Singapore giàu có là vậy, vì sao nhiều người bi quan về tương lai?
Hơn một nửa số người Singapore được hỏi tin rằng tài chính của họ không mấy khả quan trong một thập kỷ tới, trong khi các chuyên gia nói giai đoạn phát triển thần kỳ của Singapore có thể đã qua.
Singapore là nơi có chi phí sinh hoạt đắt đỏ.
Theo SCMP, Singapore là quốc gia có các tòa nhà chọc trời thống trị cảnh quan thành phố. Các công ty công nghệ hàng đầu ở Mỹ đều đặt văn phòng, cửa hàng ở nơi giàu có nhất tại Singapore.
Nhưng người dân Singapore đang có lý do để cảm thấy lo ngại, theo một cuộc khảo sát có 4.015 người ở độ tuổi 18 trở lên tham gia, diễn ra từ tháng 8.2018-1.2019 bởi một tổ chức nghiên cứu do chính phủ tài trợ.
Trả lời câu hỏi của Viện nghiên cứu chính sách tại Đại học Quốc gia Singapore về tình hình tài chính của mình trong một thập kỷ tới, hơn một nửa nói rằng số tiền họ nhận được sẽ không có sự khác biệt đáng kể và 1/10 lo ngại rằng tài sản của họ sẽ suy giảm.
Sự bi quan này vẫn tồn tại ở các cấp giáo dục. Chỉ có 44% số người có bằng cấp hi vọng có thể kiếm được nhiều tiền hơn trong 10 năm. Con số này giảm còn 40,6% với những người Singapore được đào tạo nghề. Với những người lao động phố thông, chỉ 23,8% tin rằng họ sẽ kiếm được nhiều hơn trong tương lai.
Nghiên cứu được công bố cuối tháng trước. 4 trong số 5 người Singapore nói trên SCMP rằng họ bi quan vì mức lương không đáp ứng được chi phí, có cảm giác không khả quan mấy về tiền lương.
Video đang HOT
Alroy Ho, 32 tuổi, không học hết trung học. Anh làm nghề giao hàng bằng xe máy điện, kiếm được 2.000-3.000 SGD mỗi tháng, tùy vào số đơn hàng giao được. Chính quyền Singapore mới đây đã cấm xe điện đi vào đường dành cho người đi bộ. Ho chỉ có lựa chọn đi xe đạp hoặc học lấy bằng xe máy. Điều này càng khiến ngân sách hàng tháng giảm đi trong khi Ho phải nuôi vợ và con nhỏ 5 tuổi. Gia đình có kế hoạch mua căn hộ 3 phòng vào năm tới.
“Tôi không biết chuyện gì xảy ra trong 10 năm tới. Chỉ 2 năm tới thôi, tôi đã không biết phải sống ra sao”, Ho nói. “Singapore giàu có nhưng không phải ai cũng theo kịp được”.
Người trẻ ở Singapore ngày nay không còn nhận được ưu đãi lớn như thế hệ cha mẹ.
Beatrice B, 24 tuổi, là một người có bằng cấp. Cô làm việc cho một tạp chí, kiếm được dưới 3.000 SGD/tháng, phải trả 28.700 SGD tiền học thời sinh viên. Cô cố gắng suy nghĩ tích cực, nhưng chi phí sống đắt đỏ khiến cô lo lắng.
Beatrice vẫn sống cùng cha mẹ trong căn hộ 4 phòng. Cô luôn ước mình được trả lương nhiều hơn vì phải làm quá nhiều việc.
Khi được hỏi về việc vì sao ngày càng có nhiều người Singapore lo lắng về tương lai, học giả Irene Ng đến từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS), nói đây là điều tất yếu của một nền kinh tế đã trưởng thành.
“Giai đoạn phát triển thần kỳ đã qua, các chính sách phổ biến rộng rãi về nhà ở và giáo dục trong quá khứ đã nhường chỗ cho sự phân chia tầng lớp lớn hơn”, Irene nói.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hồi tháng 10 từng thừa nhận rằng đà phát triển đã giảm đáng kể. Đối với những người Singapore có tuổi, họ đã trải qua một giai đoạn phát triển thần kỳ.
Cha của Tan Teng Nging là một người như vậy. Người đàn ông này bước ra từ một ngôi làng vào những năm 1970 với hai bàn tay trắng. Được trợ cấp đi học đại học, chuyển đến sống ở căn hộ có 5 phòng, mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng.
“Đến thời tôi, tôi không biết làm sao để có thể làm được như cha mẹ”, Tan, 43 tuổi, nói.
Nhà xã hội học Tan Ern Ser nói những năm 1970-1980 là giai đoạn nhiều người Singapore được nâng lên tầng lớp trung lưu. Đến nay, mọi chuyện đã khác.
“Không ngạc nhiên khi mọi người lo lắng về tương lai dù họ không khó khăn như trong quá khứ. Đó là vấn đề mà chính phủ cần giải quyết”, Tan Ern Ser nói.
“Những người thành công cố gắng giúp đỡ con cái họ, những người không có may mắn như vậy càng cảm thấy cuộc sống khó khăn hơn”, Bộ trưởng Singapore Tharman Shanmugaratnam nói hồi năm ngoái.
Chính phủ Singapore coi việc giải quyết sự mất cân bằng xã hội là ưu tiên hàng đầu, nhưng chưa có phương án hiệu quả. “Sự dịch chuyển xã hội giống như một thang cuốn. Khi nó dừng lại, vấn đề bất công và mất cân bằng xã hội càng trở nên rõ ràng hơn”, Tharman nói.
Theo danviet.vn
Hội nghị ASEAN xoay quanh căng thẳng Biển Đông và hiệp định RCEP
Việc sớm ký kết hiệp định thương mại khu vực cũng như tình hình căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua là chủ đề chính các cuộc thảo luận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 35.
Theo AP, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 với sự tham gia của lãnh đạo các nước ASEAN và các đối tác quan trọng tại châu Á - Thái Bình Dương khai mạc hôm 2/11 tại Bangkok, Thái Lan mà không có sự tham gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong ngày 3/11, lãnh các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ và Trung Quốc thảo luận về một thỏa thuận thương mại khu vực và giải quyết tranh chấp trên biển. Thủ tướng nước chủ nhà Prayuth Chan-ocha kêu gọi các nước sớm đạt được đồng thuận và ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vực (RCEP) vào đầu năm 2020.
Lãnh đạo các nước ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao lần thứ 35 ở Thái Lan. Ảnh: AP.
"Chúng tôi cam kết ký thỏa thuận RCEP tại Việt Nam vào năm 2020", bản dự thảo tuyên bố lãnh đạo Hội nghị Cấp cao ASEAN 2020 có đoạn, theo AP.
Bên cạnh RCEP, đại diện các quốc gia cũng thảo luận về những diễn biến căng thẳng thời gian qua trên Biển Đông. Là nước có những động thái gây phức tạp tình hình, xâm phạm chủ quyền các quốc gia khác trên Biển Đông thời gian qua, nhưng Trung Quốc lại tiếp tục tuyên bố "ủng hộ ổn định ở khu vực" và hoan nghênh bước tiến trong đàm phán COC.
Mặc dù vậy, hai nhà ngoại giao ASEAN nói với AP về nghi ngại của các quốc gia ASEAN trước các động thái hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông ngăn cản tiến triển các cuộc đàm phán về COC.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục không tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN làm dấy lên lo ngại Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng ảnh hưởng đối với các quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị tại khu vực.
Năm 2018, ông Trump đã cử Phó tổng thống Mike Pence tham dự Hội nghị tổ chức ở Singapore. Năm nay, đại diện Mỹ tham dự Hội nghị là trợ lý an ninh quốc gia Robert O'Brien, trong bối cảnh ông Trump và cấp phó bận rộn với chiến dịch vận động trong nước, trước thềm bầu cử 2020.
Theo Zing.vn
Sinh viên trường tư Singapore bị coi thường, mức lương rẻ mạt Theo thống kê, hơn 50% sinh viên trường tư tại Singapore thất nghiệp sau 6 tháng ra trường. Đây là vấn đề ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và tương lai của giới trẻ nước này. Zing.vn trích dịch bài viết của Today Online và The Straitstimes về thực trạng sinh viên các trường tư nhân tại Singapore bị phân biệt đối xử,...