Singapore khuyến khích giới trẻ học nghề thay vì vào đại học
Đã đến lúc học nghề cần phải được xem trọng như bằng cấp đại học. Nhiều quốc gia, trong đó có Singapore, đang chạy đua với thời gian trước khi vấn nạn cử nhân, ông nghè thất nghiệp trở nên không kiểm soát nổi.
Một nhân viên văn phòng ở Singapore – Ảnh: REUTERS
Một tuần trước khi Sean Lee bắt đầu cuộc sống trong ký túc xá, anh quyết định từ bỏ trường đại học. Lee muốn theo đuổi sự nghiệp nhiếp ảnh – một sở thích anh phát hiện sau khi hoàn thành lớp dự bị đại học.
“Tôi không giỏi môn nào hết, mọi thứ đều trung bình. Tôi phải học rất cực để đạt được điểm số, và mặc dù tôi chạy 12km mỗi ngày, tôi không thể tham gia đội điền kinh của trường. Nhưng tôi có cảm giác mình sẽ khá môn nhiếp ảnh” – Lee bày tỏ.
Vài năm tiếp theo, trực giác của Lee tỏ ra… không chính xác lắm. “Tôi không được ai thuê trong vài năm. Rồi tôi thấy bạn bè đại học của mình kiếm được công việc ngon lành. Lúc đó tôi thấy hối hận vì không học đại học” – Lee, năm nay đã 33 tuổi, nhớ lại.
Không việc làm chính thức, vất vả trong vai trò trợ lý nhiếp ảnh không lương và làm phục vụ thêm ở quán bar vào buổi tối, Lee tự mày mò với những dự án nhỏ: Chụp hình gia đình mình và những người chuyển giới ở Campuchia.
Và thật ngạc nhiên, những bức ảnh khác thường đó lại trở thành mốc son khởi đầu cho sự nghiệp của Lee. Chúng giúp anh đoạt một trong những giải thưởng nhiếp ảnh danh giá nhất Singapore: giải Icon De Martell Cordon Bleu vào năm 2011.
Dần dần, Lee nhận được nhiều đơn hàng chụp ảnh hơn và phát triển được một lượng khách hàng trung thành trong 7 năm qua. “Làm nhiếp ảnh gia độc lập rất cực, thu nhập không ổn định, nhưng bây giờ thì tôi hạnh phúc rồi” – Lee giờ đây rất tự tin.
Công nhân theo dõi quá trình sản xuất vi mạch trong một nhà máy ở Singapore – Ảnh: REUTERS
Bằng cấp là chưa đủ
Thực tế, con đường nghề nghiệp của Sean Lee không phổ biến ở Singapore, nơi số người có bằng cấp đại học trở lên đã chiếm đến 35,5% lực lượng lao động trong năm ngoái. Hồi năm 2007 con số chỉ là 23,3%.
Video đang HOT
Số lượng cử nhân, thạc sĩ tăng vọt khiến các nhà quản lý Singapore lo ngại “nguồn cung” không sớm thì muộn sẽ vượt quá nhu cầu của thị trường lao động. Đây cũng là vấn đề nhiều nền kinh tế phát triển ở châu Á phải đối mặt.
Thất nghiệp, thiếu việc làm… có thể gây ra tâm trạng bất mãn chính trị trong giới trẻ, hệ quả là đất nước mất ổn định. Vấn đề càng trở nên cấp bách trong bối cảnh những thay đổi nhanh chóng của thời đại – ví dụ công nghệ trí tuệ nhân tạo – khiến nhiều công việc trở nên lỗi thời nhanh hơn.
Sớm nhận ra điều đó, năm 2015, Singapore khởi động chương trình quốc gia SkillsFuture, trong đó giới chức giáo dục công nhận việc thành thạo một kỹ năng nhất định (nấu ăn, lập trình…) cũng tốt như thành tích kiếm được một tấm bằng đại học.
Nhưng quan niệm trọng bằng cấp của người châu Á khó thay đổi một sớm một chiều. Thậm chí ở một nước phát triển như Singapore, đa số người dân vẫn xem việc học cao, kiếm tấm bằng rồi thăng tiến là con đường sự nghiệp đáng mơ ước nhất.
Công nhân xây dựng ở Singapore – Ảnh: REUTERS
Thủ tướng có thể không cần bằng đại học
Bộ trưởng Giáo dục Singapore Ong Ye Kung, người giám sát chương trình SkillsFuture, thừa nhận rất khó để thay đổi quan niệm trọng bằng cấp. Ông tin rằng Singapore cần phải theo đuổi mô hình nghề nghiệp đa hướng, thay vì phân chia rạch ròi giữa “học nghề” và “hàn lâm” như Hệ thống Thụy Sĩ.
Trước đây, Bộ trưởng Kung từng nổi tiếng với câu nói “rồi sẽ có một ngày, Thủ tướng Singapore có thể không phải là người có bằng đại học”.
“Dù anh kiếm được bằng cấp gì, bấy nhiêu không đủ cho anh dùng cả đời. Sự thật là dù anh chọn con đường nào ở Singapore, anh đều phải học thêm kỹ năng và đạt đến sự thành thạo thông qua một quá trình lao động kéo dài cả đời.
Hãy chỉ cho tôi một nghề không đòi hỏi chút tính thẩm mỹ hoặc sự khéo léo nào? Hiện tại còn rất ít nghề như vậy. Không có cái gọi là nhà quản lý đơn thuần. Nếu anh chỉ là nhà quản lý đơn thuần, cuộc đời có lẽ khá buồn. Anh quản lý cái gì?” – Bộ trưởng Ong Ye Kung chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với báo South China Morning Post của Hong Kong.
Đừng đóng tâm trí bạn lại trước tất cả cánh cửa rồi nói chỉ có một con đường dẫn đến thành công là bằng cấp đại học. Chúng ta cần những bằng cấp, tiêu chuẩn khác nhau ở các giai đoạn khác nhau của cuộc đời.
Bộ trưởng Giáo dục Singapore Ong Ye Kung
Không đợi đến chương trình SkillsFuture, ngành giáo dục Singapore đã khuyến khích và thúc đẩy hoạt động rèn luyện kỹ năng cho người lao động từ năm 1998, ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.
Một báo cáo gần đây ghi nhận số lượng người Singapore dùng khoản tín dụng 500 đôla Singapore của chương trình SkillsFuture để đi học thêm đã tăng trong năm ngoái, hơn gấp đôi so với năm 2016. Tổng cộng hơn 285.000 đã người tham gia kể từ lúc chương trình khởi động hồi tháng 1-2016.
Nhà kinh tế Chua Hak Bin thuộc Ngân hàng Maybank King Eng nhận xét quan niệm trọng bằng cấp sẽ mất nhiều thời gian để thay đổi, tuy nhiên nó quả thật đang xảy ra sau nhiều nỗ lực của các thế hệ lãnh đạo Singapore.
“Rốt cuộc thay đổi sẽ đến, khi nhiều tấm gương thành công xuất hiện từ những con người dám chọn cho mình con đường đi không chính thống, và khi các doanh nghiệp ưu tiên hơn cho những người có lý lịch và kinh nghiệm phong phú” – vị chuyên gia dự báo.
Theo tuoitre.vn
Sự tách biệt của những người Triều Tiên tháp tùng Kim Jong-un
Trước khi Kim Jong-un đến khách sạn ở Singapore hôm qua, chỉ có hai nhà báo được di chuyển tự do trên phố mà không bị cảnh sát chặn lại.
Một trong hai nhà báo Triều Tiên di chuyển tự do trên phố gần khách sạn St.Regis ở Singapore hôm 10/6. Ảnh: Reuters.
An ninh siết chặt trong và ngoài khách sạn 5 sao St.Regis ở trung tâm Singapore hôm 10/6 trước khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un xuất hiện. Khách bị cấm ra vào nhiều giờ trước khi chiếc Mercedes Benz chở Kim Jong-un tiến vào. Chỉ có hai phóng viên tự do di chuyển, họ là nhân viên truyền thông Triều Tiên, đang chờ để chụp ảnh lãnh đạo, theo Reuters.
Hành vi của phóng viên và nhân viên an ninh Triều Tiên, trong đó một người cấm khách du lịch chụp ảnh, đã cung cấp cái nhìn thoáng qua về cách làm việc nghiêm cẩn, cô lập của phía Triều Tiên.
Tại Triều Tiên, hình ảnh của lãnh đạo đất nước chỉ được biết đến qua hãng thông tấn nhà nước KCNA, báo Rodong Sinmun và đài truyền hình trung ương Triều Tiên.
Hai phóng viên nói trên mặc vest đen, ngực áo cài huy hiệu hai cựu lãnh đạo Triều Tiên, hai bên là cảnh sát Singapore. Họ bận bịu chọn vị trí tốt nhất để ghi hình Kim, đặt camera giữa con phố mà hai bên chăng kín dây phong tỏa.
Phái đoàn Triều Tiên đến khách sạn trước khi Kim Jong-un xuất hiện hôm 10/6. Ảnh: Reuters.
Khi đoàn xe chở Kim Jong-un đến gần St.Regis, hai nhân viên truyền thông quay phim khác người Triều Tiên mặc vest đen chòi người khỏi cửa sổ trời chiếc SUV màu đen, quay phim đám đông. Một phóng viên ảnh mặc trang phục giống hệt, cũng lộ diện qua cửa sổ trời một chiếc SUV màu đen khác, chụp ảnh đoàn xe hộ tống.
Trong khi hơn mười nhà báo Triều Tiên đứng cạnh hàng tá nhân viên an ninh Triều Tiên để ghi lại từng khoảnh khắc của Kim, cảnh sát Singapore và nhân viên khách sạn liên tục yêu cầu khách không được chụp ảnh của bất kỳ người Triều Tiên nào, đặc biệt là Kim.
Vài người lén lút chụp ảnh liền bị một cán bộ Triều Tiên xông tới, đòi kiểm tra điện thoại.
"Tôi thấy họ chụp ảnh chủ tịch của chúng tôi. Sao họ dám làm thế, họ không được phép làm thế", người này nói, từ chối nêu tên.
Dưới con mắt quan sát chặt chẽ của đội ngũ nhân viên Triều Tiên và khách sạn St.Regis, người khách nam đã phải xóa ảnh. Một khách nữ đã tranh cãi với cán bộ Triều Tiên nói trên, tuyên bố bà chỉ chụp ảnh sảnh khách sạn và từ chối cho xem điện thoại.
Một nhân viên an ninh Triều Tiên chờ đợi lãnh đạo Kim Jong-un trong khuôn viên khách sạn. Ảnh: Reuters.
Sau khi đưa người phụ nữ vào phòng riêng kiểm tra, nhân viên khách sạn đảm bảo với người cán bộ Triều Tiên rằng bà không có ảnh chụp Kim Jong-un.
"Ôi, chờ đợi điều gì cơ chứ? Đó mới là Triều Tiên", một khách Tây nói, nhún vai. Nicola Harding, người đến từ Anh, cho rằng thái độ của giới chức Triều Tiên "thật kỳ quặc".
Vài phóng viên Triều Tiên tháp tùng Kim Jong-un tới Singapore chuyến này cũng từng đưa tin ở hội nghị Hàn - Triều tại Khu phi quân sự liên Triều hồi tháng 4. Nhận ra phóng viên Reuters, anh này tiến lại chào: "Rất vui được gặp lại anh".
Hồng Hạnh
Theo vnexpress.net
Người chồng Singapore lấy tiền bỉm sữa của con đi ngoại tình Người vợ phát hiện bố của con mình không những lấy tiền thai sản mua vui bên ngoài, mà còn lừa đảo nhiều người khác. Các báo ở Singapore đồng loạt đưa tin về một người đàn ông lừa đảo. Theo tờ Theasianparent, người đàn ông này tên Xu Chuanhui đang bị cáo buộc chiếm đoạt số tiền 229.000 đô la (hơn 5...