Singapore kêu gọi Malaysia rút tàu thuyền khỏi vùng biển tranh chấp
Theo Kyodo, Bộ Ngoại giao Singapore ngày 10/2 cho rằng Malaysia nên rút tàu thuyền của nước này khỏi các vùng biển tranh chấp vì chúng gây nguy hiểm cho an toàn hàng hải tại cảng biển của Đảo quốc Sư tử.
Tàu của Malaysia (trái) và tàu Cảnh sát biển Singapore tại vùng lãnh hải Singapore ngoài khơi Tuas ngày 6/12/2018. (Nguồn: straitstimes.com)
Cảnh báo trên được đưa ra sau khi một tàu của Chính phủ Malaysia từng dính vào vụ tranh cãi biên giới trên biển, đã va chạm với tàu chở hàng của Hy Lạp một ngày trước.
Bộ trên cho biết vụ việc đã xảy ra ở “một khu vực nằm bên ngoài tuyên bố chủ quyền của Malaysia năm 1979, vốn Singapore chưa bao giờ công nhận. Sự hiện diện dai dẳng của các tàu thuộc chính quyền Malaysia rõ ràng tạo ra mối đe dọa cho an toàn hàng hải trong khu vực này.”
Video đang HOT
Bộ này nhấn mạnh, Kuala Lumpur cũng sẽ phải chịu trách nhiệm “cho bất kỳ tình huống không hay nào phát sinh tại thực địa xuất phát từ hoạt động triển khai liên tục những tàu thuyền của họ trong khu vực này.”
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Malaysia ngày 9/2 tuyên bố vụ việc đã xảy ra trong lãnh hải nước này cũng như khẳng định không có báo cáo thương vong hay tràn dầu từ vụ va chạm, song Bộ Hàng hải Malaysia đã bắt giữ tàu và thủy thủ đoàn tàu Hy Lạp để điều tra sơ bộ./.
Theo Vietnam
Malaysia hủy dự án đường sắt 20 tỉ USD do Trung Quốc xây dựng
Bộ trưởng Kinh tế của Malaysia ngày 26.1 cho hay nước này sẽ hủy dự án đường sắt East Coast Rail Link (ECRL) trị giá 20 tỉ USD do nhà thầu China Communications Construction Co Ltd (CCCC) của Trung Quốc đảm nhiệm xây dựng.
Một biển quảng cáo tuyến đường sắt ECRL tại Malaysia - Ảnh: Internet
Theo Bộ trưởng Mohamed Azmin Ali, lý do nước ông hủy dự án do Trung Quốc thực hiện vì chi phí quá lớn. Ông Azmin Ali cũng nói thêm là Malaysia hoan nghênh Trung Quốc đầu tư cơ sở hạ tầng ở nước này nhưng sẽ xem xét cụ thể từng dự án một.
"Tôi đã ra quyết định này vì chi phí xây dựng ECRL quá lớn và chúng tôi không có khả năng tài chính cho dự án này", ông Azmin Ali nói.
Hiện chính phủ Malaysia vẫn chưa xác định được số tiền mà họ sẽ phải trả cho CCCC để bồi thường việc hủy dự án, ông Azmin Ali cho biết thêm.
Theo Reuters, dự án đường sắt này sẽ khiến Malaysia rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất. Chỉ tính riêng tiền lãi thì mỗi năm nước này sẽ phải trả tới nửa tỉ ringgit (120 triệu USD) cho dự án.
"Chúng tôi không thể chịu được điều này, vì vậy dự án cần phải được chấm dứt nhưng không gây ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp của chúng tôi với Trung Quốc", ông Azmin Ali cho biết thêm.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hồi tháng 8 năm ngoái đã nói rằng nước ông sẽ hủy bỏ việc xây dựng tuyến đường sắt ECRL, nhưng khi đó chính phủ Malaysia vẫn khẳng định họ đang đàm phán lại về tương lai của dự án với CCCC.
Ông Mahathir Mohamad cũng từng tuyên bố hủy bỏ một dự án khác do Trung Quốc hậu thuẫn, là đường ống dẫn khí đốt tự nhiên ở bang Sabah, miền Đông Malaysia.
CCCC hiện không trả lời bình luận của truyền thông về thông tin dự án đường sắt ở Malaysia đã bị hủy.
Thiên Hà (theo Reuters)
Theo motthegioi
Chính phủ Malaysia tham vọng khôi phục vị thế "Con hổ châu Á" Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 2/11, Chính phủ Malaysia đã đệ trình bản ngân sách năm 2019 lên quốc hội nước này, bản ngân sách được cho là sẽ giúp khôi phục vị thế "Con hổ châu Á" của Malaysia. Một góc Kuala Lumpur. (Nguồn: thecrazytourist.com) Bản ngân sách trị giá 314,5 tỷ ringgit (75,5 tỷ USD) với chủ đề...