Singapore: Lập trường của Trung Quốc về Biển Đông “thay đổi quan trọng”
Theo hãng tin Channel News Asia, trong chuyến công du Trung Quốc hôm 13/6/2014, Ngoại trưởng Singapore khẳng định lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông đã có một “thay đổi quan trọng”.
Ngoại trưởng và bộ trưởng Tư pháp Singapore K. Shanmugam có chuyến công du ba ngày tại Trung Quốc (từ ngày 12/06 đến 14/06) nhằm thúc đẩy các hợp tác về pháp lý, khoa học, công nghệ và đô thị.
Vấn đề tại Biển Đông với một số nước Asean, đặc biệt là với Việt Nam, là một trong các chủ đề của cuộc hội đàm giữa lãnh đạo Singapore với các lãnh đạo Trung Quốc.
Theo Channel News Asia, phía Trung Quốc khẳng định địa điểm thăm dò dầu khí do giàn khoan Hải Dương 981 (thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam) “nằm trong khu vực thuộc chủ quyền của Trung Quốc”.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng thừa nhận rằng Trung Quốc “chưa tiến hành xác định giới hạn của khu vực đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của mỗi bên, (về việc này) cả hai bên được phép đưa ra các yêu sách phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)”.
Theo RFI, Ngoại trưởng Singapore nhận định thông cáo này là một “thay đổi tích cực” trong lập trường của Trung Quốc, bởi vì một mặt, nó công nhận tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và, mặt khác, thừa nhận các vùng biển mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền nói trên vẫn còn chưa được phân định thuộc về họ.
Ngoại trưởng và bộ trưởng Tư pháp K. Shanmugam tuyên bố Singapore không đưa ra nhận định về những hay, dở cụ thể trong thông cáo nói trên, nhưng việc thừa nhận đòi hỏi chủ quyền phải phù hợp với luật pháp quốc tế trong bản thông cáo gửi Liên hiệp quốc cho thấy một “chuyển biến quan trọng” của Trung Quốc.
Theo ghi nhận của The Diplomat, tạp chí về Châu Á-Thái Bình Dương (trong bài “Trung Quốc &’&'quốc tế hóa” tranh chấp tại Biển Đông”, ngày 10/06), việc Trung Quốc đưa tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc, nói cách khác việc “quốc tế hóa” vấn đề này, cho thấy “nỗi lo ngại gia tăng” của Bắc Kinh trước việc các nước láng giềng Đông Nam Á đang sử dụng con đường pháp lý – hành động được cộng đồng quốc tế ủng hộ – để đối lại đe dọa dùng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Video đang HOT
Phát biểu của Phó đại sứ Trung Quốc tại Liên hiệp quốc Wang Min (Vương Minh), ngày 09/06/2014, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển có hiệu lực, đặt “các thực tế lịch sử”, theo cách hiểu của Trung Quốc, lên trước “luật pháp quốc tế”, cho thấy lập trường của Trung Quốc về tranh chấp tại Biển Đông vẫn chưa thực sự thay đổi.
Cũng theo RFI, yêu sách “đường lưỡi bò” (hay đường 9 đoạn) trên Biển Đông của Bắc Kinh “hoàn toàn đi ngược lại luật pháp quốc tế”.
Theo NTD/Bizlive
Chùm ảnh: Ngư dân hối hả sửa tàu vươn khơi bám biển
Dù trời nắng nóng như thiêu như đốt, những người công nhân, kỹ sư đóng sửa tàu vẫn miệt mài với công việc cho những con tàu kịp hoàn thành để ngư dân vươn khơi bám biển, giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Trưa 16/6, phóng viên có mặt tại Hợp tác xã (HTX) Trục vớt, đóng sửa tàu Bắc Mỹ An (quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng), ghi nhận không khí làm việc khẩn trương, miệt mài của hàng trăm công nhân, kỹ sư nơi đây.
Thời tiết miền Trung những ngày đầu hè nắng nóng gay gắt, nhưng điều đó không làm ảnh hưởng đến công việc của họ.
Kể từ khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Viện Nam, ngày càng có nhiều tàu cá ngư dân công suất lớn được hạ thủy.
Và hàng trăm lượt tàu cá nối đuôi nhau vào HTX Bắc Mỹ An sửa chữa vì ngư dân Đà Nẵng muốn con tàu mình vươn khơi được vững vàng hơn trước sóng gió và những hiểm nguy từ phía Trung Quốc
Các công nhân, kỹ sư đóng sửa tàu phải căng sức ngày đêm làm việc để những con tàu kịp vươn khơi.
Giữa cái nắng như thiêu đốt, việc sửa chữa tàu cá cho ngư dân không bị chậm lại.
Hai người công nhân đang miệt mài với công việc cưa ghép ván tàu giữa nắng nóng gay gắt.
Dùng lửa uốn cho ván đóng tàu cong lại.
Dùng tay trám bột đá hòa keo vào các mạch gỗ...
...Và bước tiếp theo là sơn dán keo cho kín vỏ gỗ khỏi nước vào khoang tàu.
Một tay bám chặt giữ cơ thể, một tay khẩn trương sơn cabin con tàu sắp được hoàn thành.
Ông Huỳnh Văn Minh (53 tuổi, quê Duy Xuyên, Quảng Nam) đã có 32 năm thâm niên nghề đóng sửa tàu, chia sẻ: "Khẩn trương đóng sửa các con tàu hoàn thành đúng thời hạn để ngư dân vươn khơi, bám biển, chúng tôi cũng cảm thấy vui vì ít nhiều cũng đóng góp được một phần công sức vào việc giữ chủ quyền đất nước, nên thời tiết như thế này nhằm nhò gì...".
Và những bữa cơm vội vã của những công nhân, kỹ sư dưới bóng mát con tàu để kịp nghỉ trưa và 13h00 chiều lại bắt đầu lại với công việc.
Theo Khampha
Philippines đề nghị ASEAN kêu gọi 1 lệnh cấm xây dựng ở Biển Đông Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết ông sẽ đề nghị ASEAN kêu gọi 1 lệnh cấm, động thái mà Bắc Kinh có thể sẽ phớt lờ hoặc bác bỏ. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario. Bưu điện Hoa Nam ngày 16/6 đưa tin, Philippines hôm qua cho biết nước này sẽ đề xuất 1 lệnh cấm xây dựng trên Biển Đông,...