cáng. Đông người song không khí lặng lẽ khẩn trương. Nằm trên những chiếc cáng là các bệnh nhân đều rất trẻ. Họ bị tai nạn giao thông hoặc bị thương do đâm nhau. Nhiều người còn nồng nặc mùi rượu.
Ở góc xa buồng bệnh, nằm trên cáng là một thanh niên trẻ gần như bị biến dạng hết mặt mũi đang được y bác sĩ bóp bóng thở. Lồng ngực anh nâng lên hạ xuống theo từng nhịp bóng được bóp. Người mẹ già bơ phờ đứng ở cuối cáng bóp chân cho con, đôi mắt bà đẫm nước mắt. Anh trai và bố bệnh nhân tất tả chạy ra chạy vào, liên tục gặp bác sĩ hỏi tình trạng bệnh.
Cậu thanh niên say rượu sau bữa tiệc, chạy xe máy trên đường về nhà và đâm vào ôtô đi ngược chiều. Hai người trên xe máy đều bị thương nặng, chuyển vào Bệnh viện Việt Đức cấp cứu.
Bác sĩ Trần Quốc Khánh ở khoa Chấn thương Cột sống, trực cấp cứu cho biết, chàng trai lúc được đưa vào viện thì đồng tử hai bên đã giãn, không còn phản xạ ánh sáng, điểm tri giác về thấp nhất, không còn tự thở. Phim chụp cắt lớp cho thấy não của bệnh nhân bị tổn thương phức tạp, não dập nhiều, máu tụ các vị trí, vỡ nền sọ, phù não lan tỏa…
“Cháu khó qua khỏi”, bác sĩ Khánh nói với người nhà.
Người bố lặng lẽ nghẹn ngào. Người mẹ đang đứng lau người bóp chân cho con từ xa vội đến bên bác sĩ, oà khóc. Không ai có thể ngờ ngày Tết đoàn viên lại là ngày chàng trai từ biệt người thân để ra đi vĩnh viễn.
Bác sĩ Khánh nói: “Tiệc tùng cuối năm khiến nhiều người say xỉn gặp nạn, vào viện chủ yếu chấn thương sọ não, vỡ hàm mặt, gãy tay chân và gãy cột sống, thậm chí không cứu được”.
Video đang HOT
Một bệnh nhân bị tai nạn giao thông do uống rượu, được cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: Thái Bình
Nhiều trường hợp nhập viện sau khi uống rượu bia không phải do tai nạn mà bị ngộ độc. Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết những ngày cuối năm trung tâm liên tiếp cấp cứu bệnh nhân ngộ độc rượu.
Gần đây nhất là bệnh nhân 33 tuổi ở Bắc Giang bị đau bụng kéo dài, tức ngực, nôn nhiều, khó thở. Anh điều trị ở bệnh viện địa phương 5 ngày, bệnh ngày càng nặng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm tụy cấp do uống rượu. Anh đang phải thở máy, dẫn lưu rất nhiều dịch đen sì chảy ra từ ổ bụng. Các bác sĩ cũng chưa xác định được ngày bệnh nhân có thể ra viện dù Tết gần kề.
Một bệnh nhân nghiện rượu khác vừa tử vong tại Trung tâm chống độc. Anh đã uống phải cồn công nghiệp (methanol), bị ngộ độc và tổn thương não không thể hồi phục.
“Nguyên nhân chủ yếu ngộ độc rượu là do uống rượu pha chế thêm cồn có nồng độ methanol cao gấp nhiều lần giới hạn”, bác sĩ Nguyên chia sẻ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số người chết liên quan đến rượu nhiều hơn tổng số người chết do HIV/AIDS, lao phổi và bạo lực cộng lại.
Tại Việt Nam, số liệu của Bộ Y tế, năm 2017 người dân tiêu thụ khoảng 305 triệu lít rượu tương đương 72 triệu lít cồn và gần 4,1 tỷ lít bia tương đương với 161 triệu lít cồn. Bình quân mỗi người dân tiêu thụ khoảng 42 lít bia. Phí tổn kinh tế do rượu bia chiếm 1,3-3,3% GDP.
Việt Nam là nước tiêu thụ bia nhiều nhất Đông Nam Á và thứ ba châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc. 70% đàn ông Việt uống rượu. Cứ 4 người uống rượu thì có một người uống ở mức nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bác sĩ Khánh cho biết chỉ sau 10 phút uống rượu, các bộ phận cơ thể như dạ dày, não và gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Rượu can thiệp vào các con đường truyền thông kết nối của não bộ, ảnh hưởng đến cách thức não hoạt động. Người hay uống rượu dễ bị rối loạn cảm xúc và hành vi, suy giảm trí nhớ nghiêm trọng… Rượu làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, cao huyết áp. Rượu làm chết các tế bào gan ngay sau khi uống, làm mất đi cảm giác đói thực sự của cơ thể. Bệnh nhân dễ chán ăn và hay bỏ bữa, nguy cơ viêm gan, gan nhiễm mỡ và xơ gan.
Cũng theo bác sĩ Khánh, tỷ lệ ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư dạ dày… tăng cao ở những người nghiện rượu.
“Khi bạn uống rượu mạnh, các tế bào niêm mạc đường tiêu hóa sẽ bị bỏng, tổn thương kéo dài làm các tế bào bị biến đổi hình thái và cấu trúc, tiền đề sinh ra các tế bào ung thư. Ở phụ nữ, rượu làm tăng nguy cơ ung thư vú”, bác sĩ nhấn mạnh.
Các bác sĩ khuyến cáo, dịp cuối năm và Tết, nên cẩn trọng khi sử dụng rượu bia. Tuyệt đối không uống rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận, rượu pha chế, rượu ngâm với lá hay rễ cây, nội tạng động vật. Không được uống rượu khi đang đói, căng thẳng, mệt mỏi. Khi có triệu chứng ngộ độc rượu như mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, nôn… cần đến ngay các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Bệnh nhân bị vỡ tim do tai nạn lao động đã được cứu sống
Trưa 8.1, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Hữu Nghị tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa cứu sống một bệnh nhân bị vỡ tim, hôn mê rất sâu do tai nạn lao động gây ra.
Các bác sỹ tiến hành phẫu thuật cho nạn nhân
Trước đó, chiều 27.12 anh Nguyễn Hữu Tài (SN 1973) trú tại phường Hưng Dũng, TP Vinh tỉnh (Nghệ An) bị một thanh gỗ lớn đập mạnh vào lồng ngực dẫn tới ngất xỉu. Anh Tài nhập viện trong tình trạng bị chấn thương kín vùng ngực, da xanh, huyết áp tụt, đồng tử giãn 4mm, không còn phản xạ ánh sáng, không bắt được mạch, hôn mê rất sâu...
Sau khi khám, các bác sỹ nhận định đây là trường hợp tối khẩn, bởi bệnh nhân có thể bị tổn thương tim và các mạch máu lớn, đe dọa tử vong nhanh chóng. Bệnh nhân phải chọc dịch màng ngoài tim giảm áp ngay tại giường cấp cứu. Tim bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu đập lại và được chuyển mổ khẩn cấp.
Được biết, vào thời điểm này, người nhà bệnh nhân chưa kịp đến bệnh viện, nhưng các bác sĩ đã xin ý kiến lãnh đạo để can thiệp phẫu thuật bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân.
Theo bác sĩ Phạm Văn Chung, khoa Phẫu thuật tim mạch Lồng ngực - phẫu thuật viên chính ca phẫu thuật, cho biết: Chấn thương tim tương đối ít gặp nhưng một khi xảy ra, diễn biến lại vô cùng nguy hiểm bệnh nhân có thể tử vong ngay sau tai nạn. Việc cứu sống được bệnh nhân vỡ tim như trường hợp này có sự phối hợp chặt chẽ của ê-kíp từ đội ngũ cấp cứu ngoại viện, trực cấp cứu, ê-kíp phẫu thuật tim, gây mê và hồi sức.
Hiện, sức khỏe bệnh nhân đã bình phục và có thể xuất viện vào ngày mai.
VIỄN CHINH
Theo laodong
Người thợ mộc bị thanh gỗ đập vỡ tim Ông Nguyễn Hữu Tài 45 tuổi ở Nghệ An nhập viện trong tình trạng chấn thương kín vùng ngực, không bắt được mạch, hôn mê. Người nhà cho biết chiều 27/12 ông đang làm mộc thì bị một thanh gỗ lớn đập mạnh vào lồng ngực. Khi ấy ông bị chấn thương vùng ngực, da xanh, huyết áp tụt nhanh, đồng tử giãn,...