Singapore: Phố thành “sông” sau mưa lớn
Nhiều tuyến phố ở phía đông Singapore hôm nay 8/1 ngập lụt nghiêm trọng sau trận mưa lớn, gây trở ngại cho hoạt động giao thông.
Cơ quan quản lý tài nguyên nước quốc gia Singapore (PUB) cho biết, tình trạng ngập lụt xảy ra ở 9 tuyến phố ở khu vực phía đông Singapore và kéo dài từ 20 phút đến hơn 1 giờ đồng hồ. Nước bắt đầu rút khoảng 10h30 sáng cùng ngày.
Các hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy nhiều tuyến phố ở đây hóa “sông” sau trận mưa kỷ lục sáng nay. (Ảnh: CNA)
Mực nước ở một số khu vực thậm chí lên tới đầu gối người đi đường, ngập ngang thân xe hơi. (Ảnh: CNA)
Lụt nghiêm trọng cũng khiến nhiều phương tiện giao thông chết máy giữa đường.
Video đang HOT
Một tài xế có tên Ricky Ng cho biết, xe của ông và khoảng 8-10 phương tiện khác chết máy buộc phải dùng sức đẩy tới nơi khô ráo. (Ảnh: CNA)
Mohammad Firdaus, 33 tuổi, một nhân viên giao hàng ở khu vực giao giữa phố Changi Thượng và Changi South Lane, nơi nước ngập ngang đầu gối, cho biết: “Đây là lần đầu tiên anh chứng kiến cảnh tượng ngập lụt này”. (Ảnh: CNA)
Minh Phương
Theo Dantri
Singapore trục xuất người vi phạm luật nhập cảnh ra sao?
Tùy theo mức độ vi phạm Luật Di trú, Singapore có thể quyết định tạm giữ, xử phạt và quyết định trục xuất một cá nhân vi phạm luật nhập cảnh trong thời gian tối đa 14 ngày.
Giới chức di trú Singapore trong môt cuôc kiểm tra ngoại kiều. (Ảnh minh họa: BBC)
Quyết định trục xuất sau tối đa 14 ngày
Để siết quản lý nhập cư, điều 35 trong Luật Di trú của Singapore nêu rõ: "Bất cứ cá nhân nào có lý do bị trục xuất khỏi Singapore theo Đạo luật này đều có thể bị bắt giữ bởi bất cứ quan chức xuất nhập cảnh nào nói chung, hay người được cơ quan kiểm soát ủy quyền hoặc một cảnh sát nói riêng. Người này cũng có thể bị tạm giữ trong bất cứ nhà giam, đồn cảnh sát hoặc trụ sở quan lý di trú nào trong khoảng thời gian không quá 14 ngày tùy thuộc vào quyết định có lệnh trục xuất đối với người đó không".
Đối tượng thuộc diện bị trục xuất khỏi Singapore theo Đạo luật Di trú gồm có những người nhập cảnh, có ý định nhập cảnh hoặc lưu trú bất hợp pháp tại Singapore, những người từng bị trục xuất sau đó trở lại cư trú mà không có giấy tờ hợp pháp, những người phạm các tội hình sự theo quy định và những người bị kết án ở một quốc gia khác.
Theo đó, Singapore sẽ trục xuất đối tượng vi phạm về quốc gia người đó xuất phát để tới Singapore, quốc gia nơi người đó sinh ra hoặc mang hộ chiếu.
Trong khi đó, Singapore cũng có thể dẫn độ một đối tượng bỏ trốn nào đó nếu như nhận được đề nghị chính thức từ một quốc gia nước ngoài bao gồm cả những nước có và không có hiệp ước dẫn độ với quốc gia châu Á này tùy từng trường hợp cụ thể.
Theo đó, bên đề nghị phải đưa ra văn bản đề nghị chính thức kèm bản sao lệnh truy nã đối với cá nhân đó do một cơ quan có thẩm quyền ban hành (thông thường là tòa án) cùng với các văn bản pháp lý khác. Ngoài ra, bên đề nghị dẫn độ cũng phải cung cấp cho giới chức Singapore các bằng chứng để xác nhận danh tính đối tượng như ảnh chụp gần đây, dấu vân tay.
Để tránh trường hợp đối tượng bị bỏ chạy qua Singapore sau thời gian tạm giữ tối đa 14 ngày, bên đề nghị dẫn độ có thể đề nghị gia hạn tạm giữ trong thời gian hoàn tất các thủ tục đề nghị dẫn độ.
Đầu tư lớn vẫn bị trục xuất
Ông Lý Hoắc Bác bị dẫn độ về nước. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Tháng 5/2015, Singapore đã trục xuất, dẫn độ ông Lý Hoắc Bác, cựu trưởng ban thuộc phòng tài chính huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây - là nhân vật xếp thứ 2 trong danh sách 100 người mà chiến dịch truy quét quan tham có tên Lưới trời của Bắc Kinh.
Đây là quan chức tham nhũng đầu tiên của Trung Quốc bị Singapore trục xuất theo đề nghị của Bắc Kinh.
Ông Lý cùng gia đình trốn sang Singapore từ tháng 1/2011 sau khi bị chính quyền Bà Dương cáo buộc tội biển thủ công quỹ 94 triệu Nhân dân tệ (hơn 15 triệu USD) trong vòng 5 năm.
Trước khi trốn sang Singapore, ông này đã đầu tư hơn 1 triệu USD vào một quỹ tài chính hợp pháp ở Singapore để được cấp quy chế thường trú. Mặc dù vậy, cuối cùng, cựu quan chức này vẫn bị buộc trở về Trung Quốc chịu tội.
Trong khi đó, hồi đầu năm nay, Indonesia và Singapore vướng vào cuộc tranh cãi khi Jakarta cáo buộc Singapore từ chối hợp tác dẫn độ nghi can tham nhũng Honggo Wendratno, người sáng lập Tập đoàn dầu mỏ Trans Pacific Petrochemical Indotama của Indonesia.
Bộ Ngoại giao Singapore đã bác bỏ cáo buộc này và khẳng định luôn hỗ trợ Indonesia trong các yêu cầu trợ giúp pháp lý. Singapore cũng lấy dẫn chứng việc đã trục xuất hai người Indonesia theo đề nghị của Jakarta năm 2016.
Theo Minh Phương (Dân Trí)
Canada: Hất xô nước sôi lên trời, đóng băng toàn bộ ngay lập tức Không có giọt nước nào chạm đất, vì chúng đều đã hóa thành băng tuyết. David Freiheit, chủ sở hữu kênh Youtube khá có tiếng tại Quebec, Canada, mới đây đã đăng tải video cho thấy cái lạnh cắt da cắt thịt ở quốc gia châu Mỹ này. Trong video của mình, David dùng một chiếc xô hất nước sôi lên cao. Ngay...