Sinh đôi trai gái sau 18 năm hiếm muộn
18 năm sau khi sinh con đầu lòng, chị Lê Thị Kim Sang, 38 tuổi, mới được tận hưởng lại niềm vui mang thai lần nữa.
Chị Sang kết hôn với anh Lê Văn Biên, năm 2000, sinh con gái đầu lòng năm 2001. Tích góp dần, cả hai quyết định sinh thêm, cũng mong có được con trai. Chờ đợi một năm, hai năm… mãi không có tin vui.
Đầu năm 2010, hai vợ chồng đến bệnh viện khám. Bác sĩ chẩn đoán một bên vòi trứng của chị hạn chế dẫn đến việc khó có con. Chạy chữa hai năm, chị Sang mang thai ngoài tử cung, không giữ được, còn phải cắt bỏ một bên vòi trứng.
Tiếp đó, hai vợ chồng đến nhiều bệnh viện lớn ở Hà Nội, uống mọi loại thuốc từ thuốc tây đến thuốc nam.
Tháng 11/2017, khi 36 tuổi, chị đến Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội điều trị. Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, cho biết chị chỉ có 20% hy vọng. Bệnh nhân nội tiết kém, từng có thai ngoài tử cung, cắt một bên vòi trứng khiến dự trữ buồng trứng kém.
“Bệnh nhân chỉ có thể làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và phải làm sớm nếu không sẽ hết trứng”, bác sĩ Nhã tư vấn.
Lần chuyển phôi đầu thất bại. Chị được bác sĩ tư vấn xin trứng từ người khác, song từ chối. May mắn lần chuyển phôi thứ hai thành công và thai đôi.
Trong suốt thai kỳ, chị Sang gần như sống ở viện. Những bà mẹ làm IVF “có thai đã khó, giữ thai càng khó hơn”. Chị còn mang thai đôi nên càng cẩn trọng. Đến tuần 36, chị bị tiền sản giật phải nhập viện. Một tuần sau, bác sĩ chỉ định mổ đẻ.
Hai em bé chào đời ngày 28/11/2019 tại Bệnh viện Bưu điện. Bé gái được đặt tên Lê Thị Kim Ngân, nặng 2,8 kg; bé trai Lê Minh Nguyên, nặng 3,1 kg, đều hoàn toàn khỏe mạnh.
Video đang HOT
Hai con chị Kim Sang chào đời ở bệnh viện Bưu Điện tháng 11/2019. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Từ ngày có thêm hai con, gia đình tất bật hơn vì cùng lúc chăm sóc hai con nhỏ. Cô con gái lớn năm nay 18 tuổi cũng thường xuyên về nhà, phụ giúp chăm em. Chị Sang khó khăn hơn khi gần như học lại từ đầu cách làm mẹ.
“Trước đây hay dùng tã, bây giờ thường dùng bỉm, trẻ bịt quá kín dễ bị nóng, nổi rôm…”, chị tâm sự.
Điều khác biệt là cuộc sống hiện thoải mái, giải tỏa áp lực sau 18 năm hiếm muộn. Chị nói, sinh con khi tuổi đã lớn rất nguy hiểm, nhưng là bất đắc dĩ.
Giọng chùng xuống, chị nói về khoản nợ lớn treo lơ lửng sau hàng chục năm chi phí chữa hiếm muộn. Động viên vợ, “có con là có của”, anh Biên vẫn cố gắng làm việc dù đã ngoài 40 tuổi. Ước mong lớn nhất bây giờ của hai vợ chồng là nhìn các con khỏe mạnh, nên người.
“Bao nhiêu năm cũng xứng đáng bởi hành trình tìm con chưa bao giờ dễ dàng. Cảm ơn y học đã cho tôi cơ hội được làm mẹ thêm một lần nữa”, chị Sang chia sẻ.
Cặp sinh đôi Kim Ngân và Minh Nguyên gần 6 tháng tuổi. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Vinmec ứng dụng AI nuôi cấy phôi thụ tinh ống nghiệm, cơ hội cho gia đình hiếm muộn
Là một trong những bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam kết hợp trí tuệ nhân tạo và công nghệ nuôi phôi tự động Time-lapse, Vinmec đã khai thác triệt để những ưu việt của công nghệ hỗ trợ sinh sản mới này giúp nhiều gia đình hiếm muộn "tìm con".
Giải pháp thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều cặp vợ chồng không may bị vô sinh, hiếm muộn. Trong đó, giai đoạn nuôi cấy phôi đóng vai trò vô cùng quan trọng, có tính quyết định tới thành công của một chu kỳ thụ tinh này.
Nuôi mầm sống bằng công nghệ hiện đại
Chị N.T.L. (Hà Nội) đang từng ngày mong chờ đứa con chào đời. May mắn đã đến với chị ngay từ lần đầu nuôi phôi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. " Những thước phim đầu đời của bé từ khi hình thành mầm sống đầu tiên đến suốt quá trình phát triển của phôi thật là kỳ diệu. Được nhìn thấy hình ảnh con yêu khỏe mạnh từ những ngày đầu đời, không có gì ý nghĩa hơn." - Chị L. chia sẻ hạnh phúc khi lần đầu nhìn thấy con yêu từ giai đoạn phôi trong video trong Time - lapse.
Chị L. là một trong những bà mẹ đã được ứng dụng công nghệ mới nhất: Tủ nuôi cấy phôi nhiều ngăn tích hợp hệ thống kính hiển vi soi và camera (công nghệ Time-lapse). Với công nghệ mới này, mỗi phôi sẽ được nuôi cấy riêng biệt và được camera ghi nhận hình ảnh phôi ở các giai đoạn phôi phân chia.
Từ tháng 11/2018, Bệnh viện Vinmec đã thực hiện nuôi cấy phôi Time- lapse, kết hợp sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo để chọn được phôi tốt, tăng khả năng đậu thai IVF.
Trước đây, khi nuôi cấy bằng tủ buồng lớn và nhiều ngăn, thông tin về phôi chỉ được ghi nhận một số lần vào ngày thứ 1, thứ 3, thứ 5 sau khi tiến hành thụ tinh. Còn với tủ Time - lapse, cứ 5 phút, video hình ảnh của phôi lại được ghi nhận một lần, vì vậy toàn bộ quá trình phát triển của phôi đều được thu nhận và xử lý. Dựa trên hình ảnh tủ Time - lapse cung cấp, phần mềm trí tuệ nhân tạo sẽ hỗ trợ các bác sĩ đánh giá phôi chính xác ở từng giai đoạn dựa vào hình thái và quá trình phân chia của phôi. Đặc biệt, môi trường nuôi cấy hoàn hảo được duy trì ổn định suốt trong quá trình nuôi, đem lại chất lượng và nâng cao khả năng sống của phôi thai.
Tủ nuôi cấy phôi hoàn hảo như cơ thể mẹ
Áp dụng công nghệ nuôi cấy phôi Time - lapse từ tháng 12/2018, đến nay, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec đã thực hiện thành công hàng trăm ca nuôi phôi bằng kỹ thuật tiên tiến này.
" Kết hợp nuôi cấy bằng công nghệ Time-lapse và đánh giá phôi bằng phần mềm trí tuệ nhân tạo Eeva giúp chọn lựa được phôi có tiềm năng phát triển cao nhất, chúng tôi có thể hạn chế tối đa những đánh giá mang tính chủ quan. Do đó, các phôi được chọn thực sự sẽ là phôi tốt nhất và đem lại có kết quả đậu thai cao hơn - ThS.BS Lê Thị Phương Lan, Trung tâm hỗ trợ sinh sản Vinmec cho biết.
Hệ thống tủ nuôi cấy phôi Time-lapse Geri plus (Geri ) đang sử dụng tại Vinmec là loại tủ nuôi cấy phôi hiện đại nhất hiện nay, tạo môi trường nuôi cấy tối ưu và hoàn hảo như bên trong cơ thể người mẹ, đồng thời loại bỏ được những hạn chế nuôi cấy bằng tủ thông thường. Theo BS.Ths Nguyễn Thị Cẩm Vân, nuôi cấy phôi và theo dõi chất lượng phôi là quá trình quan trọng, có vai trò quyết định đối với sự thành công khi thụ tinh ống nghiệm. Phôi là một mầm sống rất nhạy cảm nên môi trường nuôi phôi càng giống các điều kiện trong cơ thể người mẹ càng thuận lợi cho phôi phát triển.
Hệ thống tủ nuôi cấy phôi Time-lapse Geri có nhiều ngăn, mỗi ngăn nuôi cấy một phôi độc lập nên sự phát triển của từng phôi không bị ảnh hưởng lẫn nhau. Được trang bị kính hiển vi với camera có độ phân giải cao, tủ Geri sẽ thu nhận và truyền trực tiếp hình ảnh video liên tục về quá trình phát triển từng phôi tới máy tính bên ngoài.
Hình ảnh phôi trong tủ nuôi cấy Time - lapse được truyền ra ngoài màn hình nên có thể đánh giá chất lượng phôi mà không phải mở tủ, tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi
Ngoài ra, dựa trên các đặc điểm trong quá trình phân chia của phôi, các bác sĩ Vinmec có thể phát hiện sớm và chính xác sự phân chia bất thường là dấu hiệu nhận biết sớm của bất thường nhiễm sắc thể. Đây được cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thất bại làm tổ nhiều lần, sảy thai và dị tật bẩm sinh. Từ đó, làm tăng tỉ lệ thành công, tăng khả năng đón em bé khỏe mạnh chào đời, đồng thời giảm thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân vô sinh hiếm muộn.
Một em bé khỏe mạnh ra đời từ phương pháp IVF tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Tại Việt Nam, nuôi cấy phôi Time - lapse đang coi là cuộc cách mạng IVF. Trong hơn 5 năm đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình tìm con yêu, các bác sĩ Vinmec không ngừng cập nhật những phương pháp mới để tăng tỉ lệ thành công IVF. Năm 2019, Vinmec ghi dấu ấn với 2 thành công lớn với phương pháp đánh giá miễn dịch tại niêm mạc tử cung kết hợp phác đồ cá thể hoá và mổ nội soi buồng tử cung sửa khuyết sẹo mổ cũ. Năm 2020, được nghiên cứu và khai thác triệt để, công nghệ Time - lapse hứa hẹn tiếp tục cùng các bác sĩ Vinmec đem lại hy vọng sớm cán đích cho các cặp vợ chồng mong con.
Để hiểu thêm về ứng dụng công nghệ Time - lapse, xem tại:
https://www.youtube.com/watch?v=Ip0Ewq2kUO4&feature=youtu.be&fbclid=IwAR3ALnhhIb1GtDCgx_-4vxELsyQPrqpJYVbq2gf04ihJJOzI1CelAwNCAJs
Lần đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu ứng dụng phương pháp mới chữa vô sinh Bộ Y tế vừa trao Quyết định Phê duyệt Đề tài Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ứng dụng phương pháp mới chữa vô sinh, hiếm muộn. Theo đó, lần đầu tiên Bộ Y tế cấp phép nghiên cứu ứng dụng phương pháp "Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân" trong điều trị nội mạc tử cung mỏng, mang đến phương pháp điều...