Singapore nhân rộng mô hình trồng rau trên sân thượng
Trên tầng thượng của một trung tâm mua sắm ở Singapore, một “khu vườn” đầy màu sắc rực rỡ với những quả cà tím, hương thảo, chuối, đu đủ trở nên nổi bật tương phản với những tòa nhà cao chọc trời xám xịt của khu thương mại sầm uất.
Khu đất rộng 930 m2 này là một trong số những trang trại trên sân thượng đang ngày càng được nhân rộng tại “đảo quốc Sư tử” vốn thiếu không gian này, như một phần trong nỗ lực thúc đẩy năng lực sản xuất lương thực, thực phẩm trong nước và giảm thiếu sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu.
Hình ảnh về các trang trại ở đô thị không còn là điều mới tại các thành phố đông đúc trên khắp thế giới. Tuy nhiên, đối với quốc gia “đất chật, người đông” như Singapore, việc thúc đẩy các trang trại trên sân thượng đặc biệt cấp bách tại quốc gia vốn nhập khẩu tới 90% thực phẩm này.
Trước đây, việc xây dựng các trang trại từng phổ biến ở đất nước này, song đã giảm đi đáng kể khi Singapore phát triển thành một trung tâm tài chính với những tòa nhà cao tầng. Giờ đây, chưa đến 1% đất đai của quốc gia Đông Nam Á này được dành cho nông nghiệp. Trước tình hình này, trong vài năm qua, đất nước với 5,7 triệu dân này đã chứng kiến những trang trại trồng trọt mọc lên ngày càng nhiều trên các sân thượng của các tòa nhà.
Singapore nhân rộng mô hình trồng rau trên sân thượng. Ảnh: medium.com
Chính phủ Singapore đã ủng hộ sáng kiến trên trong bối cảnh những quan ngại gia tăng về nguy cơ biến đổi khí hậu làm giảm năng suất cây trồng trên toàn thế giới, cũng như căng thẳng thương mại và đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ảnh hưởng hoạt động nhập khẩu.
Video đang HOT
Ông Samuell Ang, Giám đốc điều hành Edibel Garden City vận hành trang trại trên, chia sẻ: “Quan niệm sai lầm là không có không gian dành cho trồng trọt ở Singapore vì đất đai khan hiếm. Chúng tôi muốn thay đổi quan niệm này”.
Edible Garden City, một trong số các doanh nghiệp vận hành các trang trại đô thị ở Singapore, điều hành khoảng 80 địa điểm trồng trọt trên tầng mái của các tòa nhà. Họ cũng đã tạo ra nhiều khu vườn thực phẩm ở những nơi “khác thường hơn” như tại khu vực từng là nhà tù, trong các xe container chở hàng và trên ban công của các căn hộ cao tầng. Các trang trại của họ chỉ sử dụng thuốc trừ sâu tự nhiên như dầu neem để xua đuổi sâu bệnh. Công ty đã trồng hơn 50 loại thực phẩm, từ cà tím, đậu bắp đỏ và chanh dây dại đến các loại rau ăn lá và những loại rau có thể thu hoạch khi còn non.
Ngoài ra, Edible Garden City cũng sử dụng các phương pháp công nghệ cao khi thử nghiệm một hệ thống trồng cây thủy canh chuyên dụng – phương pháp trồng cây không cần đất – do một công ty Nhật Bản phát triển. Hệ thống có các cảm biến giám sát các điều kiện và quy tắc vệ sinh nghiêm ngặt, đồng nghĩa các loại cây trồng có thể phát triển mà không cần thuốc trừ sâu. Sản phẩm của Edible Garden City được thu hoạch, đóng gói và giao ngay trong ngày – chủ yếu đến các nhà hàng – song khách mua sắm trên mạng có thể đăng ký một hộp trái cây và rau củ mỗi ngày.
Mặc dù doanh số bán hàng cho các nhà hàng đã chững lại khi Singapore đóng cửa các cơ sở kinh doanh để ngăn chặn đà lây lan của dịch COVID-19 trong giai đoạn tháng 4 – tháng 6, ông Ang cho biết khách hàng hộ gia đình đã tăng gấp 3 lần trong cùng giai đoạn.
Trong khi đó, ông William Chen, Giám đốc Chương trình thực phẩm, khoa học và công nghệ thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), đánh giá việc phát triển các trang trại ở thành phố là một “phương thức để giảm thiểu cú sốc do chuỗi cung ứng đổ vỡ” và đây là một “lựa chọn sáng giá”. Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế đối với những gì mà một quốc gia có diện tích chỉ bằng một nửa diện tích của thành phố Los Angeles (Mỹ) có thể đạt được, và do đó, Singapore vẫn phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu các mặt hàng chủ lực khác như thịt. Ngoài ra, việc thiếu hụt các nông dân giàu kinh nghiệm tại Singapore cũng là một thách thức.
Hồi năm ngoái, Chính phủ Singapore đã đề ra mục tiêu có thể tự cung 30% nhu cầu thực phẩm vào năm 2030 và hy vọng tăng sản lượng cá, trứng và rau củ quả. Với việc đại dịch COVID-19 ngày càng làm gia tăng mối lo ngại về nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng, Singapore mới đây đã quyết định cải tạo tầng mái của 9 toà nhà đỗ xe tại đảo quốc này để làm trang trại trồng rau hoặc các loại hoa quả, thực phẩm khác nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước.
Lo bị ăn cắp công nghệ, nhiều doanh nghiệp Nhật muốn dừng làm ăn với Trung Quốc
Cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản và Nikkei cho thấy, doanh nhân Nhật Bản ngày càng cảnh giác và muốn dừng làm ăn với Trung Quốc.
Cuộc khảo sát trực tuyến được Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản và Nikkei thực hiện vào giữa tháng 7, yêu cầu 3.000 doanh nhân làm việc cho các công ty niêm yết của Nhật Bản đánh giá lập trường của họ đối với Mỹ và Trung Quốc. Trong số 3.000 người được khảo sát, có khoảng 1.100 người làm công việc liên quan đến Trung Quốc.
Trong bối cảnh căng thẳng kinh tế ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, cuộc khảo sát đã hỏi các doanh nhân Nhật Bản nên cân nhắc, xem xét lại trong hợp tác với Trung Quốc. Theo đó, hơn 40% đề cập đến " công nghệ cao, trong đó các công nghệ có thể chuyển hướng sang mục đích quân sự", tiếp theo là 36,6% đề cập đến "đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc và đầu tư của Trung Quốc vào Nhật Bản".
Trong những năm gần đây, nhiều công ty Nhật Bản đã liên kết với các đối tác Trung Quốc trong các công nghệ tiên tiến. Mặc dù vậy, 46,2% cho rằng các công ty Nhật Bản "nên giảm bớt" mối quan hệ và đầu tư vào các công ty và cơ quan nghiên cứu của Trung Quốc, trong khi đó chỉ 18,4% cho rằng sự hợp tác như vậy sẽ tăng lên.
Ba nhà lãnh đạo Mỹ - Nhật - Trung. (Ảnh: Reuters)
Kết quả này cho thấy, các doanh nghiệp đang ngày càng lo ngại về nguy cơ rò rỉ công nghệ và tổn thất tài chính từ việc giao dịch với Trung Quốc hơn là hào hứng với thị trường rộng lớn của đất nước này.
" Các công ty Nhật Bản cần phải phân tích rủi ro và chuẩn bị phản ứng trước sự chia rẽ ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc", Shin Kawashima, giáo sư tại Đại học Tokyo tham gia cuộc khảo sát cho biết. " Tại Nhật Bản cũng như với phần còn lại của thế giới, sự chia rẽ quá mức sẽ không có lợi cho nền kinh tế toàn cầu".
Theo khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản và Nikkei thực hiện, có khoảng 48,1% số người được hỏi ủng hộ chính sách cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc. Trong khi đó, 51,6% số người được hỏi ủng hộ Washington nêu tên các công ty Trung Quốc cụ thể và hạn chế giao dịch với họ.
Chính quyền Trump đã tăng thuế trả đũa đối với các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc theo từng giai đoạn kể từ năm 2018. Washington ngày càng lo lắng, Trung Quốc có thể ăn cắp dữ liệu khi các thực thể Mỹ giao dịch với các công ty công nghệ cao của Bắc Kinh.
Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Mỹ, có hiệu lực từ ngày 13/8, liệt kê một số công ty Trung Quốc, trong đó có nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei Technologies, vào "danh sách đen" và cấm các công ty có hợp đồng với chính phủ Mỹ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ từ các công ty này.
Singapore ghi nhận số ca mắc COVID-19 thấp nhất trong ngày sau hơn 2 tháng Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, Bộ Y tế Singapore ngày 16/6 thông báo nước này ghi nhận thêm 151 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 - mức thấp nhất trong ngày kể từ ngày 8/4. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trước khi người lao động quay trở lại làm việc tại Singapore ngày 10/6/2020. Ảnh:...