Singapore “trình làng” 2 mẫu tàu mới đối phó nguy cơ trên biển
Singapore đã cho ra mắt 2 loại tàu tuần tra cao tốc mới nhằm ứng phó hiệu quả hơn với các mối đe dọa hàng hải, dấu mốc mới trong việc nâng cấp năng lực quốc phòng của quốc gia này.
Một trong những tàu tuần tra mới của Singapore. (Ảnh: Bộ an ninh nội địa Singapore)
Báo Nhật The Diplomat đưa tin, Singapore ngày 21/7 đã cho ra mắt 2 loại tàu tuần tra cao tốc mới nhằm ứng phó hiệu quả hơn với các mối đe dọa hàng hải mà nước này đang phải đối mặt.
Lực lượng cảnh sát bảo vệ bờ biển Singapore (PCG) đã tiếp nhận 11 tàu tuần tra (PIBs) và 6 tàu đánh chặn lớp PK. Đích thân Phó Thủ tướng Trương Chí Hiền đã chủ trì buổi lễ bàn giao.
Trong bài phát biểu tại lễ bàn giao, Phó Thủ tướng Trương Chí Hiền đã nhấn mạnh việc đưa vào sử dụng các loại tàu này “đánh một dấu mốc quan trọng trong việc đổi mới và nâng cấp” năng lực quốc phòng của Singapore.
Cụ thể hơn, hai loại tàu này sẽ tăng cường khả năng đánh chặn từ xa, cho phép Singapore đương đầu một cách quyết liệt hơn với sự xâm nhập của các tàu lạ vốn ngày càng nhanh hơn và được trang bị đầy đủ hơn.
Video đang HOT
Theo The Diplomat, các tàu PIBs có thể đạt đến tốc độ hơn 45 hải lý/h, đồng thời được trang bị lớp giáp bảo vệ hiện đại cùng với hệ thống súng đặc chủng của Hải quân, có thể tự động truy đuổi mục tiêu với độ chính xác cao. Ngoài ra, tàu còn có khả năng áp sát bờ biển để có thể tấn công các mục tiêu trên cạn nếu cần thiết.
Trong khi đó, tàu đánh chặn lớp PK sẽ được trang bị cho lực lượng Special Task Squadron, chuyên phụ trách các nhiệm vụ phản ứng nhanh trước các hành động gây hấn và đe dọa bằng đường biển. Để thực hiện nhiệm vụ này, tàu lớp PK được tăng cường đáng kể về khả năng cơ động cũng như tốc độ, đạt tới 55 hải lý/h – một con số ấn tượng so với tốc độ nhanh nhất 45 hải lý/h của tàu chiến hiện nay.
Báo Nhật dẫn lời Phó Thủ tướng Trương khẳng định các nâng cấp này là bắt buộc giữa bối cảnh gia tăng các tranh cãi phức tạp về hàng hải cũng như các nguy cơ đối với an ninh quốc gia.
Đất nước “nằm sát các nguy cơ”
Mặc dù có vùng lãnh hải nhỏ, Singapore lại có vị trí nằm trên các tuyến đường hàng hải trọng yếu và sở hữu một trong những hải cảng sầm uất nhất thế giới. Khoảng cách từ bờ biển Singapore tới vùng lãnh hải quốc tế ở nhiều chỗ chưa tới 500m, tức là mất chưa tới 1 phút để tàu thủy tiếp cận bờ biển. Điều này khiến lực lượng cảnh sát biển có rất ít thời gian và không gian để phản ứng với các nguy cơ đe dọa thương mại hàng hải.
Ngoài ra, Singapore cũng phải đối mặt với các nguy cơ đang gia tăng của chủ nghĩa khủng bố, buôn lậu, nhập cư trái phép và nạn cướp biển. Ông Trương nhấn mạnh rằng al-Qaeda đang kêu gọi phá hoại giao thương và vận tải hàng hải toàn cầu thông qua vấn nạn cướp biển, trong khi buôn lậu đang ngày càng trở nên tinh vi và có tổ chức hơn. Năm 2014, Singapore đã bắt giữ 46 người nhập cư trái phép và ngăn chặn hơn 7.000 tàu khả nghi xâm nhập lãnh hải.
Trong khi khẳng định những tàu mới này sẽ tăng cường khả năng ngăn chặn từ xa của Singapore, Phó Thủ tướng Trương cũng nhấn mạnh Chính phủ đang nỗ lực tăng cường khả năng ở các lĩnh vực khác.
PCG sẽ phải áp dụng 3 hướng tiếp cận gồm phát hiện, ngăn ngừa và đánh chặn. Để tăng cường khả năng phát hiện, ông Trương khẳng định Singapore sẽ tăng gấp đôi số lượng camera xung quanh đảo quốc để giám sát vùng biển, đồng thời cải tiến khả năng ra lệnh, điều khiển và giao tiếp của hệ thống.
Về năng lực ngăn ngừa, PCG sẽ tăng gấp đôi chiều dài của các barie xung quanh bờ biển để ngăn chặn các cuộc xâm nhập bất hợp pháp.
Quan trọng không kém việc nâng cấp thiết bị, ông Trương cũng giao nhiệm vụ cho PCG phải chú ý tập trung huấn luyện các sĩ quan để có thể vận hành tốt các trang thiết bị mới.
“Các sỹ quan của chúng ta phải liên tục rèn luyện các kỹ năng để hoàn toàn làm chủ các trang thiết bị này, sẵn sàng chiến đấu một cách hiệu quả và nhanh chóng nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình”.
Khánh Trần
Theo Diplomat
Nhật chặn tàu thăm dò dầu khí của Trung Quốc gần Senkaku/Điếu Ngư
Tàu điều tra dầu khí biển KAN 407 của Trung Quốc ngày 17/7 đã bị Lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản (JCG) ngăn chặn khi đang tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí tại khu vực biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản (EEZ), gần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Một tàu tuần tra Trung Quốc. (Ảnh: China News)
Theo tờ Chinanews, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản số 11 ở Naha sáng nay (17/7) đã phát hiện ra một chiếc tàu điều tra biển của Trung Quốc mang số hiệu KAN 407 đang thực hiện các hoạt động thăm dò khoa học biển tại khu vực biển gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Ngay sau khi phát hiện ra tàu điều tra biển này của Trung Quốc, phía Nhật Bản đã đưa tàu tuần tra tới khu vực tàu KAN 407 tác nghiệp để ngăn chặn, xua đuổi, đồng thời cảnh cáo tàu KAN 407 "không được tác nghiệp trong khu vực thuộc chủ quyền của Nhật Bản".
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản còn cho biết, tàu KAN 407 đã đưa một vật thể dài như chiếc gậy xuống biển để thực hiện hoạt động thăm dò. Sau khi bị ngăn chặn, tàu thăm dò của Trung Quốc đã thu lại thiết bị thăm dò, sau đó rời khỏi khu vực.
Theo báo chí Trung Quốc, tàu điều tra biển KAN 407 của Trung Quốc là chiếc tàu thăm dò dầu khí loại 1.500 tấn, thuộc quản lý của Cục điều tra địa chất biển Trung Quốc. Tàu này được Trung Quốc chế tạo từ năm 1981 nhằm phục vụ cho hoạt động thăm dò khảo sát dầu khí tại biển Hoa Đông.
Hương Giang
Theo Dantri/ China News
Đài Loan điều tàu tuần tra lớn nhất tới đảo Ba Bình Lực lượng cảnh sát biển Đài Loan đã điều tàu tới khu vực đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, để tham gia hoạt động tuần tra trái phép trong khoảng thời gian 5 ngày. Tàu Cao Hùng CG-129 là thuộc lớp tàu tuần tra lớn nhất của Đài Loan. (Ảnh:Thời báo Hoàn Cầu) Thời báo Hoàn Cầu ngày...