Sinh hai con gái, gia đình vẫn hạnh phúc
Giờ đây khi cả hai chị em đã ra trường đi làm. Chị tôi vào làm cho một công ty nước ngoài, còn tôi đến làm việc cho một bệnh viện lớn…
Sau khi đọc xong những chia sẻ của bạn Huyền trong bài viết “Có con trai gia đình mới thực sự hạnh phúc”, tôi thấy thật nực cười. Tại sao ở cái thời đại này rồi mà vẫn còn tồn tại những người cổ hủ, suy nghĩ thiển cận một chiều đến như vậy. Bạn phát biểu như thế chả khác nào ếch ngồi đáy giếng, biết một mà không biết hai.
Gia đình là một tế bào của xã hội. Mà mỗi gia đình lại có những hoàn cảnh khác nhau nên quan niệm về hạnh phúc cũng khác nhau. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Có những gia đình thiếu may mắn, sinh con ra đã không được may mắn, đứa trẻ đó bị mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tim bẩm sinh nên mong muốn lớn nhất của họ là làm thế nào để con cái được khỏe mạnh như thế đã là hạnh phúc lắm rồi.
Lại có gia đình hiếm muộn, vợ chồng yêu thương nhau nhưng mắc mỗi cái tội cưới nhau đã được vài năm rồi mà vẫn chưa có con, đi khám bác sỹ mới kết luận không có tinh trùng. Vậy thì lúc như thế này đối với họ việc sinh được một đứa con, nuôi dạy chúng lên người cho dù nó là trai hay gái thì cũng chẳng quan trọng. Có được mụn con đã là ao ước, là hạnh phúc vô bờ bến đối với họ rồi…
Bố tôi vẫn còn khẳng định nếu được đẻ thêm đứa nữa thì vẫn muốn sinh con gái.
Video đang HOT
Còn đối với gia đình tôi thì khác, bố mẹ sinh ra hai chị em chúng tôi đều là con gái. Vì không muốn con cái vất vả, hơn nữa muốn chị em chúng tôi có điều kiện học hành nên bố mẹ cũng không tính đến chuyện sinh thêm em để kiếm con trai. Mà đầu tư thời gian, tiền của để cho chúng tôi học tập.
Nhờ sự bảo ban, chỉ dạy, quan tâm hết mực đến chúng tôi mà cả hai chị em chúng tôi đều chăm ngoan, học giỏi. Suốt những năm học phổ thông cả hai chị em tôi đều là học sinh giỏi của trường tham gia các kỳ thi học sinh giỏi trong huyện, trong tỉnh. Và không ít lần đã mang vinh quang về cho ngôi trường thân yêu của mình theo học.
Kết thúc thời học sinh chị tôi bước chân vào giảng đường đại học Bách khoa. Sau đó hai năm tôi theo chân chị gái mình vào học trường đại học y. Thời gian ngồi trên ghế giảng đường vô cùng khó khăn vất vả nhưng bù lại mỗi khi quây quần bên gia đình mỗi thành viên đều cảm thấy hạnh phúc. Bố tôi vẫn còn khẳng định nếu được đẻ thêm đứa nữa thì vẫn muốn sinh con gái.
Giờ đây khi cả hai chị em đã ra trường đi làm. Chị tôi vào làm cho một công ty nước ngoài, còn tôi đến làm việc cho một bệnh viện lớn. Nhìn các con khôn lớn thành đạt. Mỗi người giờ cũng có công ăn, việc làm ổn định mà bố mẹ tôi không giấu được niềm vui, hạnh phúc.
Thiết nghĩ trong xã hội này giờ đây đẻ con trai hay con gái không quá quan trọng mà quan trọng là nuôi dạy chúng như thế nào để sau này lớn lên chúng là người có ích cho xã hội. Chứ sinh con trai mà không nuôi dạy chúng đàng hoàng để rồi khi lớn lên chúng trở thành những kẻ sát nhân máu lạnh như Nguyễn Đức Nghĩa, Lê Văn Luyện thì thà đừng đẻ còn tốt hơn.
Theo Nguoiduatin
Tưởng vớ được "chồng" tài giỏi, hào hoa, nào ngờ...
Cô là công nhân vớ được anh chàng đẹp trai, học giỏi như anh ai cũng bảo cô may. Những tưởng sau khi tốt nghiệp anh ta sẽ cưới cô, nhưng nào ngờ anh ta lại phủi tay không thương tiếc.
Ảnh minh họa
Cô vẫn thường thao thao bất tuyệt kể về anh mỗi khi có ai đó hỏi han về "nửa kia" của mình. Bạn bè làm cùng cô đều "mắt tròn, mắt dẹt" khen cô khéo chọn. Bởi theo như lời cô kể thì anh hơn hẳn cô một trời, một vực.
Cô và anh đều là xa quê vào Sài Gòn hoa lệ để sinh sống học tập. Cô thôi học từ năm lớp 9, theo chân một số bạn bè vào Nam làm công nhân. Anh đang là sinh viên năm thứ ba của một trường đại học trên địa bàn thành phố. Cô không có điều kiện để ăn học đến nơi đến chốn nên cô rất ngưỡng mộ những người học rộng tài cao. Khỏi phải nói, với cái mác sinh viên đại học, ngoại hình điển trai của mình anh chưa cần "tán" thì cô đã tình nguyện "đổ".
Yêu nhau chưa được bao lâu, anh tỉ tê năn nỉ cô "góp gạo thổi cơm chung", quy về một mối cho đỡ tốn kém lại tiện chăm sóc nhau lúc ốm, lúc đau. Cô đồng ý, nghĩ rằng sống chung sẽ có nhiều thời gian cho nhau hơn, cô sẽ giữ chặt bước chân của anh. Họ bắt đầu cuộc sống "vợ chồng hờ" từ đó.
Ngày cô đi làm, tối về lo cơm nước phục vụ "chồng hờ". Còn anh ngày cắp sách lên giảng đường, tối về nằm vắt chân chữ ngũ chờ cơm của "vợ tạm". Anh luôn cho rằng mình là "bề trên" nên chẳng bao giờ động tay động chân giúp cô bất cứ việc gì, mặc cho cô đầu tắt mặt tối nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp. Cô thì chiều chuộng anh quá mức, không muốn anh chàng kỹ sư tương lai của đời mình phải nhăn nhó khó chịu nên cứ ra sức cung phụng anh ta như ông hoàng.
Đồng lương công nhân của cô vốn đã ít ỏi, trước đây chưa sống chung với anh cô còn tiết kiệm được chút đỉnh gửi về quê phụ giúp bố mẹ nuôi các em ăn học. Nhưng từ ngày chung sống với anh, thì cũng chỉ đủ để chi tiêu, ăn uống. Khi yêu anh cô không so đo tính toán thiệt hơn với anh nên cũng chẳng bao giờ cô hỏi anh chuyện tiền ăn, tiền phòng. Anh thích đưa bao nhiêu thì đưa. Mấy tháng đầu anh còn đưa cho cô chút ít, càng về sau anh thấy "bở nên cứ đào mãi" anh khất luôn khoản tiền nhà, tiền ăn với vô số các lí do: "Tháng này anh phải đóng tiền học thêm tiếng Anh", "Bố anh ở quê ốm chưa có tiền gửi vào", "Đợi mẹ anh bán lứa heo này xong là có tiền gửi cho anh"...
Có lần anh kêu sắp hết hạn đóng học phí rồi mà chưa có tiền sợ anh bị đuổi học cô lại phải chạy vạy vay mượn bạn bè cho anh. Anh giả vờ ra vẻ cảm kích: "Cảm ơn em, sau này nhất định anh sẽ bù đắp cho em". Cô cười hiền: "Anh cố gắng học tốt, yêu thương chung thủy với em là em vui rồi". Nhưng cô nào biết đằng sau đó là bộ mặt giả dối, đào mỏ của anh.
Cô cứ cật lực đi làm, cắt giảm mua những món đồ làm đẹp cho bản thân. Anh cứ thong dong đi học, được lo cơm nước chu toàn lại chẳng phải lo nghĩ đến khoản tiền nong. Chẳng bao lâu sau "sống thử", cô trở nên tiều tụy, xấu xí đi nhiều, còn anh lại "thắm lông đỏ da" đẹp ra trông thấy. Rồi ngày tốt nghiệp đại học của anh cũng cận kề, cô vui mừng nghĩ đến cảnh tượng cùng anh bước vào lễ đường giữa sự reo hò, ngưỡng mộ của nhiều người. Nhưng cô đã sai, cô quá ngây thơ và ảo tưởng nên không nhìn thấy bộ mặt của anh.
Anh ra trường, rồi đi làm. Anh dần thờ ơ, xa rời cô. Cô hỏi han: "Dạo này thấy anh khác quá". Anh lại cho rằng: "Em đa nghi vừa thôi, là do công việc bận quá nên như thế". Cô tặc lưỡi cho qua mà chẳng mảy may một chút nghi ngờ nào. Số lần anh trở về phòng trọ với cô cứ thế thưa dần, thưa dần rồi mất hút. Cô điếng người khi tan ca về nhà và nhận ra trong phòng không còn một thứ đồ đạc nào của anh nữa. Cô vội vàng gọi điện cho anh, nhưng anh không nghe máy. Một lúc sau thì cô nhận được tin nhắn của anh: "Anh xin lỗi, bố mẹ anh không cho phép anh cưới em nên anh phải rời xa em. Hãy tha thứ cho anh! Từ nay đừng liên lạc với anh nữa". Cô cố gặng hỏi lí do vì sao thì anh lại chưng hửng: "Vì chúng mình không xứng đôi".
Ngay sau đó không lâu, cô bạn phòng trọ bên cạnh về báo tin gặp anh tay trong tay với một cô gái khác xinh đẹp, sang chảnh, cười nói thân mật ngoài phố. Đến lúc này thì cô mới ngã ngửa, từng giọt nước mắt lăn dài. Cô biết cái lí do bị bố mẹ phản đối chỉ là lời ngụy biện cho sự bạc bội của anh. Anh đã "no xôi chán chè", anh đã chán cô, giờ đã tìm thấy người khác mới mẻ, có lợi lộc mà phủi tay không thương tiếc.
Cô ân hận vì đã cung phụng, hầu hạ rồi để anh ta đào mỏ một cách dễ dàng. Cô ân hận vì đã hám danh, tưởng lấy được chồng học rộng tài cao ai ngờ gặp phải Sở Khanh siêu hạng...
Theo blogtamsu
Mong bố hãy đặt niềm tin vào con Bố ơi, con biết con không thông minh, không học giỏi, bố muốn con học hành tốt các môn ở trên lớp, không muốn con tham gia Nhóm tình nguyện trẻ để học về giáo dục giới tính vì theo bố, khi con tìm hiểu về những vấn đề này sẽ khiến con khám phá chúng quá nhiều mà trở nên xao nhãng...