Singapore tiếp tục nới lỏng các hạn chế đi lại đối với lao động nhập cư
Singapore tiếp tục nới lỏng các hạn chế liên quan đến dịch bệnh COVID-19 đối với lao động nhập cư, theo đó từ ngày 24/6, các lao động nhập cư tại nước này không còn phải xuất trình giấy phép đặc biệt mới được rời khỏi ký túc xá nữa.
Khám sức khỏe cho người lao động nhập cư tại một khu ký túc xá ở Singapore. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Như vậy, những lao động nhập cư được tuyển dụng làm việc trong các ngành như xây dựng và bảo dưỡng tại Singapore sẽ không còn cần thẻ thông hành. Tuy nhiên, nhà chức trách Singapore vẫn yêu cầu những lao động này phải xin giấy phép đến 4 địa điểm nổi tiếng vào các ngày Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ với số lượng lên đến 80.000 giấy phép/ngày.
Một người phát ngôn Bộ Lao động Singapore cho rằng biện pháp này nhằm kiểm soát đi lại của các lao động nhập cư tại những khu vực nói trên nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh vì đại dịch vẫn chưa chấm dứt.
Tại các ký túc xá ở Singapore hiện có khoảng 300.000 lao động nhập cư sinh sống, phần lớn đến từ khu vực Nam Á. Những khu nhà ở tập thể này đã bị đại dịch COVID-19 tấn công và phải áp dụng các biện pháp phong tỏa kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại đây.
Đối với hầu hết người dân Singapore, các biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt để phòng chống dịch chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn, nhưng phần lớn lao động nhập cư vẫn phải tuân thủ các biện pháp này, ngoại trừ đi làm hay đi mua những đồ thiết yếu.
Nhà chức trách Singapore đã dần nới lỏng hạn chế đối với nhóm đối tượng này, theo đó cho phép họ đến một số trung tâm giải trí và áp dụng cơ chế “thẻ thông hành” đặc biệt đến những khu vực cụ thể.
Hàn Quốc tạo điều kiện bổ sung nguồn lao động nhập cư
Ngày 14/6, Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc (MOEL) cho biết sẽ khẩn trương triển khai các biện pháp hỗ trợ để nhanh chóng bổ sung nguồn lao động nhập cư đến nước này làm việc, góp phần giảm bớt tình trạng thiếu hụt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, đánh bắt cá và các ngành công nghiệp khác sau đại dịch COVID-19.
Nhân viên sân bay Quốc tế Incheon lắp đặt lại hệ thống ghế ngồi dành cho hành khách tại sảnh đến. Ảnh minh họa: Anh Nguyên/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, hiện các trang trại, khu nuôi trồng thủy hải sản và các công ty quy mô nhỏ, thường phụ thuộc vào lao động nhập cư, đã và đang gặp phải tình trạng thiếu lao động sau đại dịch COVID-19 do ảnh hưởng của các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt.
MOEL cho biết từ nay đến hết tháng 8 tới sẽ hoàn tất các thủ tục để sớm tiếp nhận khoảng 26.000 lao động nhập cư, những người đã nhận được giấy phép lao động của Hàn Quốc nhưng không thể đến nước này cho ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Sau đó, trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12/2022, MOEL sẽ tiếp nhận thêm khoảng 28.000 lao động nước ngoài. Theo đó, với khoảng 19.000 lao động nước ngoài đã nhập cảnh vào Hàn Quốc trong 6 tháng đầu năm, dự kiến sẽ có tổng cộng khoảng 73.000 lao động nước ngoài đến Hàn Quốc trong năm 2022.
Từ năm 2019 trở về trước, mỗi năm Hàn Quốc đón trung bình khoảng 51.336 lao động nước ngoài. Con số này giảm xuống còn 6.688 người vào năm 2020 khi đại dịch COVID-19 bùng phát, và năm 2021 là 10.510 người do ảnh hưởng của các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt.
MOEL cũng sẽ hợp lý hóa một phần thủ tục hành chính cho người sử dụng lao động nhập cư trong khi tăng các chuyến bay không theo lịch trình từ các nước như Indonesia, Nepal và Myanmar để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nhập cư đến Hàn Quốc làm việc theo hợp đồng đã ký kết.
Thiếu hụt nhân công nước ngoài, Singapore tìm đến robot thế chỗ lao động Tại Singapore, cứ 10.000 nhân viên trong ngành sản xuất thì có 605 robot được lắp đặt. Robot Spot làm nhiệm vụ giám sát tại công trình xây dựng. Ảnh: Reuters Trong bối cảnh gặp khó khăn với việc tìm kiếm người lao động sau đại dịch, các doanh nghiệp ở Singapore đang dần chuyển sang triển khai robot để thực hiện nhiều...