Singapore và Trung Quốc có thể sớm nối lại hoạt động đi lại
Tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrisnan với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị diễn ra hôm 31/3 tại tỉnh Phúc Kiến, ông Balakrisnan cho biết hoạt động đi lại giữa hai nước có thể sớm được nối lại khi hai bên hoàn tất hệ thống công nhận giấy chứng nhận y tế và trao đổi thông tin cá nhân.
Du khách tại sân bay quốc tế Changi, Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Mặc dù không thông tin về mốc thời gian triển khai, nhưng Bộ trưởng Balakrisnan khẳng định vấn đề này đang “tiến triển tích cực”.
Kể từ tháng 6/2020, Singapore và Trung Quốc đã thiết lập một “làn nhanh” cho đi lại thiết yếu vì các mục đích kinh doanh và công vụ. Thỏa thuận giữa hai nước được áp dụng cho việc đi lại thiết yếu từ 6 tỉnh thành trực thuộc trung ương của Trung Quốc gồm Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Quảng Đông, Giang Tô và Chiết Giang tới Singapore. Từ tháng 11/2020, Singapore cũng đã cho phép những người từ Trung Quốc đại lục được nhập cảnh vào nước này.
Theo Bộ trưởng Balakrisnan, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành từ năm 2020, Singapore và Trung Quốc đã vẫn có thể hỗ trợ lẫn nhau. Khi hai nước đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn phục hồi sau COVID-19, Singapore và Trung Quốc sẽ xem xét việc mở cửa lại nền kinh tế và khai thác các cơ hội mới.
Các công ty Singapore có thể phục vụ thị trường nội địa tại Trung Quốc, thông qua chiến lược kinh tế “lưu thông kép” mới của Trung Quốc trong đó tập trung nhiều hơn vào nền kinh tế trong nước của nước này. Ngoài Trung Quốc, Singapore cũng có thể là cầu nối cho các công ty Trung Quốc muốn tiếp cận thị trường Đông Nam Á và các thị trường khác
Cũng tại cuộc gặp, hai người đứng đầu Bộ ngoại giao của Singapore và Trung Quốc cũng đã thảo luận về chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc của Tổng thống Singapore Halimah Yacob vào cuối năm nay cũng như một loạt các vấn đề khu vực.
Liên quan tình hình tại Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore khẳng định hai nước chia sẻ mong muốn tình hình tại đây sớm ổn định.
Bí ẩn 29 triệu liều vaccine COVID 'giấu' tại thị trấn Italy
Người dân thị trấn Anagni của Italy đã thực sự sốc khi 29 triệu liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca được cảnh sát phát hiện trong một nhà máy dược ngay bên ngoài vườn nho của thị trấn.
Video đang HOT
29 triệu liều vaccine "không rõ mục đích" của Astra được phát hiện tại thị trấn Anagni, Italy hôm 21/3. Ảnh: AP
Ông thị trưởng Daniele Natalia cho biết: "Thật không dễ dàng khi biết rằng có quá nhiều vaccine được trữ ngay sát chúng tôi như thế".
Cuộc đột kích và 29 triệu liều vaccine "đáng ngờ"
Theo Bloomberg, khi tin tức về cuộc đột kích được công bố ngày 24/3, thế giới đã đổ dồn vào thị trấn nằm cách Rome chừng một giờ lái xe, trong lúc nơi đây đang chật vật với phát hiện quá bất ngờ.
Tối hôm tiến hành cuộc kiểm tra, cảnh sát tỉnh đã phát lệnh cảnh báo cho các đặc vụ của một đơn vị tình báo Italy, được biết đến với tên gọi DIGOS, chuyên xử lý tội phạm có tổ chức, khủng bố và bắt cóc.
Cảnh báo được kênh Bloomberg News trích dẫn cho thấy có nhắc tới sự hiện diện của những liều vaccine "có thể khơi lên những phản ứng hoặc bạo lực từ những đối tượng khác nhau". Cảnh báo cũng kêu gọi tăng cường tuần tra tại địa điểm.
29 triệu liều vaccine "không rõ mục đích" và những câu hỏi đi kèm đã đẩy Anagni vào trung tâm của cuộc chiến giữa Liên minh châu Âu (EU) và AstraZeneca, công ty bị EU cáo buộc đã không thực hiện đúng hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19.
Giới chức EU đã mở cuộc điều tra trước những lo ngại số vaccine trên có thể được giấu để chuyển cho Vương quốc Anh, khi nhận thấy khác biệt rõ ràng giữa những con số do công ty cung cấp với số liệu mà Uỷ ban châu Âu có được.
Astra phản hồi rằng số vaccine nói trên được họ dành cho EU và các nước đang phát triển, nhưng điều đó không thể xoá tan ấn tượng của châu Âu rằng công ty này đang thực hiện một thương vụ bí mật.
Châu Âu "bị lừa dối"
"Các công dân châu Âu có cảm giác bị một số công ty dược phẩm lừa dối", Thủ tướng Italy Mario Draghi nói với các nhà lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến hôm 25/3, mà không chỉ đích danh Astra.
Kể từ khi biết rằng "cả núi" vaccine nằm cách không xa văn phòng của mình, ông Draghi đã sẵn sàng tuyên chiến.
Hôm 26/3, nhà lãnh đạo Italy đã xem xét lại vấn đề này trong một cuộc họp báo ở Rome. "Có ấn tượng rằng một số công ty, mà tôi không chỉ rõ tên, đã bán hàng của mình hai hoặc ba lần", ông Draghi nói, nhướn mày và cười châm biếm.
Lúc này, các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem liệu nguồn cung cấp vaccine tới thị trấn Anagni có đồng nghĩa là EU đang bị thiếu hụt số liều vaccine cam kết, hoặc chỉ đơn giản là họ không hiểu chuỗi cung ứng phức tạp của nhà sản xuất Astra. Cam kết mới nhất của công ty này là 30 triệu liều vaccine sẽ được chuyển đến EU trong quý này, chiếm khoảng 25% so với cam kết ban đầu.
Catalent là công ty quản lý nhà máy đóng chai vaccine tại Anagni. Ảnh: Reuters
Về phần mình, Astra khẳng định không có gì bí ẩn ở Anagni. "Không chính xác khi mô tả đây là một kho dự trữ", công ty của Anh - Thuỵ Điển tuyên bố hôm 24/3, cho biết thêm rằng số vaccine được phát hiện nằm trong hợp đồng đóng chai với nhà máy ở Anagni. Theo Astra, quy trình đóng chai vaccine rất phức tạp và các lọ sản phẩm phải được kiểm soát chất lượng.
Phản bác một bài viết trên tờ La Stampa mô tả số vaccine trên "được giấu" và có thể đang sẵn sàng xuất đi Anh, Astra cũng cho biết, trong số 29 triệu liều vaccine đó có 16 triệu liều vaccine dành cho châu Âu và 13 triệu liều cho COVAX, chương trình cung cấp vaccine toàn cầu do LHQ đứng đầu.
Khủng hoảng lòng tin
Tuy nhiên, vụ việc đã cho thấy mô hình thu nhỏ của một cuộc khủng hoảng lòng tin giữa Astra với các chính phủ châu Âu. Nó cũng cho thấy chủ nghĩa dân tộc vaccine và một "hỗn hợp" khủng hoảng đại dịch - kinh tế đang có sức tàn phá nặng nề đến mức nào.
Theo Thủ tướng Italy Draghi, sự việc ở Anagni thực ra đã bắt đầu từ ngày 20/3. "Tôi nhận được điện thoại từ Chủ tịch Ủy ban châu Âu về một số lô vaccine không có trong dữ liệu của Ủy ban, và số đó sẽ được cất trữ tại Anagni", ông Draghi trình bày trước Quốc hội Italy và cho biết một cuộc điều tra đã được tiến hành.
Thủ tướng Italy cho hay sau đó ông đã gọi cho Bộ trưởng Y tế, người có quyền huy động đơn vị đặc nhiệm thực phẩm và ma tuý của quân cảnh Carabinieri. Các sĩ quan thuộc lực lượng này lập tức đến nhà máy đóng chai vaccine và làm việc ở đó cả đêm, đến sáng hôm sau.
Sau vụ việc, một số lượng vaccine ở Anagni đã được vận chuyển đến cơ sở phân phối của Astra tại Bỉ, "nhưng trong thời gian chờ đợi, hoạt động giám sát vẫn tiếp tục với các lô còn lại", ông Draghi cho hay.
Astra đang vướng vào căng thẳng với EU liên quan đến vaccine phòng COVID-19. Ảnh: Getty Images
Nhà máy ở Anagni được điều hành bởi Catalent Inc., một công ty có trụ sở tại Somerset, New Jersey (Mỹ), đã giành được hợp đồng đóng lọ thủy tinh nhỏ cho 450 triệu liều vaccine Astra trong một thỏa thuận được công bố vào tháng 6 năm ngoái.
Trong một chuyến thăm bên trong nhà máy vào tháng 7/2020, phóng viên Bloomberg đã báo cáo rằng dây chuyền chiết rót và hoàn thiện tại đây có thể cho ra 24.000 hộp vaccine COVID-19 mỗi giờ. Với mỗi hộp chứa 10 liều, điều đó có nghĩa là nhà máy đang trên đà đóng chai 50 triệu liều vaccine mỗi tháng.
Trên thực tế, cơ sở rộng 28.000m2 của Catalent đã hoạt động nhộn nhịp từ nhiều tháng qua. Các công nhân tại đây thêm thành phần cuối cùng vào hỗn hợp vaccine Astra, bơm nó vào dây chuyền chiết rót các chai tiệt trùng, rồi chuyển hàng vào một máy kiểm tra để xem xét kỹ lưỡng bằng 9 camera từ các góc khác nhau. Sau đó, vaccine được xếp vào hộp để sẵn sàng vận chuyển đi.
Trong khi đó, với những cư dân của Anagni - những người cũng đang chờ đến lượt tiêm chủng để khởi động lại cuộc sống của mình - phát hiện về lô vaccine "đáng ngờ" mang đến buồn vui lẫn lộn về kho tàng vaccine COVID ở ngay "sân nhà" của họ. Chưa kể, thêm nhiều triệu liều vaccine nữa sẽ sớm được tích trữ ở đó. 3 ngày trước cuộc đột kích, Catalent thông báo họ đã ký thêm hợp đồng với một nhà sản xuất vaccine khác là Johnson & Johnson, để chiết rót, hoàn thiện, đóng gói và kiểm tra vaccine COVID một mũi của hãng này ngay tại Anagni.
COVID-19 tại ASEAN hết 24/3: Philippines nguy cơ thành tâm dịch mới; Singapore mở rộng tiêm chủng Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 24/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 13.324 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 57.630 người. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân...