Singapore ghi nhận ca nCoV mới thấp kỷ lục
Singapore báo cáo 61 ca nCoV mới, mức thấp nhất từ ngày 2/4, nâng tổng ca nhiễm tại nước này lên 55.353, là vùng dịch lớn thứ ba Đông Nam Á.
Bộ Y tế Singapore cho biết các ca nhiễm mới gồm hai ca cộng đồng, hai ca nhập ngoại và 61 ca là lao động nhập cư trong ký túc xá. Hai trường hợp cộng đồng là người đàn ông 30 tuổi và bé gái một tuổi, trong khi hai ca ngoại nhập trở về từ Ấn Độ.
Đây là số ca nhiễm hàng ngày thấp nhất kể từ 2/4, khi Singapore báo cáo 49 ca nhiễm mới. Bộ Y tế cho biết nhìn chung ca cộng đồng vẫn ổn định ở mức trung bình hai ca mỗi ngày trong hai tuần qua.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ những con số này, cũng như các trường hợp được phát hiện thông qua chương trình giám sát của chúng tôi”, Bộ cho biết.
Video đang HOT
Nhân viên y tế Singapore lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại một ký túc xá dành cho lao động nhập cư đầu tuần này. Ảnh: CNA.
Nhóm chuyên trách liên ngành của Singapore đã hoàn thành xét nghiệm toàn bộ công nhân trong các ký túc xá, với khoảng 22.500 công nhân vẫn trong thời gian cách ly. Phần lớn các ca nhiễm ở Singapore là lao động nước ngoài trong các ký túc xá.
“Những công nhân này sẽ được xét nghiệm khi kết thúc thời gian cách ly. Chúng tôi cho rằng ca nhiễm vẫn cao trong những ngày tới, nhưng giảm dần sau đó”, Bộ Y tế cho hay.
Hiện 37 ký túc xá cho lao động nước ngoài không còn ghi nhận ca nhiễm nCoV, chỉ còn những người đang hồi phục và những người gần đây xét nghiệm âm tính. Giới chức đang giám sát các ký túc xá để kiểm soát nguy cơ tái bùng phát dịch.
Thêm 519 bệnh nhân Covid-19 ở Singapore được xuất viện hoặc rời cơ sở cách ly, nâng số người bình phục lên 50.128. Hiện 104 trường hợp vẫn nằm viện, song trong tình trạng ổn định hoặc cải thiện và không có trường hợp nào trong phòng chăm sóc tích cực. Singapore ghi nhận 27 ca tử vong vì các biến chứng do Covid-19.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 20,5 triệu người nhiễm và gần 746.000 người tử vong. Singapore từng là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á nhưng Philippines hiện là vùng dịch lớn nhất khu vực với gần 140.000 ca nhiễm và hơn 2.300 ca tử vong.
Ca nhiễm nCoV ở Singapore vượt 9.000
Singapore ghi nhận thêm hơn 1.000 ca nhiễm nCoV trong ngày, nâng số ca nhiễm lên hơn 9.000 và tiếp tục là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á.
Bộ Y tế Singapore hôm nay báo cáo thêm 1.111 ca nhiễm nCoV, nhưng chỉ 20 ca là công dân Singapore và thường trú nhân, còn lại là lao động nước ngoài trong các ký túc xá, và không ghi nhận thêm ca tử vong nào. Số liệu mới đưa ca nhiễm tại Singapore lên 9.125, trong đó 11 người đã tử vong.
Đây là ngày thứ hai liên tiếp Singapore ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm mới trong 24 giờ. Bộ Y tế cho biết đang xem xét chi tiết các ca nhiễm và sẽ cung cấp thêm thông tin sau.
Singapore hôm qua công bố số ca nhiễm mới tăng đột biến với 1.426 trường hợp, trong đó có 1.369 lao động nước ngoài trong các ký túc xá. Sự xuất hiện liên tục các cụm dịch liên quan đến ký túc xá cùng xét nghiệm tích cực của giới chức cho lao động nước ngoài đưa số ca nhiễm ở Singapore tăng đáng kể. Tính đến ngày 6/4, Singapore mới có 1.375 ca nhiễm. Con số này tăng lên 2.918 hôm 13/4 và vượt 8.000 chỉ một tuần sau đó.
Một phòng cách ly Covid-19 dành cho lao động nhập cư tại Westlite Toh Guan, Singapore hôm 7/4. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, Bộ Y tế Singapore cũng nhấn mạnh số ca lây nhiễm cộng đồng đã giảm, từ trung bình 39 ca xuống 29 ca trong tuần trước.
Quốc đảo 5,6 triệu dân này là một trong những nước có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất châu Á xét trên tỷ lệ dân số. Phó giáo sư Alex Cook, phó khoa nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, ước tính ít nhất 10.000 - 20.000 lao động nước ngoài nhiễm nCoV vào cuối tháng 4.
Vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á đã ban hành nhiều biện pháp để ngăn nCoV lây lan như đóng cửa trường học và các doanh nghiệp không thiết yếu tới 4/5. Người dân phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà hoặc tới công sở, những người vi phạm sẽ bị phạt 300 SGD (khoảng 210 USD) lần đầu, 1.000 SGD (700 USD) lần hai và có nguy cơ bị truy tố nếu tái phạm nhiều lần. Người nước ngoài vi phạm các quy tắc phòng chống dịch có thể bị đuổi việc hoặc hủy tình trạng thường trú nhân.
'Làn sóng thứ hai' Covid-19 chực chờ sau dỡ phong tỏa Trong khi các quốc gia lên kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế, lãnh đạo một số nước lo ngại về làn sóng bệnh dịch thứ hai. Lịch sử cho thấy dịch cúm năm 1918, khiến 50 triệu người chết, là ví dụ điển hình dịch bệnh tấn công theo từng đợt nối tiếp nhau, đợt sau nghiêm trọng hơn đợt...