“Sinh khí” Nhật Bản bào mòn vì nạn tự tử
Theo một báo cáo mới được chính phủ Nhật Bản, giai đoạn 2016-2017 đánh dấu số lượng trẻ em và thiếu niên tự tử cao nhất trong vòng 30 năm trở lại đây.
Con số giật mình
Theo CNN, số liệu khảo sát mới nhất cho thấy chỉ trong 2 năm 2016 và 2017, đã có 250 trẻ em thuộc độ tuổi tiểu học và trung học phổ thông tự tử vì nhiều lý do khác nhau. Theo truyền thông Nhật Bản dẫn lời Bộ trưởng Bộ Giáo dục nước này, các lý do có thể kể tới là nạn bắt nạt, vấn đề gia đình và căng thẳng. So với năm trước (2015), con số này cao cấp 5 lần và chỉ kém với năm 1986 (268 học sinh tử vẫn).
Tỷ lệ những người trẻ tại Nhật Bản, trong đó có cả học sinh tiểu học và học sinh cấp 3, đang tăng cao trong những năm gần đây. Ảnh: CNN.
“Số lượng học sinh tử vẫn luôn ở mức cao và đây là một vấn đề đáng báo động, cần phải được giải quyết” – ông Noriaki Kitazaki, quan chức Bộ Giáo dục Nhật Bản nói với các phóng viên. Thế nhưng, về phần mình, vị quan chức cũng không hề rõ lý do khiến cho số lượng vụ tự tử tiếp tục gia tăng.
Theo báo cáo của Tokyo, hầu hết các nạn nhân tự tử đều là học sinh trung học phổ thông. Trước đó vào hôm 1.9.2018 – thời điểm bắt đầu năm học mới tại Nhật Bản, chính phủ đã ghi nhận sự tăng vọt số lượng vụ tự tử. Đáng chú ý, đây là mức tăng hằng năm chứ không phải của riêng năm nay.
“Kỳ nghỉ hè dài đồng nghĩa với việc được ở nhà, tránh xa trường học. Đây là khoảng thời gian quý giá với những học sinh hay bị bạn học bắt nạt” – Nanae Munemasa (nay đã 20 tuổi) nói với CNN vào hồi 2015.
“Khi nghỉ hè kết thúc là phải quay trở lại trường học. Khi một học sinh bắt đầu lo lắng về việc bị bắt nạt sau khi đi học trở lại, người đó có thể nghĩ tới chuyện tự tử”.
Theo CNN, bản thân Munemasa cũng đã từng nghĩ tới việc tử tự vì bị bạn học bắt nạt. Tuy nhiên, cô gái đã cân nhắc lại và quyết định kể lại câu chuyện của mình cho công chúng nhằm giúp những người trẻ khác có hoàn cảnh giống mình.
Video đang HOT
Khủng hoảng tự tử
Theo Cục Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản, cho dù tổng số vụ tự tử trên toàn quốc đã giảm từ mức 34.427 vụ (2003) xuống còn 21.321 vụ (2017), số vụ tự tử ở giới trẻ lại tăng lên trong năm tài chính 2017 vừa qua. Trước đó vào năm 2016, chính phủ đã công bố kế hoạch nhằm cắt giảm 30% số vụ tự tử ở Nhật Bản vào năm 2026. Đặc biệt, Tokyo sẽ tập trung kế hoạch vào giới trẻ – nguồn “sinh khí quốc gia” quý giá vốn đã và đang bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ sinh sản thấp. Những biện pháp sẽ được Tokyo triển khai là thuê các tư vấn viên cho mọi trường tiểu học, trung học phổ thông trên toàn quốc cũng như thiết lập đường dây nóng 24/24h.
Cứ vào ngày 1.9 – thời điểm bắt đầu năm học hàng năm ở Nhật Bản, số lượng học sinh tự tử được ghi nhận lại tăng vọt. Ảnh: Behrouz Mehri.
“Chúng tôi rất muốn chấm dứt vĩnh viễn những bi kịch như thế này. Thế nhưng, sự thật là hàng năm, vẫn có hàng trăm đứa trẻ quyết định tự lấy đi mạng sống của mình” – ông Koju Matsubayashi, quan chức thuộc Bộ Giáo dục Nhật Bản nói với tờ Thời báo Nhật Bản.
“Điều quan trọng là phải dạy cho những đứa trẻ cách tìm kiếm sự trợ giúp cần thiết càng sớm càng tốt… Lý do là khi chúng chịu các áp lực tinh thần, việc nhờ người khác trợ giúp sẽ ngày càng khó khăn theo thời gian. Hi vọng của các em sẽ tắt dần cho đến khi tự giải thoát bản thân bằng cái chết là lựa chọn duy nhát mà các em có”.
Được biết, không chỉ có Nhật Bản, nhiều quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng phải vận lộn với tỷ lệ tự tử cao – nguyên nhân tử vong hàng đầu trong giới trẻ ở các nước này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại châu Á, Hàn Quốc là nước có tỉ lệ tự tử cao nhất với 26,9 vụ/100.000 người (số liệu năm 2017), nhiều hơn Nhật Bản (18,5 vụ/100.000 người) và gấp hơn 8 lần so với Philippines (3,2 vụ/100.000 người). Tại Hong Kong (Trung Quốc), tự tử cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại thành phố này.
Theo CNN, tại nhiều quốc gia Đông Á, văn hóa làm việc cường độ cao, hết mình đã gây ra tình trạng căng thẳng cho người lao động. Song song với đó, tại nhiều vùng, các nạn nhân thường e ngại việc điều trị trầm cảm hoặc các biện pháp can thiệp tương tự giúp giảm tình trạng tự tử do sợ định kiến xã hội hoặc sợ làm phiền gia đình, bạn bè.
Đáng chú ý, nghiên cứu cho thấy tình trạng tự tử có tính lây lan – tức là một người hay một nhóm người tự tử sẽ khiến những người khác, đặc biệt là những người vốn bị căng thăng, ức chế về tinh thần xung quanh và đang có sẵn ý muốn tự tử, có thiên hướng hành động tương tự.
Theo Danviet
Vừa rời quán bar, cô gái tông chết người yêu vì say
Khi chạy lại đỡ đầu bạn trai và nhìn thấy những dòng máu chảy đầm đìa trên bàn tay, cô gái trẻ hiểu rằng mình đã tự tay giết đi người thương yêu, giết chết cả hạnh phúc và tương lai của mình.
Dù đã áp dụng nhiều biện pháp, hình thức cảnh báo, xử lý nhưng số vụ tài xế lái xe trong tình trạng say rượu bia vẫn không ngừng gia tăng tại hầu hết các nước trên thế giới. Đây cũng chính là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng đã trở thành nỗi sợ hãi ám ảnh với người tham gia giao thông, gây không ít bức xúc, phẫn nộ trong dư luận. Loạt bài "Những tai nạn thảm khốc do tài xế phê ma túy/say xỉn" sẽ phần nào giúp độc giả hình dung những gì mà cả hung thủ và nạn nhân đã phải trải qua để có được sự lựa chọn tốt nhất cho mình.
Bữa tiệc chết chóc
Tối ngày 17/6/2004, Christine Alexander cùng bạn trai Richard Hale được mời tham dự bữa tiệc sinh nhật của người bạn tại một quán bar ở Washington, Missouri. Vì Alexander sẽ đến trễ nên Richard đi một mình trên chiếc xe motor phân khối lớn. Khi Alexander tới vào lúc 19h30, bữa tiệc đang diễn ra với rất nhiều loại rượu được bày sẵn.
Alexander đã chia sẻ câu chuyện của mình với mong muốn sẽ không có ai phải trải qua những bi kịch như cô.
Cô đã chọn một loại cocktail khá mạnh trong lúc tán gẫu với Richard và những người bạn. Rồi tất cả cùng nhún nhảy theo nhạc. Mọi thứ diễn ra rất vui vẻ còn Alexander thì sau này không nhớ mình đã gọi thêm bao nhiêu ly nữa.
Bữa tiệc kết thúc lúc 22h. Alexander thấy hơi chếnh choáng nhưng khẳng định mình vẫn chưa say và hoàn toàn có thể lái xe trong khi Richard cũng lên chiếc motor nổ máy. Thấy người yêu đang tăng tốc, Alexander liền rồ ga để có thể bắt kịp. Lúc này, đồng hồ vận tốc chỉ hơn 80km/h.
"Lúc đó đang có đèn đỏ phía trước nhưng vì say nên tôi chẳng để ý được gì. Đúng thời điểm này, điện thoại của tôi rơi dưới chân, tôi liền cúi xuống nhặt nó và khi ngẩng lên, Richard đang dừng đèn đỏ. Tôi không có thời gian để giảm tốc độ hay dừng lại", Alexander nhớ lại.
Cô đâm vào xe người yêu từ phía sau khiến Richard bay lên trời và văng xa 20m, rơi vào kính chắn gió của chiếc xe khác rồi đáp xuống ngã tư. Alexander lao ra khỏi xe, la hét, khóc lóc gọi tên bạn trai. Cảnh sát và nhân viên y tế đưa họ vào bệnh viện nhưng Richard đã chết do những chấn thương nghiêm trọng.
Alexander sau đó bị bắt giữ với nồng độ cồn trong máu là 0,14% (gần gấp đôi giới hạn pháp lý) và bị kết án ngộ sát không tự nguyện với 120 ngày điều trị tâm lý ở trung tâm cải tạo dành cho nữ giới cùng 5 năm quản chế nghiêm ngặt.
Tự tử vì ám ảnh
Alexander tốt nghiệp trường Cao đẳng cộng đồng East Central và trở thành một điều dưỡng. Tương lai vừa mới mở ra trước mắt đã bị cô gái trẻ tự mình đóng lại với nỗi đau khôn nguôi. "Tôi không bao giờ có thể quên được khoảnh khắc khi đỡ đầu anh ấy, máu đầm đìa trên bàn tay của mình. Có một người đã chứng kiến vụ tai nạn và anh ta bảo tôi đừng chạm vào hoặc di chuyển Richard. Lúc đó tôi chỉ còn chờ đợi điều kỳ diệu nhưng nó đã không xảy ra", Alexander nhớ lại.
"Tôi bị sốc nặng, không thể tin điều này đã xảy ra với tôi. Gia đình và bạn bè của anh ấy ở đó. Các nhân viên y tế đưa tôi vào căn phòng chỉ có một mình bởi vì tôi bị kích động và họ phải gọi mẹ tôi đến. Tôi đã bị rối loạn trầm cảm nặng và PTSD (rối loạn căng thẳng sau sang chấn), đã cố gắng tự tử nhiều lần nhưng đều được phát hiện kịp thời."
Cuối cùng, Alexander đã biến nỗi đau thành mục tiêu sống bằng cách chia sẻ câu chuyện của mình cho mọi người thấy thực tế khắc nghiệt của việc lái xe khi say rượu. Giờ đây, cô đã kết hôn và có một con trai đồng thời cũng là diễn giả chuyên nghiệp về những mối nguy hiểm của ma túy và rượu, với mục tiêu giúp cho nhiều người khác có thể tránh được bi kịch mà cô từng trải qua.
"Tôi đã tự trừng phạt bản thân mình trong 14 năm qua nhưng tất cả đã quá muộn. Mỗi khoảnh khắc thức dậy, bạn sống với nó và bạn không thể lấy lại nó. Nhưng đó chưa là gì so với tổn thương của gia đình Richard Hale, họ sẽ không bao giờ vượt qua được điều này."
Câu chuyện của Alexander không chỉ là về uống rượu và lái xe, mà đó còn là về những lựa chọn mà chúng ta thực hiện, những gì chúng ta có thể tự đánh mất. "Mọi người cần phải nhớ rằng một sự lựa chọn tồi tệ có thể dẫn đến sự hối tiếc và đau đớn suốt đời. Tôi biết rõ điều này bởi vì tôi đã từng như vậy."
"Nếu bạn đã uống rượu thì nhất định đừng lái xe", Alexander luôn nhấn mạnh với mọi người như vậy.
Theo Danviet
Bé trai 11 tuổi không chịu dọn phòng, bắn chết bà rồi tự sát Cảnh sát cho biết bé trai 11 tuổi đã dùng súng bắn chết bà của mình rồi tự tử sau khi được yêu cầu dọn phòng. Theo TNO