Sinh kế mới góp phần đổi thay vùng biên giới Ea Súp
Ea Súp là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Đắk Lắk, có đường biên giới với nước bạn Campuchia, nơi đây có điều kiện khí hậu, đất đai khắc nghiệt, việc phát triển kinh tế của bà con gặp nhiều khó khăn do thiếu nước tưới.
Tuy nhiên, với quyết tâm cao Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện, cùng với những hỗ trợ từ các chương trình, chính sách giảm nghèo, Ea Súp đã vươn lên trở thành một điểm sáng về phát triển kinh tế.
Được hỗ trợ “đầu cơ nghiệp”, thoát cảnh bí bách
Xã Ea Bung, huyện Ea Súp là 1 trong 14 xã biên giới trên cả nước được hỗ trợ mô hình sinh kế từ nguồn quỹ phát động nhắn tin ủng hộ Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” đợt 1 (giai đoạn 2018-2020). Theo đó, phụ nữ xã Ea Bung được nhận 10 con bò, mỗi con trị giá 10 triệu đồng.
Chị Trần Thị Sin (thôn 10, xã Ea Bung) trước đây có thể nói là một “hộ nghèo bền vững”, cuộc sống vô cùng khó khăn. Nhà chị không có đất đai, chồng mất sớm, một mình tự bươn chải nuôi 4 đứa con cùng hai đứa cháu nên nếu xếp chị vào diện “nghè bền vững”, cũng không phải quá lời. Thật may là đến đầu năm 2019, từ nguồn quỹ của chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, gia đình chị Sin được tặng 1 con bò sinh sản trị giá 10 triệu đồng, chị rất phấn khởi.
Phụ nữ Ea Súp trồng rau an toàn. Ảnh: Duy Hậu
Bên cạnh việc làm chuồng, cắt cử người đi kiếm thức ăn hằng ngày, chị Sin đã trồng thêm cỏ, thường xuyên quét dọn và kéo bóng điện để đuổi muỗi cho bò. “Bây giờ, con bò là tài sản lớn nhất của gia đình tôi, mẹ con tôi chăm sóc kỹ chỉ mong bò ít bệnh tật, nhanh lớn để sớm sinh sản giúp gia đình chị có cơ hội vươn lên thoát nghèo”, chị Sin chia sẻ.
Ngoài ra, chị Sin cùng được các chị em khác tư vấn mua thêm 80 con gà giống về nuôi để tạo thêm nguồn thu nhập. Nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ từ nhiều phía, kinh tế gia đình chị Sin đã bắt đầu có sự đổi thay tích cực.
Hay như chuyện gia đình chị Hồ Thị Cẩm Trang, xã Ia Lốp, huyện Ea Súp, trước đây cũng nghèo khó như chị Sin. Thiếu đất sản xuất, sức khỏe không tốt, cuộc sống của gia đình chị Trang luôn trong cảnh bí bách. Năm 2018, chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, đã hỗ trợ cho chị Trang 40 triệu đồng để xây nhà kiên cô.
Video đang HOT
“Tôi rất hạnh phúc! Giờ có nhà ở đàng hoàng, tôi đã tự tin, yên tâm phát triển kinh tế, tập trung lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo”- chị Trang nói.
Cũng theo chị Trang, bên cạnh sự hỗ trợ từ chương trình “Đồng hành cùng phụ nữa biên cương”, gia đình chị còn được hỗ trợ nhiều phía từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy giờ đây gia đình chị đã có chỗ dựa để vươn lên.
Ngoài gia đình chị Sin, chị Trang, những năm qua, hàng trăm gia đình nghèo tại huyện biên giới Ea Súp đã vươn lên thoát nghèo nhờ những chương trình thiết thực của nhà nước. Theo bà Hoàng Hải Nguyệt, Chủ tịch Hội LHPN xã Ea Bung, những hộ nghèo của xã sau khi được tặng bò sinh sản đều rất phấn khởi. Đây là “cần câu” giúp các hộ nghèo tạo sinh kế. Bên cạnh đó, nhờ nguồn vốn theo cho người nghèo từ ngân hàng Chính sách xã hội, hộ nghèo đã có tiền để đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Kì tích ở làng thanh niên lập nghiệp
Bên cạnh việc tạo “cần câu” từ Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, huyện Ea Súp còn triển khai hiệu quả dự án làng thanh niên lập nghiệp, thu hút nhiều hộ dân dũng cảm, giàu ý chí đến xây dựng làng, lập nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Đặc biệt, nhờ được đào tạo nghề, quyết tâm bám làng an cư lập nghiệp, một số ngành nghề trồng trọt có đầu ra ổn định, nhiều người dân ở thôn Thanh niên lập nghiệp (xã Ia Lốp, huyện Ea Súp) đã có thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.
Ông Lý Văn Sài, Trưởng thôn Thanh niên lập nghiệp cho hay, từ năm 2009-2012, đã có 120 hộ dân từ các huyện khác nhau trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến sinh sống, lập nghiệp tại thôn. Tại vùng đất mới, mỗi hộ gia đình được cấp 1 sào đất ở cùng 1,5 ha đất canh tác. Ngoài ra, mỗi hộ dân cũng được hỗ trợ 20 triệu đồng để xây dựng nhà cửa.
Cũng theo ông Sài, thời gian đầu mới đến thôn Thanh niên lập nghiệp, cuộc sống của gia đình ông và bà con xung quanh gặp rất nhiều khó khăn, đất đai không màu mỡ, khí hậu khắc nghiệt… Tuy nhiên, được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và cán bộ của UBND tỉnh Đắk Lắk, Tỉnh Đoàn Đắk Lắk, các hộ gia đình đã đồng lòng đồng sức, cùng nhau quyết chí bám đất, bám làng để lập nghiệp. Trong đó, trồng mía, điều, chăn nuôi bò, dê là những cây trồng, vật nuôi chủ lực.
Từ những “bàn tay trắng”, sau gần 10 năm định cư, phát triển kinh tế, đến nay đàn gia súc của thôn đã có trên 300 con. Hàng chục hộ nông dân tham gia liên kết trồng mía với Công ty mía đường Đắk Lắk, được bao tiêu sản phẩm và cho thu nhập ổn định hằng năm.
Trong đó, hộ anh Nguyễn Văn Diễn được xem là hộ tiêu biểu về sản xuất giỏi của thôn cho biết, được sự vận động, tuyên truyền của chính quyền địa phương, gia đình anh đã liên kết trồng 8ha mía với Công ty cổ phần mía đường Đắk Lắk, trung bình mỗi năm thu nhập hơn 200 triệu đồng. Năm nay anh mạnh dạn đầu tư, thuê thêm đất và trồng 20ha mía, dự tính thu nhập sẽ đạt khoảng 500-600 triệu đồng. Theo anh Diễn, ở trong thôn có nhiều gia đình làm ăn kinh tế khá, nhiều nhà cũng trồng mía như anh, thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng là không hiếm.
Ông Đỗ Duy Toại, Trưởng phòng LĐTBXH huyện Ea Súp (Đắk Lắk) cho biết: Trong năm 2018, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng, phối hợp với các sở, ban ngành của tỉnh tổ chức nhiều đợt tập huấn, hội thảo mô hình để hỗ trợ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo như: Tổ chức 29 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với nông dân đã có 2.000 người tham gia. Phối hợp với ban giảm nghèo Tây Nguyên tổ chức 06 lớp tập huấn cho các nhóm nông hộ về kỹ thuật trồng sả, kỹ thuật chăn nuôi heo, kỹ thuật chăn nuôi dê…
“Đây là bài viết tuyên truyền về Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2019 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông”.
Theo Danviet
Kết nối, sẻ chia cùng phụ nữ biên cương
Chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng ký kết thực hiện giai đoạn 2018-2020 đã vận động, kết nối để giúp nhiều phụ nữ, trẻ em nghèo các vùng biên giới vươn lên ổn định cuộc sống.
Các đại biểu trao quà và chụp hình lưu niệm với học sinh nghèo tại xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. Ảnh:N.Hà
Đồng hành với chương trình, 2 năm nay, Hội LHPN tỉnh Đồng Nai phối hợp với Hội LHPN tỉnh Kon Tum tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại xã Đăk Nhoong (huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum).
* Kết nối và sẻ chia
Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Đồng Nai Lê Thị Ngọc Loan cho hay, chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương năm 2019 được tổ chức tại xã Đăk Nhoong với nhiều hoạt động thiết thực. Thành phần tham gia đoàn cũng được mở rộng tới các tổ chức doanh nghiệp, Hội Nữ trí thức tỉnh... Bà Lê Thị Ngọc Loan nhấn mạnh, việc mở rộng thành phần tham gia, nhất là các doanh nghiệp sẽ tạo cơ hội để họ tìm hiểu thực tiễn, chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn, từ đó chung tay chăm lo, hỗ trợ phụ nữ biên cương nói riêng và đồng bào dân tộc nói chung.
Theo bà Trần Thị Phong Lan, Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh Kon Tum, chương trình đã mang lại những giá trị thiết thực cho người dân. Trong đó, các chương trình thăm, tặng quà của đoàn công tác tỉnh Đồng Nai và các đơn vị kết nghĩa đã động viên chị em vùng biên vươn lên xây dựng, ổn định cuộc sống.
Thực tế, sau 2 lần tổ chức, chương trình được cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân xã Đăk Nhoong đón nhận; cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Nhoong chuẩn bị mọi điều kiện để đón đoàn. Đồn trưởng Đồn Biên phòng Đăk Nhoong A Thủy cho hay, khi nghe tin đoàn đến công tác, cán bộ, chiến sĩ đều vui mừng, phấn khởi và quán triệt phương châm: tạo mọi điều kiện để đoàn hoàn thành tốt nhất đợt công tác.
Bà Y Hạnh, Chủ tịch Hội LHPN xã Đắk Nhoong nói: "Bà con dân tộc thiểu số trong xã rất vui mỗi khi có các đoàn công tác về xã. Hội LHPN tỉnh Đồng Nai không chỉ truyền thông Năm An toàn cho phụ nữ và trẻ em, tặng quà cho chị em, học sinh nghèo, đồng bào dân tộc mà còn hòa mình trong chương trình văn nghệ, tạo niềm vui cho đồng bào".
* Cùng bảo vệ chủ quyền biên giới
Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Kon Tum Nguyễn Thị Liên cho biết, Đăk Nhoong là một trong 5 xã biên giới của tỉnh được Hội LHPN tỉnh Kon Tum và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương giai đoạn 2018-2020. "Những kết quả chương trình mang lại đều có sự chung tay đóng góp của 3 đơn vị kết nghĩa gồm: Hội LHPN tỉnh Đồng Nai, Hội LHPN TP.Hà Nội và Ban Gia đình xã hội, Trung ương Hội LHPN Việt Nam" - bà Liên nói.
Theo bà Liên, điều quan trọng nhất là Hội LHPN tỉnh Đồng Nai và các đơn vị kết nghĩa đã hỗ trợ những mô hình sinh kế, hướng dẫn bà con biết cách làm ăn, vươn lên thoát nghèo. "Nhờ vậy, đến nay cả 13/13 xã biên giới trên địa bàn Kon Tum đã xóa hoàn toàn hộ đói; hộ nghèo theo chuẩn mới tuy còn cao nhưng các hoạt động đã góp phần nâng cao đời sống của bà con dân tộc thiểu số và cùng chung tay góp phần bảo vệ chủ quyền biên cương của Tổ quốc" - bà Liên nhấn mạnh.
Tiểu phẩm Xin cho con được đi học của nhóm truyền thông năm An toàn cho phụ nữ và trẻ em do Hội LHPN tỉnh Đồng Nai biểu diễn.(Ảnh: N.Trinh)
Phó chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum, Đại tá Lê Minh Chính cho biết, ngoài chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương, thời gian qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phối hợp thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ các xã biên giới như: Nâng bước cho em đến trường hỗ trợ 76 học sinh dân tộc thiểu số được đi học; khảo sát được 16 trẻ em đặc biệt khó khăn, mồ côi, không nơi nương tựa để nhận đỡ đầu trong chương trình Con nuôi của Bộ đội Biên phòng.
Em Y Chi, con nuôi của Đồn Biên phòng Đăk Nhoong vui mừng bày tỏ: "Các chú bộ đội biên phòng đã chia sẻ với hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cho con cơm ăn, áo mặc, dạy cho con cái chữ và tạo điều kiện để con được đến trường...".
Theo Đại tá Lê Minh Chính, mô hình hiệu quả nhất hỗ trợ đồng bào các xã biên giới là nuôi bò sinh sản. "Chỉ riêng địa bàn xã Đăk Nhoong, bộ đội biên phòng đã hỗ trợ 40 con bò sinh sản, đến nay đã tăng lên 85 con, cùng tiền dịch vụ bảo vệ môi trường rừng đã giúp đồng bào cải thiện, nâng cao đời sống. Các hoạt động đã góp phần cùng bộ đội biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới - vùng phên dậu của Tổ quốc" - Đại tá Lê Minh Chính cho hay.
Theo Phó chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum Đại tá Lê Minh Chính, chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương với nhiều hoạt động như: Phụ nữ chung tay cùng Bộ đội Biên phòng bảo vệ an ninh biên giới gắn với bảo vệ tài nguyên - môi trường; Phụ nữ chung tay cùng Bộ đội Biên phòng bảo vệ đường biên, cột mốc gắn với bảo vệ tài nguyên khoáng sản... đã góp phần giúp tỉnh Kon Tum xóa hộ đói; xây dựng 1/13 xã biên giới (xã Bờ Y) đạt chuẩn nông thôn mới; hai xã Đăk Dục, Đăk Nông phấn đấu đạt nông thôn mới vào năm 2020.
Nguyệt Hà
Theo Đongnai
Đắk Lắk: Đã có kết quả trả lời đơn thư của 'cô giáo quỳ' gây xôn xao dư luận Cho rằng mình bị điều chuyển công tác sai quy định, trái pháp luật, bà Hoa Anh đã từng quỳ gối để chờ đưa đơn khiếu nại lên lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk. Hình ảnh giáo viên Hoa Anh quỳ gối để chờ gặp lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk vào tháng 8/2019. Ngày 8/10, tin từ UBND tỉnh Đắk Lắk cho...