Singapore thông qua ngân sách cho tài khóa 2021
Tổng thống Halimah Yacob ngày 16/3 đã chính thức phê chuẩn ngân sách với tổng trị giá 107 tỷ SGD (79,5 tỷ USD) cho tài khóa 2021 của “đảo quốc sư tử”, trong đó 11 tỷ SGD sẽ được huy động từ nguồn dự trữ quốc gia.
Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)
Đây là lần đầu tiên ngân sách của quốc gia Đông Nam Á này phải rút từ nguồn dự trữ quốc gia trong năm tài chính thứ hai liên tiếp.
Khoản tiền 11 tỷ SGD này sẽ được tài trợ cho Gói Phục hồi COVID-19 , bao gồm các biện pháp hỗ trợ y tế công và mở cửa trở lại an toàn như chương trình tiêm chủng vaccine trên toàn quốc, tiếp tục hỗ trợ các công ty và người lao động, và hỗ trợ có mục tiêu đối với các lĩnh vực bị tác động nặng nề nhất như hàng không.
Video đang HOT
Cộng với số tiền đã được Tổng thống phê chuẩn năm ngoái, tổng số tiền rút từ nguồn dự trữ quốc gia của Singapore cho hai năm tài chính lên tới 53,7 tỷ SGD.
Trước đó, các kế hoạch chi tiêu của Chính phủ Singapore cũng đã được thông qua tại Quốc hội vào ngày 8/3, sau khi các nghị sỹ đã dành 9 ngày thảo luận kỹ lưỡng.
Theo đánh giá của Tổng thống Halimah Yacob, để kiểm soát được một đại dịch lớn như vậy và khắc phục những ảnh hưởng nặng nề của nó đối với nền kinh tế cần phải huy động nhiều nguồn lực hơn.
Nguồn tiền này cho phép Singapore giúp đỡ người lao động và doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động tiến tới mở cửa trở lại an toàn trong bối cảnh dịch bệnh còn tiếp diễn.
Sự phê chuẩn của bà mở đường cho việc phê chuẩn thành luật đối với Dự luật Cung cấp, sẽ kiểm soát việc Chính phủ Singapore được phép chi tiêu bao nhiêu và chi tiêu vào việc gì trong năm tài chính.
Mỹ xác định được gần 4.000 ca nhiễm các biến thể mới
Theo số liệu mới nhất của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch (CDC) Mỹ, gần 4.000 ca nhiễm các biến thể của chủng virus corona ban đầu gây bệnh COVID-19 đã được ghi nhận tại Mỹ tính đến ngày 11/3.
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 10/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Chiếm phần lớn trong số đó, 3.701 ca, là nhiễm biến thể B.1.1.7 được phát hiện đầu tiên tại Anh. Có 108 ca nhiễm biến thể B.1.351 được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi và 17 ca nhiễm biến thể P.1 được phát hiện lần đầu tiên tại Brazil.
CDC cho hay các ca này được nhận diện trên cơ sở các mẫu dương tính với SARS-CoV-2 và không đại diện toàn bộ các ca nhiễm biến thể đang lưu hành ở Mỹ. Dữ liệu trên cũng dẫn tới nhận định rằng B.1.1.7 có thể trở thành biến thể chủ đạo gây bệnh COVID-19 ở Mỹ trong tháng 3.
Hiện CDC và các đối tác của nó đang tăng cường phân tích các mẫu bệnh phẩm tại các phòng thí nghiệm trên toàn quốc. Các chuyên gia cũng lo ngại về một số biến thể được phát hiện tại những nơi đông dân như California và New York.
Theo các nhà khoa học Đại học California, San Francisco, biến thể tại California - được biết đến với tên gọi B.1.427/B.1.429 - lây lan dễ dàng hơn các chủng virus trước đó và hiện đang chiếm chủ đạo tại bang miền Đông Nam nước Mỹ.
Các nghiên cứu đang được tiến hành nhằm xác định liệu các biển thể mới có dễ lây hơn, có gây ra tình trạng bệnh trầm trọng hay có khả năng tránh miễn dịch dù đã bị bệnh này hay được tiêm chủng trước đó hay không.
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, tính đến chiều 12/3 (giờ địa phương), số ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ đã vượt 29,33 triệu ca, trong đó hơn 532.100 người đã tử vong.
Đức khẳng định công dụng của vaccine AstraZeneca Nước Đức sẽ tiếp tục chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID19 của hãng AstraZeneca do chưa có bằng chứng rõ rệt nào về các phản ứng phụ nghiêm trọng từ việc tiêm phòng loại vaccine này. Người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bremen, Đức ngày 26/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn thông báo của Viện Paul Ehrlich...