Singapore thành vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á
Singapore ghi nhận gần 600 ca nhiễm nCoV mới, trở thành vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á, khi khu vực cũng ghi nhận thêm hơn 1.200 ca nhiễm.
Singapore hôm nay báo cáo thêm 596 ca nhiễm nCoV, nâng số ca nhiễm lên 6.588, trong khi số ca tử vong vẫn duy trì ở 11, trở thành vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á.
Phần lớn các ca nhiễm mới ở Singapore là lao động nước ngoài cư trú trong ký túc xá. Ca nhiễm mới tại ký túc xá dành cho công nhân nước ngoài gia tăng một phần do các nỗ lực xét nghiệm liên tục và cách ly công nhân bị nhiễm của Singapore.
Phó giáo sư Alex Cook, phó khoa nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho biết số ca nhiễm là lao động nước ngoài trong ký túc xá hai tuần qua có thể là dấu hiệu cho thấy có thể ít nhất 10.000-20.000 lao động nước ngoài nhiễm nCoV vào cuối tháng 4.
Người đàn ông đứng chắp tay đối diện ngôi đền Hindu ở phố người Hoa, Singapore, hôm 13/4. Ảnh: AFP.
Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, báo cáo thêm 327 ca nhiễm và 47 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 6.575 và 582.
20 bác sĩ đã tử vong kể từ khi đại dịch bùng phát ở Indonesia và các nhà phê bình cảnh báo rằng số người chết được công bố là quá thấp so với thực tế ở một quốc gia có tỷ lệ xét nghiệm nCoV thuộc hàng thấp nhất thế giới. Các bệnh viện không có đủ thiết bị bảo hộ cơ bản và các máy thở tinh vi là thứ xa xỉ, khiến nhiều bác sĩ phải chiến đấu với nCoV chỉ bằng áo mưa.
Video đang HOT
Philippines báo cáo thêm 172 ca nhiễm và 12 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 6.259 và 409.
Chính quyền Philippines bị chỉ trích vì chậm triển khai xét nghiệm, nhưng từ đầu tháng 4, họ đã khắc phục bằng cách tăng cường kit xét nghiệm và công suất phòng thí nghiệm nhằm xác định khoảng 15.000 ca nhiễm nCoV chưa được phát hiện. Tổng thống Rodrigo Duterte hôm 13/4 thông qua ngân sách mua 900.000 kit, gấp nhiều lần so với 100.000 bộ đã được sử dụng.
Malaysia ghi nhận thêm 84 ca nhiễm, nâng số ca nhiễm lên 5.389, trong khi số ca tử vong là 89 sau khi ghi nhận thêm một trường hợp.
Chính phủ Malaysia áp lệnh phong tỏa toàn quốc hôm 18/3 để ngăn chặn dịch bệnh. Ngoài phong tỏa biên giới, Malaysia cũng đóng cửa mọi trường học trong hai tuần và cấm tổ chức các sự kiện đông người. Toàn bộ địa điểm tôn giáo và cửa hàng kinh doanh, trừ siêu thị và ngân hàng, cũng phải ngừng hoạt động.
Thái Lan ban hành lệnh giới nghiêm trên toàn quốc từ 22h đến 4h để hạn chế tiếp xúc xã hội, ngăn virus lan rộng.Giới chức y tế Thái Lan báo cáo thêm 32 ca nhiễm nCoV, gồm 28 ca ở Bangkok, nâng số ca nhiễm lên 2.765. Không có ca tử vong mới được ghi nhận và số người chết do dịch bệnh ở Thái Lan vẫn là 47.
Đông Timor là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm nCoV thấp nhất trong khu vực với 18 trường hợp. Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là những nước Đông Nam Á chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào do Covid-19.
Huyền Lê
Virus Corona: Thiên đường du lịch Đông Nam Á lên tiếng về tin đồn biến thành "thị trấn ma"
Giới chức du lịch đảo Bali của Indonesia lên tiếng trước thông tin đăng tải trên tờ Daily Mail của Anh, rằng hòn đảo du lịch hàng đầu này trở thành "thị trấn ma" vì virus Corona.
Du khách có mặt ở Bali hôm 10.2
Theo Jakarta Post, chính phủ Indonesia từ hôm 5.2 đã ngừng tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc đại lục vì lo ngại dịch bệnh virus Corona. Indonesia hiện chưa ghi nhận bất cứ ca nhiễm virus Corona nào.
Trả lời về các bức ảnh vắng lặng ở sân bay Bali, Putu Astawa, người đứng đầu cơ quan du lịch Bali, nói: "Đó là tin đồn thất thiệt".
Astawa ám chỉ bài viết đăng tải trên báo Anh Daily Mail với dòng tít: "Bali từ trung tâm du lịch biến thành thị trấn ma vì người Trung Quốc không thể đến đây do bệnh dịch virus Corona".
Bài viết mô tả "sân bay, đường phố ở Bali không có dấu hiệu của sự sống" và "khu mua sắm trống trơn" do lệnh cấm.
Astawa nói Bali ghi nhận số khách Trung Quốc đến hòn đảo giảm mạnh, nhưng nguồn khách du lịch đến từ các nước khác vẫn rất ổn định. "Số khách du lịch giảm chỉ là ở phía Trung Quốc, tương đương với khoảng 25% lượng khách đến Bali. Du khách từ các quốc gia khác vẫn chọn Bali làm điểm đến theo đúng lịch trình và không hủy đặt phòng", Astawa nói.
Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Bali, Ricky Putra, cũng tán thành với Astawa, nói rằng "khách du lịch đến từ các quốc gia khác vẫn đến Bali".
Cảnh vắng lặng ở sân bay Bali mà báo Anh đăng tải.
Sau Úc, Trung Quốc là nước có số khách du lịch đến Bali nhiều nhất trong năm 2019. Ước tính 1,1 triệu trong tổng số 6,3 triệu du khách nước ngoài đến Bali là người Trung Quốc.
Theo Ricky, xét trên khía cạnh kinh tế, du khách đến từ châu Âu, Mỹ và Úc đem lại nguồn lợi lớn hơn là khách Trung Quốc, vì họ thường ở lại lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn.
Khách Trung Quốc chỉ ở Bali từ 4-5 ngày trong khi khách châu Âu có thể ở lại từ 2-4 tuần.
"Điều đó có nghĩa là 500.000 khách Trung Quốc chỉ tương đương 120.000-150.000 khách phương Tây", Ricky nói, xét trên số thời gian ở lại hòn đảo.
Indonesia hiện cấm bất cứ các chuyến bay nào đến và đi từ Trung Quốc, không cấp visa tại sân bay cho khách Trung Quốc. Bất cứ người nước ngoài nào từng đến Trung Quốc trong 2 tuần qua cũng không được nhập cảnh hay quá cảnh ở Indonesia.
Không mang bất kỳ triệu chứng nào, cặp đôi chết lặng khi có tiếng gõ cửa thông báo: "Bạn đã bị nhiễm virus Covid-19" phá tan chuyến du lịch hạng sang Tưởng rằng sẽ có chuyến đi ý nghĩa trên con tàu hạng sang nhưng một cặp đôi ở Mỹ đã có một trải nghiệm không mấy vui vẻ vì virus Covid-19. Kent Frasure (42 tuổi) và Rebecca (35 tuổi) đến từ bang Oregon, Mỹ, là hai hành khách trên con tàu Diamond Princess chở 3.700 người trong chuyến du lịch vòng quanh Đông...