Singapore: Mỹ nên thận trọng trong các bình luận chống Trung Quốc
Singapore cảnh báo các chính trị gia Mỹ chớ nên đưa ra những lời bình luận chống Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử tổng thống, cho rằng những lời lẽ như vậy có thể châm ngòi cho những phản ứng sẽ có ảnh hưởng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn hơn.
Ngoại trưởng Singapore K.Shanmugam.
Ngày 8/2, phát biểu trong một Hội nghị về Singapore được tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, Ngoại trưởng Singapore K.Shanmugam đang có chuyến thăm Mỹ tin tưởng là Bộ Ngoại giao Mỹ chấp nhận sự cần thiết tiến hành hợp tác với Trung Quốc, nhưng cũng lưu ý rằng là tình hình chính trị hiện nay Mỹ đã làm nảy sinh một số bình luận chống Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong các chiến dịch tranh cử, các ứng cử viên của cả phe Cộng hòa và Dân chủ đều chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc, chỉ trích “những chính sách phân biệt đối xử” đã khiến hàng triệu người Mỹ mất việc. Các nhà lập pháp Mỹ cũng lên tiếng bày tỏ lo ngại về sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Singapore K.Shanmugam nói: “Tại Singapore, chúng tôi hiểu được rằng một số động thái này là không thể tránh khỏi trong năm bầu cử. Nhưng Mỹ không nên đánh giá thấp mức độ phản ứng mà những lập luận, bình luận (chống Trung Quốc) này gây ra và điều này có thể tạo ra một thực tế mới, không ai muốn, trong khu vực”.
Singapore là đồng minh thân cận của Mỹ và là nơi có một căn cứ hậu cần quân sự quan trọng của Mỹ.
Quốc gia này cũng rất phụ thuộc vào trao đổi thương mại và luôn tìm cách có quan hệ tốt, mềm dẻo với các cường quốc kinh tế trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản.
Theo giới quan sát, mặc dù đang phải đối mặt với các cắt giảm ngân sách quốc phòng, Mỹ vẫn đưa châu Á lên hàng ưu tiên trong chiến lược đối ngoại. Đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và sự trỗi dậy của Trung Quốc đang làm thay đổi tương quan lực lượng trong vùng.
Theo Dân Trí
Ngoại trưởng Nga phản đối kiềm chế Trung Quốc
Tại phiên thảo luận ở Hội nghị Chính sách an ninh Munich hôm 4/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố phản đối kiềm chế nước láng giềng Trung Quốc.
Tại phiên thảo luận ở Hội nghị Chính sách an ninh Munich được tổ chức vào sáng 4/2, tuy "đề xướng an ninh Châu Âu - Đại Tây Dương" được quan chức cấp cao chính phủ Mỹ, Nga ủng hộ nhưng vẫn tồn tại vật cản lớn trong vấn đề con đường thực hiện. Một trong số đó là hệ thống phòng ngự tên lửa.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết, ông đã đọc báo cáo cuối cùng của đề xướng an ninh Châu Âu - Đại Tây Dương, tuy nhiên, Mỹ vẫn tiếp tục bố trí hệ thống phòng ngự tên lửa tại Châu Âu, bởi bảo vệ Châu Âu không có nghĩa là đe dọa Nga.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Ông đồng thời yêu cầu người hoạch định chính sách nên xuất phát từ nỗi lo của Mỹ và Châu Âu, không nên xuất phát từ điểm yếu của họ.
Trong bài phát biểu của mình, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lại nhấn mạnh, điểm xuất phát để Nga đặt ra chiến lược là lợi ích quốc gia, không phải là ý kiến cố vấn từ bên ngoài. Ông nhấn mạnh, muốn thực hiện cộng đồng an ninh Châu Âu - Đại Tây Dương, trước hết phải ký kết thỏa thuận hòa bình và có hiệu lực pháp lý, xóa bỏ nỗi lo về an ninh của các bên.
Trong bài phát biểu, ông Sergei Lavrov cũng phản đối kiềm chế Trung Quốc, phản đối áp đặt chế độ chính trị của nước này vào nước khác.
Theo VTC