Singapore: Xúc động nghe cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đọc Tuyên ngôn
Bản ghi âm lời ông Lý Quang Diệu đọc văn bản khai sinh ra quốc đảo Singapore đã được thực hiện cách đây 3 năm.
Hôm nay (9/8), Singapore long trọng tổ chức duyệt binh lớn, điểm nhấn trong hàng loạt sự kiện trên khắp cả nước để chào mừng ngày kỷ niệm tròn 50 năm ngày thành lập nước.
Bản đồ đảo quốc Singapore. Ảnh: Economist.
Tham dự lễ kỷ niệm hôm nay còn có một số nhà lãnh đạo trên thế giới như Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Phó Thủ tướng Australia Warren Truss.
Vào 9h sáng nay theo giờ địa phương (tức 8h sáng theo giờ Việt Nam), toàn thể người dân Singapore bồi hồi xúc động khi lần đầu tiên nghe bản Tuyên ngôn Độc lập do chính cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đọc trên các đài phát thanh và truyền hình quốc gia.
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu không phải là người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của Singapore vào đúng ngày này 50 năm trước nhưng bản ghi âm lời ông đọc văn bản khai sinh ra quốc đảo này đã được thực hiện cách đây 3 năm. Cuộc diễu hành kỷ niệm Ngày Độc Lập của Singapore hôm nay cũng bao gồm lễ tưởng nhớ đặc biệt tới cố Thủ tướng Lý Quang Diệu, người vừa qua đời hồi tháng 3 vừa qua, để lại sự tiếc thương sâu sắc trong lòng người dân Singapore và bạn bè quốc tế.
Trong Thông điệp Ngày Độc lập, Thủ tướng Lý Hiển Long đã ôn lại những ký ức của cha ông, cố Thủ tướng lập quốc Lý Quang Diệu, trong những tháng ngày gian khó của Singapore khi mới tách ra khỏi Malaysia. Ông cũng khẳng định, người dân Singapore cần phải tự hào vì trong nửa thế kỷ ngắn ngủi so với lịch sử của nhiều quốc gia khác, đất nước nhỏ bé này đã vượt qua nhiều bão tố như cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973, khủng hoảng dịch SARS hay khủng hoảng tài chính toàn cầu mới đây.
Ông nói: “Hơn hết, chúng tôi kỷ niệm chặng đường đi từ thế giới thứ ba đến thế giới thứ nhất mà ở đó người dân chúng tôi đoàn kết, không ai bị bỏ lại phía sau. Mỗi người dân đều được hưởng lợi từ sự tiến bộ của đất nước này. Cuộc sống của mọi người, dù là người Hoa, người Mã Lai, người Ấn hay người châu Âu, dù là công nhân hay nhân viên văn phòng đều được cải thiện. Mọi người đều có cơ hội phát triển và có thể nhìn về một tương lai tươi sáng hơn.”
Từ một quốc gia đói nghèo, sau khi tách khỏi Malaysia năm 1965, đảo quốc với 5,5 triệu dân đã trở thành trung tâm kinh tế mang tầm vóc quốc tế, được mệnh danh là một trong 4 “con hổ châu Á” với thu nhập trung bình của người dân vào khoảng 56.000 USD một năm và trở thành một hình mẫu của nhiều quốc gia trên thế giới.
Đó là điều khiến người dân Singapore, đặc biệt là thế hệ trẻ luôn tự hào về quốc đảo nhỏ bé của họ. Yang Jie Ling, một học sinh 17 tuổi chia sẻ: “Mới chỉ 50 năm cho một quốc gia nhỏ như thế này, nhưng đã đạt được rất nhiều thành công. Đây là năm mà người dân Singapore sẽ muốn ghi nhớ mãi”.
Chính phủ Singapore đã quyết định cho người dân nghỉ thêm một ngày lễ và phân phát rất nhiều những lá cờ nhỏ cùng bánh kẹo cho người dân nhân ngày trọng đại của đất nước.
Video đang HOT
Trong rất nhiều sự kiện diễn ra nhân dịp kỷ niệm 50 năm Quốc khánh Singapore, chị Phyllis Tan chọn cách đưa 2 con đến bảo tàng để hiểu thêm về lịch sử của đất nước tuy còn non trẻ nhưng giàu thành tích này.
Chị Tan nói: “Là một người Singapore, tôi rất tự hào. Đó là lý do vì sao tôi muốn dùng kỳ nghỉ quốc lễ kéo dài 4 ngày này bên gia đình để giáo dục các con về những thành tựu mà đất nước đã đạt được”.
Điểm nhấn của lễ kỷ niệm 50 năm lập quốc là cuộc diễu hành bao gồm màn biểu diễn của Không quân Singapore với 20 chiếc máy bay chiến đấu xếp chữ số 50 và máy bay A380 của Hãng hàng không Singapore. Đây là lễ diễu hành lớn nhất từ trước tới nay ở Singapore với sự tham gia của 200.000 người.
Một đội được mệnh danh là “Sư tử đỏ” gồm 6 người nhảy tự do từ độ cao 3.000m, xếp hình trên bầu trời, sau đó sẽ bung dù và đáp xuống địa điểm diễn ra lễ diễu hành chính ở khu Padang, nơi diễn ra lễ diễu hành đầu tiên năm 1966. Địa điểm thu hút sự chú ý thứ hai là trung tâm Marina Bay với màn bắn pháo hoa ngoạn mục./.
Diệu Hương
Theo_VOV
Những hình ảnh xúc động trong ngày tiễn đưa ông Lý Quang Diệu
Trong ngày cuối cùng tiễn đưa ông Lý Quang Diệu về nơi an nghỉ cuối cùng có rất nhiều hình ảnh xúc động ghi lại tình cảm người dân Singapore dành cho vị cố thủ tướng kính yêu của họ.
Linh cữu của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đặt trang trọng trong
Toà nhà Quốc hội trước khi được đưa tới Trung tâm Văn hoá
Đại học thuộc Đại học Quốc gia Singapore vào ngày hôm nay, 29/3.
Một người lính danh dự không cầm được nước mắt trong lễ tang.
Những người lính giơ tay chào tiễn biệt cựu Thủ tướng Singapore.
Đám đông xếp hàng kín hai bên đường đưa tiễn người cha của dân tộc.
Những giọt nước mắt hoà cùng tiếng hô vang khi xe chở linh cữu đi qua.
Hàng trăm nghìn người dân Singapore đã tiễn đưa ông
Lý Quang Diệu về nơi an nghỉ cuối cùng.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nghẹn ngào đọc điếu văn tiễn
đưa cha về nơi an nghỉ cuối cùng
Ông Lý Hiển Dương, con trai út của ông Lý Quang Diệu,
cố kìm nén cảm xúc khi đọc điếu văn.
Người dân Singapore bên vệ đường đồng thanh hô vang
"Lý Quang Diệu" khi linh cữu diễu qua.
Có người cố nén nước mắt...
... nhưng cũng có người bật khóc nức nở.
Nỗi đau quá lớn với người Singapore khi mất đi "người cha" của dân tộc.
Người dân đội mưa đứng chờ bên đường để tiễn biệt cố Thủ tướng Lý Quang Diệu.
Theo Trí thức trẻ
Chùm ảnh: Singapore thay đổi chóng mặt dưới thời Lý Quang Diệu Từ một làng chài, chỉ sau 3 thập niên, Singapore vụt sáng thành một đất nước giàu có, trở thành "con rồng" lớn mạnh của châu Á. Đó là nhờ một phần công sức to lớn của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu. Năm 1819, người Anh đặt chân tới Singapore, vùng đất này chỉ là khu rừng rậm và đầm lầy, nhưng...