Singapore ngột ngạt trong khói mù
Ô nhiễm không khí khiến người dân Singapore đổ xô đi mua khẩu trang, mắt kính và máy lọc khí để đối phó với lớp khói mù dày đặc, trong khi nhiều người vật vã với những cơn ho.
Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, mà còn khiến kinh tế Singapore đi xuống. Ảnh: Reuters
Sương mù dày đặc, dòng người vội vã và khẩu trang kín mít, những hình ảnh dường như chỉ xuất hiện ở những thành phố nổi tiếng về ô nhiễm, lại đang hiện hữu ở Singapore, nơi nổi tiếng là trong lành và sạch sẽ bậc nhất thế giới.
Tình trạng này không chỉ xảy ra ở Singapore, mà còn xuất hiện tại Malaysia, do khói từ hơn 100 đám cháy rừng ở quốc gia láng giềng Indonesia bay sang.
Bộ Y tế Singapore tuần này khuyến cáo, người dân nên hạn chế tối đa các hoạt động ngoài trời, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của đám cháy tới sức khỏe.
“Tôi định sẽ tận hưởng thời gian ở Singapore trong các khu nghỉ dưỡng xanh, nhưng kế hoạch đã bị đảo lộn và tôi chỉ có thể ở yên trong phòng”, Wendy McDonald, một khách du lịch người Anh, nói sau một cơn ho.
“Tôi thực sự rất lo lắng. Không thể để bọn trẻ tiếp xúc với bầu không khí này”, McDonald, người tới Singapore cùng cả gia đình, nói trong cuộc phỏng vấn với CNBC.
Theo các chuyên gia, tình trạng ô nhiễm nếu tiếp tục sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế đất nước, vốn đang phải vật lộn với tốc độ tăng trưởng chậm và mức lạm phát cao.
“Nền kinh tế bị tác động không ít”, Vishnu Varathan, một chuyên gia về kinh tế thị trường tại Ngân hàng Mizuho, cho hay.
Video đang HOT
Theo ông Varathan, ngành du lịch sẽ bị thiệt hại nhiều nhất, bởi nó phụ thuộc vào tình hình trong nước hơn là các hoạt động xuất khẩu, tiếp sau đó là lĩnh vực bán lẻ.
“Doanh số từ bán lẻ đang giảm mạnh, ngay cả khi thành phố đang trong một đợt hạ giá cực lớn”, Lau Chuen Wei, Giám đốc Hiệp hội Bán lẻ Singapore, nói.
Nhiều công ty cũng buộc phải hạn chế việc kinh doanh của họ do tác động của ô nhiễm không khí. Chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh McDonald đã ngừng cung cấp dịch vụ chuyển phát đồ ăn, trong khi hàng loạt các tiệm cà phê và nhà hàng phải đóng cửa trước khuyến cáo nên hạn chế đi lại của chính phủ.
Tấm biển thông báo “Mọi loại khẩu trang đều đã hết hàng” tại một nhà thuốc ở Singapore. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, áp lực từ ô nhiễm không khí dường như lại là vận may cho các nhà sản xuất và cung ứng khẩu trang, mắt kính và máy lọc khí, thậm chí còn dẫn tới cháy hàng ở một số nơi.
“Tôi đã phải qua tới 6 cửa hàng mới mua được mấy chiếc khẩu trang”, Vipin Ghelani, một công dân của thành phố nói.
“Thậm chí mấy nhà thuốc lớn như Guardian và Watsons cũng bị cháy hàng”, anh nói thêm.
Theo VNE
Doanh nghiệp Trung Quốc phát tài từ ô nhiễm không khí
Tình trạng ô nhiễm không khí đang đem lại cơ hội kiếm tiền khổng lồ cho nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc, theo tin tứctờ Los Angeles Timesđăng tải hôm 2.2.
Các mặt hàng chống ô nhiễm như lều lớn ngăn không khí ô nhiễm, khẩu trang với bộ phận lọc khí tiên tiến, máy lọc khí và thậm chí cả hộp đựng không khí sạch, đang bán chạy như tôm tươi tại Trung Quốc sau khi một đợt sương mù do ô nhiễm không khí lớn chưa từng thấy bao phủ khắp nước này.
Khẩu trang là một trong những mặt hàng bán chạy nhất tại Trung Quốc - Ảnh: AFP
Để ngăn không khí ô nhiễm, Trường học Quốc tế Bắc Kinh hôm 31.1 đã cho dựng hai chiếc lều hình cầu khổng lồ, một để phủ sáu sân tennis và cái còn lại được dùng để phủ sân banh và sân cầu lông.
Không khí sạch liên tục được bơm vào bên trong hai chiếc lều.
Lều chống ô nhiễm không khí này là sản phẩm của một công ty sản xuất hàng rào của Trung Quốc và một hãng của Mỹ chuyên chế tạo hệ thống lọc và khử trùng không khí tại các bệnh viện và sân bay.
Mặc dù công nghệ này không có gì mới nhưng đây là lần đầu tiên hai hãng sản xuất nói trên kết hợp với nhau để sản xuất sản phẩm chống không khí ô nhiễm.
Được biết, trong những ngày mà mật độ các hạt phân tử ô nhiễm trong không khí đạt mức 650 microgram/mét khối, gây hại cho sức khỏe con người, thì mật độ bên trong lều là 25 microgram/mét khối.
Trước khi có hai căn lều, trường học nói trên đã phải cho ngưng toàn bộ các hoạt động sinh hoạt ngoài trời.
Một cái lều chống ô nhiễm có giá hơn 1 triệu USD.
Kể từ sau khi tình trạng ô nhiễm không khí bùng phát vào giữa tháng 1, số lượng đơn đặt hàng mua lều chống ô nhiễm tăng đột biến, đa số khách hàng là trường học, các trung tâm thể thao nhà nước và các gia đình giàu có.
Tương tự, kể từ sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp tính (SARS) vào năm 2003, khẩu trang lại trở thành một trong những mặt hàng bán chạy nhất tại Trung Quốc.
Các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc cho biết, doanh số bán các loại khẩu trang, từ cao cấp với bộ phận lọc khí với giá khoảng 50 USD/cái đến loại rẻ tiền làm từ vải vụn, tăng cao kỷ lục.
Còn mặt hàng máy lọc không khí giờ đây đã có tên trong danh sách các vật dụng không thể thiếu của tầng lớp trung lưu Trung Quốc.
"Hồi trước khách hàng mua máy lọc không khí chủ yếu là người nước ngoài, giờ thì hầu hết là người Trung Quốc", một giám đốc bán hàng tại cửa hàng Villa Lifestyle, nhà phân phối của hãng sản xuất máy lọc không khí IQAir (Thụy Sĩ) cho hay.
Vị này cho biết cửa hàng đã bán sạch máy lọc không khí dùng cho một phòng ngủ nhỏ có giá khoảng 1.600 USD vào thời điểm ô nhiễm không khí tăng đến đỉnh điểm hồi giữa tháng 1.
Ô nhiễm không khí còn là dịp để Chen Guangbiao, một đại gia trong ngành sản xuất xe đạp tại Trung Quốc, kiếm lời bằng cách kinh doanh không khí đóng hộp.
Chen quảng cáo rằng đã đi thu thập không khí sạch tại các khu vực vùng sâu vùng xa ở miền tây Trung Quốc và Đài Loan, rồi đóng hộp và bán với giá 80 cent/hộp mà Chen cho là giá làm từ thiện.
Theo TNO
Hàng loạt chuyên gia nước ngoài rời Bắc Kinh vì sợ bẩn Do tình trạng ô nhiễm không khí tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc trở nên trầm trọng, ngày càng nhiều chuyên gia nước ngoài đã quyết định rời bỏ thành phố này. Hiện tượng trên khiến không ít doanh nghiệp nước ngoài gặp khó. Tạp chí phố Wall dẫn lời giám đốc điều hành của tập đoàn ô tô Đức BMW...