Singapore và Australia nhất trí thảo luận về ‘bong bóng đi lại’
Singapore và Australia ngày 10/6 đã nhất trí thảo luận về việc thiết lập “bong bóng đi lại hàng không” nhằm khôi phục các hoạt động đi lại giữa hai nước một cách an toàn trong thời gian tới.
Hành khách tại sân bay quốc tế Changi, Singapore, ngày 15/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, cam kết trên được đưa ra sau cuộc gặp lãnh đạo thường niên lần thứ 6 theo hình thức trực tiếp giữa Thủ tướng Australia Scott Morrison và Thủ tướng Lý Hiển Long chiều 10/6 tại Singapore. Đây là cuộc gặp thường niên trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Singapore và Australia được ký kết năm 2015.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo Singapore và Australia cho biết hai bên đang trao đổi về các tiến trình, hạ tầng cần thiết cho bong bóng đi lại hàng không, bắt đầu bằng việc công nhận chứng nhận tiêm chủng của nhau, có thể dưới hình thức điện tử. Hai nhà lãnh đạo hy vọng rằng các sinh viên Singapore đang theo học tại Australia sẽ là những người đầu tiên có thể thử nghiệm bong bóng đi lại này.
Singapore là quốc gia thứ hai sau New Zealand mà Australia muốn thảo luận về bong bóng đi lại hai chiều. Hiện tại, Australia đã thiết lập bong bóng đi lại một chiều với New Zealand, theo đó những người từ New Zealand có thể nhập cảnh Australia mà không cần phải cách ly. Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đầu năm 2020, Australia đã cấm nhập cảnh toàn bộ với người nước ngoài, chỉ các công dân nước này hồi hương mới được nhập cảnh.
Thủ tướng Scott Morrison là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Singapore kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm 2020. Singapore cũng là điểm đến thứ 2 ở nước ngoài của Thủ tướng Scott Morrion, sau chuyến thăm New Zealand hồi tháng 5/2021. Sau chuyến thăm và làm việc “chớp nhoáng” chiều 10/6, Thủ tướng Scott Morrisonn tối cùng ngày đã rời Singapore đi Vương quốc Anh tham dự Hội nghị G7.
Trong khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện Singapore-Australia, Thủ tướng hai nước sẽ gặp mặt hàng năm để trao đổi về các vấn đề trong quan hệ song phương và tình hình khu vực, quốc tế. Năm 2020, cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo được tổ chức theo hình thức trực tuyến do đại dịch COVID-19 bùng phát.
Ba chiến lược giúp Singapore sống chung với Covid-19
Tiêm chủng, truy vết và xét nghiệm được Thủ tướng Lý Hiển Long coi là vũ khí giúp Singapore bước vào giai đoạn bình thường mới.
Giới khoa học đồng ý rằng chiến lược Thủ tướng Lý Hiển Long đưa ra sẽ giúp Singapore chuẩn bị cho tương lai khi Covid-19 trở thành mầm bệnh theo mùa.
Video đang HOT
Giáo sư Teo Yik Ying, hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS), nhận xét: "Đây là một bước đi thực tế vì các chuyên gia cho rằng thế giới không thể xóa sổ nCoV. Chúng ta sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết, bao gồm tiêm chủng cùng kế hoạch tiêm nhắc lại để đưa cuộc sống và nền kinh tế trở lại bình thường".
Vaccine là biện pháp hàng đầu
Theo giáo sư Dale Fisher, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từ Trường Y khoa NUS Yong Loo Lin, vaccine là giải pháp hàng đầu giúp Singapore đạt miễn dịch cộng đồng.
Giáo sư Fisher cho biết: "Vaccine khiến Covid-19 trở thành một bệnh nhẹ. Nếu chỉ một số ít người phải thở oxy và không ai chết, đồng thời những người khác không có triệu chứng như đau họng và sổ mũi, ta sẽ không cần nhiều biện pháp hạn chế".
Theo giáo sư Teo, việc Singapore coi tiêm chủng là chiến lược lâu dài để đối phó với Covid-19 thể hiện qua việc nước này cho phép nhà cung cấp dịch vụ y tế tư nhân triển khai các loại vaccine mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt.
Người bị dị ứng với hai loại vaccine mRNA được sử dụng ở Singapore như Pfizer-BioNTech và Moderna, có thể chọn vaccine của Johnson & Johnson, AstraZeneca và Sinopharm thay thế. Singapore cũng cho phép phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, bệnh nhân ung thư đang điều trị tích cực và một số người bị dị ứng được tiêm vaccine Covid-19.
Tính đến 1/6, hơn 40% dân số nước này được tiêm ít nhất một liều, trên 30% dân số đã tiêm đầy đủ. Trong bài phát biểu hôm 31/5, Thủ tướng Long cho biết tốc độ triển khai vaccine sẽ được đẩy nhanh trong hai tháng tới, người trên 60 tuổi có thể đến trung tâm tiêm chủng bất kỳ mà không cần hẹn trước.
Những người có nguy cơ lây nhiễm cao như nhân viên y tế, tuyến đầu chống dịch và hầu hết công dân từ 45 tuổi trở lên đã được tiêm ít nhất một liều vaccine. Học sinh cũng sẽ được tiêm phòng trong những tháng tới, sau khi vaccine Pfizer-BioNTech được phép sử dụng cho thanh thiếu niên từ 12-15 tuổi. Sau đó, khoảng giữa tháng 6, những người 39 tuổi trở xuống bắt đầu có thể đăng ký tiêm vaccine. Nước này dự kiến 70% dân số được tiêm chủng trước cuối tháng 7.
Thủ tướng Lý Hiển Long tiêm vaccine Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Singapore, hôm 8/1. Ảnh: ST
Quyết liệt truy vết
Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết giới chức sẽ mở rộng mạng lưới truy vết, yêu cầu cách ly bắt buộc với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Theo đó, một người được xác định có tiếp xúc gần với ca nhiễm sẽ được cách ly ngay lập tức, đồng thời người thân trong gia đình cũng sẽ được thông báo tự cách ly ngay mà không cần chờ kết quả xét nghiệm.
Do biến thể mới dễ lây truyền hơn và thời gian ủ bệnh có thể kéo dài hơn, ông Teo nói: "Những người trong gia đình có thể nhiễm virus trước khi công tác truy vết bắt kịp. Việc mở rộng đối tượng cách ly là một biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là khi khoảng 70% ca lây nhiễm xảy ra trong hộ gia đình".
Tuy nhiên, không nên thực hiện truy vết một cách quá mức để tránh tốn nhiều công sức và gây khó khăn về tài chính cho các gia đình. Chủ tịch Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và Nhiễm trùng châu Á Thái Bình Dương, Giáo sư Paul Tambyah, cho rằng động thái này có thể vô tình cản trở việc người dân tự nguyện khai báo, vì họ sợ gây bất tiện cho gia đình.
Ông nói: "Những người có thu nhập thấp có thể bị ảnh hưởng nặng nề nếu nghỉ việc để cách ly".
Việc truy vết nguồn lây cũng sẽ được đẩy nhanh hơn, rộng hơn do nhân viên đã có kinh nghiệm và các công cụ bổ trợ hiệu quả cao nhưTraceTogether, SafeEntry...
Khu vực tư nhân và người dân tự xét nghiệm
Ngoài mua bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 tại nhà thuốc, Thủ tướng thông báo người dân có thể xét nghiệm định kỳ tại nơi làm việc hoặc cơ sở chăm sóc cộng đồng. Các chuyên gia cho rằng việc này có thể giảm bớt áp lực về nhân lực do công tác xét nghiệm tới nay chỉ được thực hiện bởi chính quyền.
Bên cạnh đó, hình thức xét nghiệm thường xuyên sẽ được áp dụng với nhóm đối tượng có nguy cơ cao như khu nhà ở công nhân, công trường xây dựng, xưởng đóng tàu,cảng biển, sân bay, bệnh viện...
Ngoài ra, Thủ tướng cho biết, nhiều phương pháp xét nghiệm khác như kiểm tra mẫu nước bọt, sử dụng máy kiểm tra hơi thở và theo dõi nguồn nước thải đã được triển khai. Ông Teo nhận xét các giải pháp thay thế này tốn ít thời gian và tài nguyên hơn xét nghiệm PCR. Theo Thủ tướng, các nhân viên tuyến đầu có thể tự xét nghiệm thường xuyên hoặc thậm chí hàng ngày bằng các phương pháp đơn giản trên.
Dù các bộ dụng cụ tự xét nghiệm kém nhạy hơn PCR, xét nghiệm lặp lại có thể tăng cơ hội phát hiện ca dương tính, tiến sĩ Leong Hoe Nam, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, Singapore, cho hay. Ông nói thêm: "Cho phép cá nhân và các công ty chủ động tự xét nghiệm sẽ chia nhỏ chi phí".
Viễn cảnh "bình thường mới"
Thủ tướng Long nhận định trong bài phát biểu về chiến lược chống dịch mới của Singapore: "Một ngày nào đó đại dịch sẽ suy yếu, nhưng tôi cho rằng Covid-19 sẽ không biến mất mà tiếp tục tồn tại và trở thành bệnh đặc hữu. Virus sẽ lây lan ở một số khu vực trên thế giới trong nhiều năm tới. Trong bối cảnh bình thường mới, ta phải học cách sống chung với virus.
Mục tiêu của ta là bảo đảm sức khỏe cho toàn bộ cộng đồng và chấp nhận người dân đôi lúc sẽ nhiễm virus, giống như bệnh cúm hoặc sốt xuất huyết. Hai bệnh này đều được kiểm soát nhờ các biện pháp y tế và phòng ngừa cá nhân, cũng như tiêm vaccine thường xuyên đối với bệnh cúm".
Theo ông Long, sẽ đến lúc người dân có thể tụ tập tại các sự kiện giải trí, thể thao mà không cần phải đeo khẩu trang và đi du lịch tại các quốc gia có nguy cơ thấp. Ông Fisher cho biết Singapore có thể đạt được viễn cảnh này sớm nhất vào cuối năm nay, cùng lúc vaccine được sử dụng cho mọi lứa tuổi.
"Khi số ca tử vong và nhập viện ở mức thấp, ta có thể nới lỏng các biện pháp và dần dần thoát khỏi đại dịch", ông nói. Singapore cũng có thể ngừng đếm ca nhiễm hàng ngày, chỉ báo cáo số ca nhập viện như với bệnh cúm.
Nếu tiêm chủng là biện pháp cốt yếu để đạt miễn dịch cộng đồng, việc đẩy mạnh xét nghiệm và truy vết có tạo gánh nặng quá lớn hay không? Theo ông Fisher, câu trả lời là không. Ông cho rằng vẫn còn nhiều tháng cho tới khi Singapore đạt miễn dịch cộng đồng và các biện pháp bổ sung sẽ giúp đất nước an toàn.
"Xét nghiệm và truy vết vẫn cần thiết cho đến khi ta đạt mục tiêu. Nếu không thực hiện, tình hình có thể trở nên nghiêm trọng vì hiện chỉ 40% dân số được tiêm ít nhất một liều", Fisher cảnh báo. Khi tỷ lệ tiêm chủng tăng lên trong những tháng tới, nhu cầu xét nghiệm có khả năng giảm, theo giáo sư Tambyah.
Singapore sống chung với Covid-19 Thủ tướng Lý Hiển Long tin rằng Covid-19 sẽ không biến mất mà trở thành mầm bệnh theo mùa và nước này phải chuẩn bị cho việc chung sống lâu dài với virus. Ý kiến được Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đưa ra hôm 31/5, khi ông công bố chiến lược chống dịch mới của đất nước. Theo đó, người dân cần...