Singapore muốn bán tàu đánh chặn cao tốc cho Việt Nam
Suncraft International của Singapore mong muốn sẽ trình diễn khả năng hoạt động của tàu cao tốc Piranha cho CSB Việt Nam.
Piranha ASD có tốc độ cao và được trang bị vũ khí đủ mạnh, đáp ứng được yêu cầu hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines.
Công ty đóng tàu Suncraft International có trụ sở tại Singapore đã hợp tác với đối tác Radimax Group của Malaysia để tiếp thị một loại tàu tuần tra đánh chặn tốc độ độ cao mang tên Piranha ASD cho các quốc gia Đông Nam Á.
Piranha ASD được hình thành trên ý tưởng đầu tiên là một tàu tấn công cao tốc, nhưng sau đó nó tiếp tục được sửa đổi để thực hiện các vai trò khác như ngăn chặn cướp biển, tuần tra biên giới, tìm kiếm và cứu nạn. Trước đó Suncarft cũng đã cung cấp một phiên bản Piranha ASD tương tự, có chiều dài 17m cho Hải quân Nigeria.
“Việc hợp tác giữa Suncraft và Radimax được thành lập chủ yếu để cung cấp Piranha ASD cho lực lượng Cảnh sát Biển của Cảnh sát Hoàng gia Malaysia”, ông Idris Othman – người quản lý các dự án hải quân của Radimax cho biết tại triển lãm LIMA 2015 vừa qua.
Tuy nhiên, ông Othman cũng nhấn mạnh rằng, dựa trên những thông tin phản hồi tích cực, Suncraft và Radimax đã nhận được những lời mời trình diễn về khả năng của Piranha ASD đến các khu vực rộng lớn hơn, bởi đây là một nền tảng phù hợp với vùng biển Đông Nam Á.
Mô hình tàu tuần tra đánh chặn cao tốc Piranha được Suncraft giới thiệu ở triển lãm LIMA 2015.
Theo tiết lộ của Suncraft, Piranha có thể đạt tốc độ lên tới 40 hải lý/giờ và có tầm hoạt động 180 hải lý khi chạy ở tốc độ 35 hải lý/giờ. Tàu có thể mang được 4 đến 6 thủy thủ.
Trong cấu hình tiêu chuẩn, tàu tuần tra Piranha được trang bị 2 bệ súng máy 7,62mm gắn ở hai bên hông phía sau. Các nhà hoạt động cũng có thể tùy chọn trang bị cho con tàu thêm một trạm vũ khí điều khiển từ xa 12,7mm do Suncraft phát triển.
Bên cạnh việc cung cấp cho Cảnh sát biển Malaysia, khả năng của tàu cũng đã được chứng minh trước Cơ quan Pháp luật Hàng hải Malaysia. Công ty này nói rằng họ có thể tiếp cận với Cảnh sát biển Việt Nam và Philippines để trình diễn khả năng của Piranha.
Theo Infonet
Video đang HOT
Sức mạnh hàng đầu Đông Nam Á của quân đội Singapore
Thành công về kinh tế dưới sự điều hành của cố thủ tướng Lý Quang Diệu tạo tiền đề cho quân đội Singapore trở thành lực lượng quân sự hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Khởi đầu từ 2 trung đoàn nhỏ bé
Từ xuất phát điểm là 2 trung đoàn nhỏ bé, Singapore đã xây dựng thành quân đội có sức mạnh tác chiến hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Armyrecognition
Theo trang web của Bộ Quốc phòng Singapore,lực lượng vũ trang nước này được thành lập năm 1965.
Đến nay, quân đội Singapore sở hữu nhiều tàu chiến tàng hình, tàu ngầm cùng phi đội tiêm kích hùng mạnh hàng đầu khu vực.
Khi mới thành lập, quân đội đảo quốc sư tử chỉ có vỏn vẹn 2 trung đoàn bộ binh dưới sự chỉ huy của các sĩ quan Anh. Đến năm 1967, đợt tuyển quân đầu tiên được tổ chức.
Ngày 1/7/1969, quân đội tổ chức đợt diễu hành lớn đầu tiên tại sân vận động Jalan Besar dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Nội vụ và Quốc phòng Lim Kim San.
Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự phát triển của lực lượng vũ trang Singapore. Từ đó về sau, ngày 1/7 được chọn làm ngày truyền thống của quân đội.
Đến năm 1976, những sĩ quan Anh cuối cùng rời khỏi nước này.
Ở thời điểm đó, họ nhận được sự trợ giúp của Israel để xây lực lượng quân đội theo mô hình Lực lượng Phòng vệ của quốc gia Do Thái. Tháng 4/1975, Hải quân và Không quân Singapore chính thức thành lập.
Bước chuyển mình thành quân đội hàng đầu khu vực
Hạm đội 6 khinh hạm tàng hình lớp Formidable hiện đại nhất khu vực châu Á của Hải quân Singapore. Ảnh: WordPress
Từ xuất phát điểm chỉ gồm 2 trung đoàn ban đầu, quân đội Singapore đã có bước chuyển mình vượt bậc.
Thành công về kinh tế dưới sự điều hành của cố thủ tướng Lý Quang Diệu đã tạo tiền đề cho quân đội gia tăng sức mạnh.
Theo dữ liệu của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), ngân sách quốc phòng đảo quốc sư tử từ năm 1981 đến nay luôn ở mức cao nhất Đông Nam Á.
Từ những năm 1980 trở đi, quân đội bắt đầu quá trình hiện đại hóa. Họ nhập khẩu hàng loạt vũ khí hiện tại từ các nước phương Tây.
Năm 1988, Singapore nhập khẩu lô tiêm kích F-16 đưa họ trở thành một trong những nước Đông Nam Á đầu tiên sở hữu loại tiêm kích hiện đại này.
Theo SIPRI, hiện tại không quân nước này có khoảng 74 chiếc F-16 C/D block 52 và block 52 plus.
Đầu những năm 2000, Không quân Singapore (RASF) tiếp tục gia tăng sức mạnh với hợp đồng nhập khẩu 24 chiếc tiêm kích đa nhiệm F-15 Strike Eagle.
Những chiếc tiêm kích xuất khẩu cho RASF được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA đưa họ trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực có loại radar tối tân này.
Singapore là một quốc đảo nên đầu tư rất mạnh cho hải quân. Hải quân Singapore là lực lượng đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu khinh hạm tàng hình lớp Formidable (biến thể của lớp La Fayette) do Pháp sản xuất.
6 khinh hạm đã đi vào hoạt động từ năm 2008 đưa họ trở thành lực lượng có nhiều khinh hạm nhất khu vực.
Singapore cũng là quốc gia đầu tiên trong khối ASEAN sử dụng tàu ngầm trong các hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòng. Hiện tại, Singapore là quốc gia có nhiều tàu ngầm nhất khu vực.
Trong năm 2013, Bộ Quốc phòng ký hợp đồng với nhà sản xuất ThyssenKrupp Marine Systems của Đức mua 2 tàu ngầm Type-218.
Đặc biệt, Hải quân Singapore sở hữu 4 tàu đổ bộ trực thăng lớp Endurance thuộc loại "khủng" nhất Đông Nam Á do ST Engineering chế tạo.
Tàu có tải trọng tiêu chuẩn 6.500 tấn, 8.500 tấn đầy tải. Tàu đổ bộ này có khả năng chở theo 18 xe tăng, 300-500 binh lính, boong tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 2 chiếc trực thăng chống ngầm hoạt động cùng lúc.
"Lực lượng nhân"
Quân đội Singapore dựa vào các phương tiện hỗ trợ công nghệ cao để nâng cao sức mạnh chiến đấu theo thuật ngữ "lực lượng nhân". Ảnh: Armyweekly
Theo SIPRI, quân đội Singapore có quân số khá ít ỏi, chỉ khoảng 72.000 người, đứng thứ 7 trong 10 quốc gia Đông Nam Á.
Tuy nhiên, do kinh tế phát triển mạnh nên binh lính Singapore được trang bị kỹ càng với nhiều phương tiện hỗ trợ tác chiến hiện đại mang đậm phong cách của Mỹ.
Do quân số khiêm tốn nên họ tập trung phát triển "lực lượng nhân", nghĩa là dựa vào các phương tiện hỗ trợ như:
Định vị toàn cầu GPS, kính nhìn đêm, bản đồ mô phỏng địa hình kỹ thuật số, hệ thống chỉ huy giám sát thông tin tình báo chiến trường C4I.
Các phương tiện hỗ trợ cho phép nâng hiệu quả tác chiến gấp 5 lần mà không cần gia tăng về quân số.
Bên cạnh nhập khẩu vũ khí, đảo quốc sư tử đầu tư rất mạnh cho công nghiệp quốc phòng trong nước.
Họ nằm trong số ít quốc gia Đông Nam Á tự sản xuất các vũ khí hiện đại cho quân đội. ST Engineering, nhà thầu quốc phòng lớn nhất nước này đã sản xuất thành công các vũ khí như: Súng trường tiến công SAR-21, xe thiết giáp chở quân Bionix, pháo tự hành và nhiều vũ khí khác.
Hàng năm, Singapore tổ chức nhiều cuộc tập trận quy mô lớn nhỏ với lực lượng vũ trang của nhiều nước, đặc biệt là Mỹ.
Quân đội Singapore thể hiện sự chuyên nghiệp với khả năng phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động tác chiến, gìn giữ hòa bình, tìm kiếm cứu nạn.
Theo Trí Thức Trẻ
Thấy trước Trung Quốc sẽ khống chế Biển Đông, Lý Quang Diệu đổ tiền mua vũ khí Trung Nam Hải sẽ áp đặt ý chí chính trị của họ lên phần còn lại của khu vực, Singapore cũng nằm trong phạm vi đó. Thủ tướng khai quốc Singapore Lý Quang Diệu. Ảnh: IBTimes. Tờ International Business Times ngày 24/3 bình luận, ông Lý Quang Diệu qua đời không chỉ để lại di sản vĩ đại dẫn dắt Singapore trở thành...