Singapore trả quan tham Trung Quốc về nước
Ông Lý Hoắc Bác bị trục xuất về Trung Quốc hôm 9.5 khi trốn sang Singapore theo quy chế thường trú nhân nhờ đầu tư hơn 1 triệu USD vào đảo quốc này.
Cảnh sát Trung Quốc áp giải ông Lý Hoắc Bác tại sân bay Bắc Kinh ngay khi ông này bị Singapore trả về nước – Ảnh chụp màn hình Tân Hoa xã
Báo The Straits Times (Singapore) cho hay đây là quan chức Trung Quốc tham nhũng đầu tiên bị Singapore trả về nước theo yêu cầu của Bắc Kinh.
Hôm 22.4.2015, Bắc Kinh công bố danh sách 100 quan chức tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài, trong đó có 6 người trốn ở Singapore.
Ông Lý – cựu trưởng ban thuộc phòng tài chính huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây – là nhân vật xếp thứ 2 trong danh sách 100 người mà chiến dịch truy quét quan tham có tên Lưới trời của Bắc Kinh nhắm vào.
Cho tới nay, theo báo chí Trung Quốc, ông Lý, 54 tuổi, là người thứ 2 bị đưa về nước.
“Mua” quy chế thường trú nhân
Video đang HOT
Tờ The Straits Times cho hay, năm 2010, Lý Hoắc Bác đầu tư 1,5 triệu SGD (1,12 triệu USD) vào một quỹ tài chính hợp pháp ở Singapore. Nhờ vậy, ông và gia đình được quốc đảo này cấp quy chế thường trú nhân (PR).
Ngoài khoản đầu tư trên, ông Lý cũng mua một căn hộ 3 phòng ngủ ở Singapore với giá 1,3 triệu SGD, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông).
Tháng 1.2011, ông cùng gia đình trốn sang Singapore sau khi bị chính quyền huyện Bà Dương truy tố tội biển thủ 94 triệu nhân dân tệ (hơn 15 triệu USD) từ công quỹ trong vòng 5 năm.
Thủ đoạn biển thủ của ông Lý, theo South China Morning Post trích lời một công tố viên Singapore, là lập một công ty ma vào năm 2006 và dùng chứng từ với con dấu giả của nhà nước để rút công quỹ.
Báo này cũng cho biết, ngoài mức lương cán bộ tài chính 3.000 nhân dân tệ/tháng (gần 500 USD), ông Lý còn kinh doanh than đá, sợi bông, phân bón, hùn vốn trong một công ty hóa dầu và mở đại lý du lịch đưa khách đến Macao.
Ngồi tù ở Singapore
Sau khi đến đảo sư tử được 2 tháng, ông Lý bị chính quyền sở tại bắt, theo chỉ điểm của Bắc Kinh thông Cảnh sát quốc tế (Interpol), với lý do nhận 182.700 SGD (khoảng 137.000 USD) tiền biển thủ được chuyển vào tài khoản của ông tại Singapore.
Toàn bộ tài sản mà ông Lý tuồn vào Singapore cũng bị phong tỏa. Đây là trường hợp phong tỏa tài sản tại nước ngoài của người Trung Quốc đầu tiên.
Giáo sư Hoàng Phong, Đại học Sư phạm Bắc Kinh cho biết việc phong tỏa tiến hành được là nhờ một đạo luật năm 2012 của Trung Quốc cho phép phong tỏa tài sản trong nước lẫn nước ngoài của quan chức bị cáo buộc tham nhũng, ngay cả trước khi người đó bị kết tội, hay qua đời hoặc đã trốn ra nước ngoài.
Tờ South China Morning Post cũng cho hay quan chức Bắc Kinh đã thực hiện 8 chuyến công tác đến Singapore để thương lượng việc xử lý nói trên.
Ông Lý bị kết án 15 tháng tù giam năm 2013, và bị trục xuất về nước hôm 9.5.2015 ngay sau khi mãn hạn tù. Giữa Singapore và Trung Quốc chưa có hiệp định dẫn độ.
Phát ngôn viên Cục Di trú Singapore (ICA) nói với The Straits Times rằng ông Lý bị trục xuất về Trung Quốc bởi “không còn lý do thỏa đáng nào để tiếp tục ở lại Singapore”. Ngoài ra, quy chế thường trú nhân mà cả gia đình ông được hưởng cũng bị Singapore tước bỏ.
Phát ngôn viên ICA cũng nói rằng những thường trú nhân phạm tội hình sự ở Singapore đều bị xét lại tư cách thường trú.
Tân Hoa xã hôm nay 10. 5 đăng nhiều hình ảnh cho thấy ngay khi về tới Bắc Kinh trên chuyến bay của hãng Air China, ông Lý đã bị cảnh sát áp giải.
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)
Theo Thanhnien
Trung Quốc: Bòn rút tiền công đi chơi, sếp hạt nhân mất chức
Phó Chủ tịch Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) Lữ Tăng Tại đã bị cách chức vì tội biển thủ công quỹ trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường chống tham nhũng trên khắp nước này.
Theo thông báo của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc ngày 30-4, ông Lữ đã bòn rút 107.000 USD công quỹ để đi thăm thú nhiều địa điểm du lịch trong 2 chuyến công du Argentina trong tháng 1 và tháng 9-2013.
Chuyện giới chức Trung Quốc biển thủ công quỹ không phải hiếm hoi. Mới đây, cựu bí thư thành ủy TP Yết Dương thuộc tỉnh Quảng Đông Trần Hoằng Bình hầu tòa vì biển thủ gần 563.000 USD tiền công quỹ để xây mộ hoành tráng theo phong thủy.
Phó Chủ tịch Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) Lữ Tăng Tại. (Ảnh: BBC)
Hiện tại, các nhà chức trách Bắc Kinh đang đẩy mạnh kiểm tra các tập đoàn trực thuộc trung ương. Hồi cuối tháng 3, cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia (CNPC) Vương Vĩnh Xuân bị nghi ngờ nhận các khoản hối lộ lớn và không thể giải thích nguồn gốc số tài sản khổng lồ của mình. Ngoài ra, ông này còn vướng cáo buộc lạm quyền trong thời gian làm việc trong ngành năng lượng, gây ra thiệt hại lớn.
Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng tham nhũng chính là nguyên nhân đe dọa sự sống còn của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hàng loạt các quan chức cấp cao trong đảng, chính quyền, quân đội và các doanh nghiệp nhà nước đã lọt vào tầm ngắm chiến dịch 2 năm tuổi này.
Theo H.Bình/BBC...
Người Lao động
Dùng hộ chiếu giả về nước, quan tham Trung Quốc sa lưới Cảnh sát Trung Quốc đã tóm được Dai Xuemin, đối tượng đầu tiên sa lưới kể từ khi Interpol phát lệnh truy nã đối với 100 quan chức nước này bị nghi ngờ tham nhũng và đang lẩn trốn ở nước ngoài. Lệnh truy nã đối với Dai Xuemin (Ảnh: Sina) Dai (57 tuổi), cựu quản lý một công ty đầu tư và...